Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta nên hối tiếc về những sai lầm và học hỏi từ đó, nhưng đừng bao giờ mang theo chúng vào tương lai. (We should regret our mistakes and learn from them, but never carry them forward into the future with us. )Lucy Maud Montgomery
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tiền khiên »»
(牒): nguyên lai xưa kia, Điệp là tên gọi của một loại văn thư của quan phủ, hay nói đúng hơn là bức văn chuyển giao của cấp trên, là cái Trát hay tờ trình. Người xưa thường viết trên thẻ tre hay miếng gỗ; từ niên hiệu Nguyên Phong (元豐, 1078-1085) nhà Bắc Tống trở đi, các văn từ tố tụng được gọi là Trạng; chỉ có các công văn chuyển giao của quan phủ mới gọi là Điệp. Trong Công Văn Đàn Tràng, Điệp là một loại văn thư không kém phần quan trọng dâng lên chư Thần linh, hay là văn thư chuyển giao giữa Thần với Thần. Trong nghi lễ Phật Giáo Việt Nam, có khá nhiều loại Điệp được dùng đến như Điệp Cúng Cầu Siêu, Điệp Cúng Cô Hồn, Điệp Cấp Phóng Sanh, Điệp Cấp Tụng Thủy Sám, Điệp Thăng Kiều Giải Oan Bạt Độ, Điệp Thượng Phan, Điệp Cúng Tam Thế Tiền khiên, Điệp Vu Lan, Điệp Cúng Trai Tuần, Điệp Cúng Bà Cô, Điệp Cúng Vớt Chết Nước, v.v.
(三聚): có 4 nghĩa chính. (1) Còn gọi là Tam Định Tụ (三定聚); tức là (a) Chánh Định Tụ (正定聚), (b) Tà Định Tụ (邪定聚), (c) Bất Định Tụ (不定聚). Đại Trí Độ Luận (大智度論, Taishō Vol. 25, No. 1509) quyển 84 dạy rằng cái có thể phá được điên đảo là Chánh Định, cái không phá được điên đảo thì gọi là Tà Định; có được nhân duyên thì có thể phá được, không có nhân duyên thì không phá được, gọi là bất định. Lại theo thuyết của Thích Ma Ha Diễn Luận (釋摩訶衍論, Taishō Vol. 32, No. 1668) quyển 1 cho biết rằng 10 vị Thánh là Chánh Định Tụ, 3 vị Hiền là Bất Định Tụ, phàm phu là Tà Định Tụ. (2) Lấy ngã (我) và pháp (法) phân làm 3 loại lớn; gồm: (a) Lấy nhân duyên lìa hợp mà nói, phàm cái có đủ tánh chất của sanh diệt thì gọi là Hữu Vi Tụ (有爲聚); (b) Phàm cái không có đủ tánh chất của sanh diệt thì gọi là Vô Vi Tụ (無爲聚); (c) Quy nạp cả hai tụ này không theo nguyên tắc nào, gọi là Phi Nhị Tụ (非二聚). (3) Tất cả các pháp Hữu Vi được phân làm 3 loại: (a) Sắc Pháp (色法), chỉ cho Bốn Đại đất, nước, lửa, gió cấu thành nên vật chất; (b) Tâm Pháp (心法), tức các loại tác dụng tinh thần; (c) Không Sắc Không Tâm, đã không phải sắc pháp cũng chẳng phải tâm pháp, như trong 75 pháp do Pháp Tướng Tông lập ra, 14 pháp Bất Tương Ưng Hành (不相應行) đều thuộc về pháp của Không Sắc Không Tâm. (4) Từ gọi tắt của Tam Tụ Tịnh Giới (s: tri-vidhāni śīlāni, 三聚淨戒); chỉ cho giới pháp của Đại Thừa Bồ Tát; còn gọi là Bồ Tát Tam Tụ Giới (菩薩三聚戒), Tam Tụ Thanh Tịnh Giới (三聚清淨戒), Tam Tụ Viên Giới (三聚圓戒), Tam Tụ Giới (三聚戒). Tụ (聚) ở đây nghĩa là chủng loại. Vì ba loại giới pháp này vô cấu nhiễm, trong sạch, nhiếp hết các giới của Đại Thừa, viên dung vô ngại, nên gọi là Tam Tụ Tịnh Giới, Tam Tụ Viên Giới. Ba loại giới ấy gồm: (a) Nhiếp Luật Nghi Giới (s: saṃvara-śīla, 攝律儀戒), còn gọi là Tự Tánh Giới (自性戒), Nhất Thiết Bồ Tát Giới (一切菩薩戒), xả đoạn hết thảy các điều ác, nhiếp trọn các pháp môn dừng ác của luật nghi; là giới của 7 chúng thọ trì, tùy theo sự khác nhau về tại gia, xuất gia mà phân biệt thành 5 giới, 8 giới, 10 giới, cụ túc giới; cũng có thể tổng quy thành 3 loại là Biệt Giải Thoát Giới (別解脫戒), Định Cọng Giới (定共戒), Đạo Cọng Giới (道共戒). Hơn nữa, giới này là nhân của Pháp Thân, vì Pháp Thân vốn tự thanh tịnh; do đối với điều ác thì che giấu, nên không được lộ ra, nay lìa đoạn các điều ác, thì công thành đức hiện rõ. (2) Nhiếp Thiện Pháp Giới (s: kuśala-dharma-saṃgrāhaka-śīla, 攝善法戒), còn gọi là Thọ Thiện Pháp Giới (受善法戒), Nhiếp Trì Nhất Thiết Bồ Đề Đạo Giới (攝持一切菩提道戒), nghĩa là tu tập tất cả các pháp lành. Đây là pháp môn tu thiện, thuộc về giới luật nghi do vị Bồ Tát tu tập, lấy việc thiện của thân, miệng, ý để hối hướng vô thượng Bồ Đề, như thường siêng năng tinh tấn, cúng dường Tam Bảo, tâm không phóng dật, giữ gìn nhiếp hộ cửa các căn và thực hành Lục Độ Ba La Mật, v.v.; nếu phạm tội thì như pháp sám hối để nuôi dưỡng các pháp lành. Đây chính là nhân của Báo Thân, nhờ dừng điều ác và tu tập việc thiện, nên tạo duyên thành Báo Phật (報佛). (3) Nhiếp Chúng Sanh Giới (s: sattvārtha-kriyā-śīla, 攝眾生戒), còn gọi là Nhiêu Ích Hữu Tình Giới (饒益有情戒), Tác Chúng Sanh Ích Giới (作眾生益戒); nghĩa là lấy tâm từ bi để nhiếp thọ lợi ích chúng sanh; đây là pháp môn làm lợi lạc cho chúng sanh. Bồ Tát Địa Trì Kinh (菩薩地持經, Taishō Vol. 30, No. 1581) quyển 4 nêu ra 11 loại làm lợi lạc, gồm: (1) Các việc làm lợi ích do chúng sanh làm đều cùng làm bạn; (2) Các nỗi khổ do bệnh hoạn của chúng sanh chưa sinh khởi cũng như đã sinh khởi, và người khan bệnh, cùng làm bạn; (3) Vì chúng sanh nói các pháp thế gian, xuất thế gian, hay dùng phương tiện khiến cho họ có được trí tuệ; (4) Biết ơn và báo ơn; (5) Các loại sợ hãi của chúng sanh, thảy đều cứu giúp; (6) Thấy có chúng sanh bần cùng, khốn khổ, bèn cung cấp cho họ những thứ họ cần; (7) Đức hạnh đầy đủ, thọ trì nương tựa, như pháp mà dạy nuôi chúng; (8) Trước dùng lời an ủi, tùy thời mà đến thăm, ban cho thức ăn uống, nói những lời tốt lành của thế gian; (9) Đối với người có thật đức, thì ca tụng, vui mừng; (10) Đối với người tạo điều sai lầm, không tốt, lấy từ tâm mà trách la, phạt xử nghiêm minh, khiến họ hối lỗi, sửa đổi; (11) Lấy oai lực thần thông, thị hiện đường ác, khiến cho chúng sanh kia sợ hãi, xa lìa điều ác, vâng tu theo Phật pháp, hoan hỷ tin mừng, sanh tâm hy hữu. Ba Tu Tịnh Giới này là giới thông cả tăng lẫn tục của Đại Thừa. Tăng sĩ Đại Thừa ban đầu thọ Nhiếp Luật Nghi Giới, tức thọ 250 giới, đây gọi là biệt thọ (別受); sau lại thọ chung Ba Tu Tịnh Giới này, gọi là thông thọ (通受). Như trong Đạt Ma Đại Sư Phá Tướng Luận (達磨大師破相論, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1220) có đoạn: “Cầu giải thoát giả, năng chuyển Tam Độc, vi Tam Tụ Tịnh Giới, chuyển Lục Tặc vi Lục Ba La Mật, tự nhiên vĩnh ly nhất thiết chư khổ (求解脫者、能轉三毒、爲三聚淨戒、轉六賊為六波羅蜜、自然永離一切諸苦, người cầu giải thoát, có thể chuyển Ba Độc thành Ba Tụ Tịnh Giới, chuyển Sáu Tặc thành Sáu Ba La Mật, tự nhiên mãi lìa hết thảy các khổ).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập