Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thụy sắc »»
(金經): kinh điển vàng ngọc. Kinh (s: sūtra, p: sutta, 經), âm dịch là Tu Đa La (修多羅), ý dịch là Khế Kinh (契經), Chánh Kinh (正經), Quán Kinh (貫經); là từ gọi chung cho tất cả Phật pháp, hay chỉ cho một loại trong 9 hoặc 12 phần giáo. Từ này còn dùng để chỉ cho các kinh điển của Đạo Giáo. Như trong bài thơ Thù Điền Dật Nhân Du Nham Kiến Tầm Bất Ngộ (酬田逸人遊岩見尋不遇) của thi nhân Trần Tử Ngang (陳子昂, 661-702) nhà Đường có câu: “Thạch tủy không doanh ác, kim kinh bí bất văn (石髓空盈握、金經祕不聞, nhũ đá rỗng nắm trọn, kinh vàng linh chẳng nghe).” Hay trong Vĩnh Giác Nguyên Hiền Thiền Sư Quảng Lục (永覺元賢禪師廣錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 72, No. 1437) quyển 26, bài thơ Đề Sư Tử Am (題獅子菴), có đoạn: “Sát can cao thụ thạch khê đông, bán yểm tùng vân thúy sắc nồng, nhật ngọ kim kinh phương bãi độc, nhất thanh sư hống bạch vân trung (剎竿高豎石溪東、半掩松雲翠色濃、日午金經方讀罷、一聲獅吼白雲中, đầu sào cao vút khe đá đông, xanh biếc sắc màu che mây tùng, quá trưa kinh vàng vừa đọc hết, tiếng gầm sư tử mây trắng trong).” Hoặc trong Liên Tu Khởi Tín Lục (蓮修起信錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 62, No. 1204) lại có câu: “Quá khứ hiện tại cập vị lai, nhất thiết hữu tình Tam Giới biến, ngã kim thích huyết tả kim kinh, cúng phụng từ vương khất thùy giám, phù đồ thất cấp tánh trung quang, Di Đà nhất cú tâm đầu niệm, đồng sanh Cực Lạc ly khổ luân (過去現在及未來、一切有情三界遍、我今刺血寫金經、供奉慈王乞垂鑒、浮圖七級性中光、彌陀一句心頭念、同生極樂離苦輪, quá khứ hiện tại và tương lai, hết thảy hữu tình Ba Cõi khắp, con nay chích máu viết kinh vàng, dâng cúng đức từ xin chứng giám, bảy tầng tháp báu hiện hào quang, Di Đà mọtt câu trong tâm niệm, cùng sanh Cực Lạc thoát luân hồi).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập