Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tiểu Tham »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tiểu Tham








KẾT QUẢ TRA TỪ


Tiểu Tham:

(小參, shōsan): còn gọi là Gia Huấn (家訓) hay Gia Giáo (家敎), nghĩa là tại Phương Trượng, người đệ tử thọ pháp từ vị Trú Trì. Tiểu Tham đối với Đại Tham (大參, daisan), vốn thọ pháp nơi Pháp Đường. Chính vì nói về những lời dạy trong nhà, nên pháp này được tiến hành rất tinh tế, nhỏ nhặt, từ pháp thoại, Tông yếu cho đến những sinh hoạt hằng ngày. Khi cả đại chúng cùng đến tham vấn thì được gọi là Quảng Tham (廣參); còn đứng nghe thuyết pháp là Lập Tham (立參). Như trong Thiền Môn Quy Thức (禪門規式) có dạy rằng: “Kỳ hạp viện đại chúng, triêu tham tịch tụ (其闔院大眾、朝參夕聚, toàn thể đại chúng trong chùa, cùng nhau sáng chiều tập trung tham vấn)”; dưới thời nhà Đường (唐, 618-907) thì tùy thời mà tiến hành nghi thức này; nhưng đến thời nhà Tống (宋, 960-1279) thì được gọi là Vãn Tham (晩參), và theo Thiền Uyển Thanh Quy (禪苑清規) thì nó được tiến hành mang tính định kỳ vào tối ngày mồng 3 và 8 mỗi tháng. Theo Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (勅修百丈清規), tùy theo chúng ít hay nhiều mà pháp Tiểu Tham được tiến hành tại Pháp Đường. Trường hợp đến tham vấn vào sáng sớm thì được gọi là Tảo Tham (早參), Triêu Tham (朝參). Hiện tại trong Tào Động Tông, mỗi tháng vào ngày mồng 1 và 15, người ta tiến hành pháp này ở Pháp Đường. Như trong Ứng Am Đàm Hoa Thiền Sư Ngữ Lục (應菴曇華禪師語錄, CBETA No. 1359) quyển 4 có đoạn: “Tăng vấn: 'bất điểm đăng, Đức Sơn Tiểu Tham bất đáp thoại, vị thẩm ý chỉ như hà' (僧問、藥山小參不點燈、德山小參不答話、未審意旨如何, có vị tăng hỏi rằng: 'Dược Sơn Tiểu Tham không thắp đèn, Đức Sơn Tiểu Tham chẳng đáp lời, chưa rõ ý chỉ như thế nào ?').” Hay như trong Ngũ Đăng Toàn Thư (五燈全書, CBETA No. 1571), quyển 101, phần Tùy Châu Phổ Chiếu Chúc Phong Thiện Thiền Sư (隨州普照祝峰善禪師) cũng có đoạn: “Trừ Tịch Tiểu Tham, kim triêu Phật pháp bất tương đồng, niên nguyệt tuế thiên vật vật cùng, duy hữu nạp tăng phân thượng sự, minh thần y cựu chúc Nghiêu phong (除夕小參、今朝佛法不相同、年月歲遷物物窮、惟有衲僧分上事、明晨依舊祝堯風, vào đêm Trừ Tịch, Thiền Sư hành pháp Tiểu Tham, bảo rằng sáng nay Phật pháp chẳng tương đồng, năm tháng đất trời vạn vật cùng, chỉ có lão tăng biết rõ thảy, mai này như cũ chúc bình yên).”


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...