Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tích Trượng »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tích Trượng








KẾT QUẢ TRA TỪ


Tích Trượng:

(s: khakkhara, khakharaka, 錫杖): âm dịch là Khích Khí La (隙棄羅), Khế Khí La (喫棄羅), Ngật Cát La (吃吉羅), Ngật Khí La (吃棄羅); còn gọi là Thanh Trượng (聲杖), Thiền Trượng (禪杖), Minh Trượng (鳴杖), Trí Trượng (智杖), Đức Trượng (德杖), Kim Tích (金錫); gọi tắt là Trượng (杖); là một trong 18 vật thường dùng của vị Tỳ Kheo, là vật dụng thường mang đi trên đường. Nguyên lai, Tích Trượng được dùng để xua đuổi rắn độc, côn trùng, v.v. Hoặc khi đi khất thực, vị Tỳ Kheo chấn rung cây Tích Trượng, làm cho ở xa cũng nghe biết; và đời sau nó trở thành một trong những pháp khí. Trong quyển Hạ của Đại Tỳ Kheo Tam Thiên Uy Nghi (大比丘三千威儀, Taishō Vol. 24, No. 1470), có giải thích rõ nguyên do cầm Tích Trượng như thế nào: “Nhất giả vi địa trùng cố, nhị giả vi niên lão cố, tam giả vi phần vệ cố (一者爲地虫故、二者爲年老故、三者爲分衛故, thứ nhất vì côn trùng dưới đất, thứ hai vì tuổi già, thứ ba vì để bảo vệ).” Tích Trượng được sử dụng không những chỉ để xua đuổi côn trùng độc hại, mà còn để báo cho biết khi đi khất thực, hay làm vật chống đỡ cho người lớn tuổi, già yếu. Trong quyển Hạ của Đại Tỳ Kheo Tam Thiên Uy Nghi còn nêu rất rõ 25 điều cần phải biết đối vị Tỳ Kheo cầm Tích Trượng như “xuất nhập kiến Phật tượng, bất đắc sử đầu hữu thanh (出入見佛像、不得使頭有聲, khi ra vào thấy tượng Phật thì không được làm cho đầu trượng phát ra tiếng vang)”, “bất đắc trì trượng nhập chúng (不得持杖入眾, không được mang trượng vào trong chúng)”, “tam sư dĩ trì trượng xuất, bất đắc phục trì trượng tùy xuất (三師已持杖出、不得復持杖隨出, khi ba thầy đã mang trượng đi ra rồi, không được lại cầm trượng đi theo ra)”, v.v. Cho nên, việc sử dụng Tích Trượng được chế định rất nghiêm cẩn, chứ không được lạm dụng. Trên đầu Tích Trượng có những vòng tròn lớn nhỏ bằng thiếc, khi lắc phát ra tiếng kêu leng keng, nên có tên gọi là Thanh Trượng (聲杖, gậy phát ra âm thanh). Nó được dùng đi khắp các nơi, nên được gọi là Phi Tích (飛錫), Tuần Tích (巡錫); nếu dừng một nơi mà trụ thì gọi là Lưu Tích (留錫). Trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄, Taishō Vol. 51, No. 2076) quyển 8, có ghi lại câu chuyện của Thiền Sư Ẩn Phong (隱峰) ở Ngũ Đài Sơn (五臺山). Trong khoảng niên hiệu Nguyên Hòa (元和, 806-820) nhà Đường, trên đường lên Ngũ Đài Sơn, lúc đi ngang qua Hoài Tây (淮西), Thiền Sư gặp quan quân triều đình và giặc cướp đang giao tranh lẫn nhau, bất phân thắng bại; để hóa giải họa hoạn này, Thiền Sư bèn ném cây trượng lên không trung, phi thân bay qua. Khi ấy tướng sĩ của hai bên ngước lên nhìn mà khiếp hãi tưởng như trong giấc mơ, không còn tâm trí đánh nhau nữa. Câu chuyện này trở thành nổi tiếng trong Thiền lâm với thuật ngữ phi tích cao tăng (飛錫高僧, vị tăng đức độ cỡi trên Tích Trượng mà bay đi, hay vị tăng đi du hành đó đây). Trong Thiên Thai Tông và Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, khi có pháp hội, người ta thường dùng loại Tích Trượng ngắn, vừa chấn rung vừa tụng thần chú. Về nguồn gốc của Tích Trượng, Căn Bổn Nhất Thuyết Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại Da Tạp Sự (根本說一切有部毘奈耶雜事, Taishō Vol. 24, No. 1451) quyển 34 có giải thích rằng nhân sự việc vị Tỳ Kheo đến nhà người khất thực, gặp vài trở ngại như lên tiếng báo cho biết, hay gõ cửa, v.v., đều bị quở trách; nên Phật chế dùng Tích Trượng như “trượng đầu an hoàn, viên như trản khẩu, an tiểu hoàn tử, dao động tác thanh nhi vi cảnh giác (杖頭安鐶、圓如盞口、安小鐶子、搖動作聲而爲警覺, gắn vòng tròn trên đầu trượng, tròn như miệng chén, gắn vòng nhỏ, rung động tạo thành tiếng để báo cho biết).” Trong Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (敕修百丈清規, Taishō Vol. 48, No. 2025) quyển 5, phần Tích Trượng cho biết rằng: “Phật cáo Tỳ Kheo, ưng thọ trì Tích Trượng, quá khứ vị lai hiện tại chư Phật giai chấp cố; hựu danh Trí Trượng, hựu danh Đức Trượng; chương hiển trí hành công đức bổn cố. Tích giả, khinh dã; y ỷ thị trượng trừ phiền não xuất Tam Giới cố. Tích minh dã, đắc trí minh cố. Tích tỉnh dã, tỉnh ngộ khổ không Tam Giới kết cứu cố. Nhị dịch lục hoàn thị Ca Diếp Phật chế, tứ dịch thập nhị hoàn thị Thích Ca Phật chế (佛告比丘、應受持錫杖、過去未來現在諸佛皆執故、又名智杖、又名德杖、彰顯智行功德本故、錫者、輕也、依倚是杖除煩惱出三界故、錫明也、得智明故、錫醒也、醒悟苦空三界結究故、二股六環是迦葉佛製、四股十二環是釋迦佛製, Phật dạy Tỳ Kheo nên thọ trì Tích Trượng, vì chư Phật trong quá khứ vị lai và hiện tại đều dùng đến; lại có tên là Trí Trượng, lại có tên là Đức Trượng; làm sáng tỏ gốc công đức của Trí và Hành. Tích nghĩa là nhẹ, vì nương tựa vào cây trượng này mà đoạn trừ phiền não, ra khỏi Ba Cõi. Tích nghĩa là sáng, vì đạt được trí tuệ sáng suốt. Tích nghĩa là tỉnh, vì tỉnh ngộ khổ không của Ba Cõi cứu cánh. Trượng có hai đầu sáu vòng là do Phật Ca Diếp chế ra; có bốn đầu 12 vòng là do Phật Thích Ca chế ra).” Trong Phật Thuyết Mục Liên Ngũ Bách Vấn Kinh Lược Giải (佛說目連五百問經略解, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 44, No. 750) quyển Hạ giải thích rằng: “Y bát nãi nhẫn nhục chi pháp khí, Tích Trượng biểu Như Lai chi Pháp Thân (衣缽乃忍辱之法器、錫杖表如來之法身, y bát là pháp khí của nhẫn nhục, Tích Trượng là Pháp Thân của Như Lai).” Hay trong Cao Phong Long Tuyền Viện Nhân Sư Tập Hiền Ngữ Lục (高峰龍泉院因師集賢語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 65, No. 1277) cho biết rằng: “Quải tam sự Như Lai y, hướng nhân gian ứng cúng phước điền, thủ trì Tích Trượng hàng long hổ (掛三事如來衣、向人間應供作福田、手持錫杖降龍虎, mang áo Như Lai ba việc, hướng cuộc đời ruộng phước cúng dường, tay cầm Tích Trượng hàng rồng hổ).” Trong Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu (毗尼日用切要, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 60, No. 1115) do Luật Sư Độc Thể (讀體, 1601-1679), vị cao tăng của Phái Thiên Hoa (千華派) thuộc Luật Tông Trung Quốc soạn, có bài kệ Xuất Tích Trượng (出錫杖, Lấy Tích Trượng) như sau: “Chấp trì Tích Trượng, đương nguyện chúng sanh, thiết đại thí hội, thị như thật đạo. Án na lật thế, na lật thế, na lật tra bát để, na lật đế, na dạ bát nanh, hồng phấn tra (執持錫杖、當願眾生、設大施會、示如實道、唵、那㗚噆、那㗚噆、那栗吒缽底、那㗚帝、娜夜缽儜、吽癸吒, cầm giữ Tích Trượng, nguyện cho chúng sanh, thiết hội đại thí, chỉ đường như thật. Án na lật thế, na lật thế, na lật tra bát để, na lật đế, na dạ bát nanh, hồng phấn tra).”


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Người chết đi về đâu


Chuyện Vãng Sanh - Tập 1


Hát lên lời thương yêu


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...