Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thuyết nhất thiết trí »»
(s: sarva-jñatā, sarva-jña, sarva-jñāna, p: sabba-ñöa, 一切智) [thuật]: âm dịch là Tát Bà Nhã (薩婆若), Tát Bà Nhã Đa (薩婆若多), là một trong 3 loại trí (nhất thiết trí, đạo chủng trí và nhất thiết chủng trí [s: sarvajña-jñāna, sarvajñatā, sarva-jña, 一切種智]), là trí tuệ thông đạt hết thảy trong ngoài, biết hết thảy các pháp. Hữu Bộ cho đây là trí tuệ của Phật, và cũng có thuyết cho rằng trí tuệ này thông cả hai thừa Thanh Văn và Duyên Giác. Nó đối với nhất thiết chủng trí, có hai nghĩa chung và riêng. Nếu theo nghĩa chung, nó được gọi là Phật trí, cùng nghĩa với nhất thiết chủng trí. Nếu theo nghĩa riêng, nhất thiết chủng trí là trí nhìn thấy sự khác nhau của sự tướng. Nhất thiết trí là trí tuệ nhìn hiện tượng giới một cách bình đẳng, có tánh không. Nếu nói về nghĩa chung, trong Phẩm Thí Dụ của Kinh Pháp Hoa (法華經) có đoạn rằng: “Cần tu tinh tấn, cầu nhất thiết trí, Phật trí, tự nhiên trí, vô sư trí (勤修精進、求一切智、佛智、自然智、無師智, siêng tu tinh tấn để cầu được trí tuệ biết hết tất cả, trí tuệ của Phật, , trí tuệ tự nhiên, trí tuệ không cần thầy chỉ dẫn)”. Cùng kinh trên, Phẩm Hóa Thành Dụ có đọan rằng: “Vi Phật nhất thiết trí, phát đại tinh tấn (爲佛一切智、發大精進, vì trí biết hết thảy của Phật mà phát khởi sự tinh tấn lớn)”. Kinh Nhân Vương (仁王經) quyển hạ dạy rằng: “Mãn túc vô lậu giới, thường tịnh giải thoát thân, tịch diệt bất tư nghì, danh vi nhất thiết trí (滿足無漏界、常淨解脫身、寂滅不思議、名爲一切智, cõi đầy đủ vô lậu, thân thường trong sạch giải thoát, vắng lặng không nghĩ bàn, đó gọi là trí tuệ biết hết tất cả)”. Phần cuối quyển 9 của Trung Luận Sớ (中論疏) có đoạn rằng: “Tri nhất thiết pháp, danh nhất thiết trí (知一切法、名一切智, biết hết thảy các pháp được gọi là trí hiểu biết hết tất cả)”. Kế đến, nếu nói về nghĩa riêng, đó là trí tuệ biết được hết thảy lý không bình đẳng. Pháp Hoa Kinh Sớ (法華經疏) 2 của ngài Gia Tường (嘉祥) có giải thích rằng: “Bát Nhã Tam Huệ Phẩm vân: 'Tri nhất thiết pháp nhất tướng, cố danh nhất thiết trí; hựu vân tri chủng chủng tướng cố danh nhất thiết chủng trí (般若三慧品云、知一切法一相、故名一切智、又云知種種相故名一切種智, Phẩm Bát Nhã Tam Huệ dạy rằng: 'Biết tất cả các pháp một tướng nên gọi là nhất thiết trí; biết tất cả các loại tướng nên gọi là nhất thiết chủng trí')”. Cùng quyển trên có giải thích thêm rằng: “Nhất thiết trí giả, vị không trí dã (一切智者、謂空智也, trí biết hết tất cả là trí không)”. Trí Độ Luận (智度論) 27 có đoạn rằng: “Luận nhất thiết chủng trí chi sai biệt, hữu nhân ngôn vô sai biệt, hoặc thời ngôn nhất thiết chủng trí; hữu nhân ngôn tổng tướng thị nhất thiết, biệt tướng thị nhất thiết chủng trí; nhân thị nhất thiết trí, quả thị nhất thiết chủng trí; lược Thuyết nhất thiết trí, quảng thuyết nhất thiết chủng trí; nhất thiết trí tổng phá nhất thiết pháp trung vô minh ám, nhất thiết chủng trí quán chủng chủng pháp môn phá chư vô minh (論一切種智之差別、有人言無差別、或時言一切種智、有人言總相是一切、別相是一切種智、因是一切智、果是一切種智、略說一切智、廣說一切種智、一切智總破一切法中無明闇、一切種智觀種種法門破諸無明, Khi luận về sự khác nhau của nhất thiết chủng trí, có người cho rằng không có khác nhau, hay có khi gọi là nhất thiết chủng trí; có người lại cho rằng tướng chung là hết thảy các trí, tướng riêng là nhất thiết chủng trí, nhân là nhất thiết trí, còn quả là nhất thiết chủng trí; nói riêng là nhất thiết trí, nói rộng ra là nhất thiết chủng trí; nhất thiết trí thì phá tan toàn bộ sự tối tăm, vô minh của tất cả các pháp; còn nhất thiết chủng trí thì quán từng loại pháp môn để phá các vô minh)”. Đại Thừa Nghĩa Chương (大乘義章) 10 cho rằng: “Cử lục chủng chi sai biệt, hựu dĩ danh Thanh Văn, Duyên Giác chi trí (舉六種之差別、又以名聲聞緣覺之智, nêu lên được 6 loại sai biệt, đó gọi là trí của Thanh Văn và Duyên Giác)”. Trí Độ Luận (智度論) 27 giải thích thêm rằng: “Hậu phẩm trung Phật Thuyết nhất thiết trí, thị Thanh Văn, Bích Chi Phật sự, đạo trí thị Bồ Tát sự, nhất thiết chủng trí thị Phật sự, Thanh Văn, Bích Chi Phật câu hữu tổng nhất thiết trí, vô hữu nhất thiết chủng trí (後品中佛說明一切智、是聲聞辟支佛事、道智是菩薩事、一切種智是佛事、聲聞辟支佛倶有總一切智、無有一切種智, trong phẩm sau đức Phật nói về nhất thiết trí là trí của Thanh Văn và Bích Chi Phật, đạo trí là trí của Bồ Tát, nhất thiết chủng trí là trí của Phật, Thanh Văn và Bích Chi Phật đều có chung nhất thiết trí, nhưng không có nhất thiết chủng trí)”.
(一切智光明仙人慈心因緣不食肉經) [kinh]: còn gọi là Phật Thuyết nhất thiết trí Quang Minh Tiên Nhân Từ Tâm Nhân Duyên Bất Thực Nhục Kinh (佛說一切智光明仙人慈心因緣不食肉經), không rõ dịch giả, 1 quyển.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập