Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thụy lộ »»
(黃水) hay Hoàng Hà (黃河): là dòng sông dài, lớn thứ 2 của Trung Quốc, sau Trường Giang (長江), lớn thứ 5 của thế giới. Dòng sông này phát nguyên từ rặng núi Ba Nhan Khách Lạp (巴顏喀拉, Bayan Har) của Tỉnh Thanh Hải (青海省); chảy qua 9 tỉnh khu là Thanh Hải (青海), Tứ Xuyên (四川), Cam Túc (甘肅), Ninh Hạ (寧夏), Nội Mông Cổ (內蒙古), Thiểm Tây (陝西), Sơn Tây (山西), Hà Nam (河南) Sơn Đông (山東); cuối cùng đi qua cửa khẩu sông Đông Doanh (東營) của Tỉnh Sơn Đông (山東省) và đỗ vào Bột Hải (渤海, Bohai Sea), với chiều dài toàn bộ là 5464 km. Hoàng Hà có nghĩa là dòng sông màu vàng. Chữ Hoàng (黃) ở đây dùng để miêu tả hiện trang nước sông như thế nào. Trong Nhĩ Nhã (爾雅), phần Thích Thủy (釋水) có câu: “Hà xuất Côn Lôn, sắc bạch, sở lương tinh thiên thất bách nhất xuyên, sắc hoàng (河出崑崙、色白、所渠並千七百一川、色黃, Hoàng Hà xuất phát từ Côn Lôn, nước trong, chảy qua hơn một ngàn bảy trăm sông, sắc thành màu vàng).” Sơn Hải Kinh (山海經) cũng như Thủy Kinh Chú (水經注) đều cho rằng hoàng hà phát xuất từ Côn Lôn. Chi lưu của Hoàng Hà có Bạch Hà (白河), Hắc Hà (黑河), Hoàng Thủy (湟水), Tổ Lệ Hà (祖厲河), Thanh Thủy Hà (清水河), Đại Hắc Hà (大黑河), Quật Dã Hà (窟野河), Vô Định Hà (無定河), Phần Hà (汾河), Vị Hà (渭河), Lạc Hà (洛河), Thấm Hà (沁河), Đại Vấn Hà (大汶河). Hoàng Hà được xem như là người mẹ sản sinh văn minh Trung Quốc. Có một số nhân vật nổi tiếng có liên quan đến dòng sông vĩ đại này như Đại Vũ (大禹), vua nhà Hạ (夏, khoảng 2000-1600 ttl.), người từng chế ngự thành công nạn lũ lụt ở Hoàng Hà; Điền Phân (田蚡), Đại Thần dưới triều Hán Võ Đế; Cổ Nhượng (賈讓), nhà thủy lợi tài ba thời Tây Hán; Đỗ Sung (杜充, ?-1141), Thái Thú Khai Phong (開封) thời Bắc Tống (北宋, 960-1127); phan quý tuần (潘季馴, 1521-1595); nhà chuyên môn trị thủy nổi tiếng thời nhà Minh; Cận Phụ (靳輔, 1633-1692), danh thần trị thủy thời nhà Thanh; Lưu Ngạc (劉鶚, 1857-1909); nhà thủy lợi học cuối thời nhà Thanh, v.v. Chính vì sự vĩ đại của dòng sông, tầm quan trọng như là người mẹ sản sinh ra nền văn minh Trung Quốc, Hoàng Hà còn được xem như là tình thương yêu vô bờ bến của người mẹ đối với con, đối xứng với Thái Sơn là người cha.
(s: nāgarājaḥ, 龍王): âm dịch là Na Già La Nhã (那伽羅惹), là vị có uy đức nhất trong loài rồng. Tương truyền rằng khi đức Phật đản sanh, có 2 vị Long Vương tên Nan Đà (s: Nanda, 難陀) và Bạt Nan Đà (s: Upananda, 跋難陀) xuất hiện rưới nước thanh tịnh tắm cho ngài. Trong Phẩm Tựa của Pháp Hoa Kinh (s: Saddharma-puṇḍarīka-sūtra, 法華經) có đề cập 8 vị Long Vương lớn đến nghe đức Phật thuyết pháp như Nan Đà (s: Nanda, 難陀), Bạt Nan Đà (s: Upananda, 跋難陀), Ta Già La (s: Sāgara, 娑伽羅), Hòa Tu Cát (s: Vāsuki, 和修吉), Đức Xoa Ca (s: Takṣaka, 德叉迦), A Na Bà Đạt Đa (s: Anavatapta, 阿那婆達多), Ma Na Tư (s: Manasvin, 摩那斯), Ưu Bát La (s: Utpalaka, 優鉢羅). Quyển 1 của Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh (金光明最勝王經) thì nêu tên 7 vị Long Vương. Các vị này thường có thể làm cho mây nỗi và ban mưa, khiến cho chúng sanh tiêu tan sự nóng bức. Ngoài ra, theo Tăng Hộ Kinh (僧護經) cho biết rằng Hải Long Vương (海龍王) đã từng biến thành thân người nữ, xuất gia tu hành, nhưng trong khi ngủ không thể ẩn thân được nên hiện nguyên hình rồng; cho nên đức Phật dạy rằng con rồng lúc mới sanh ra, khi chết, giao cấu, sân hận, ngủ nghĩ thì vẫn giữ nguyên hình của nó, không thể biến hóa thành loài khác được. Đối với Long Vương có 3 điều lo âu: (1) nỗi khổ bị thiêu đốt bởi gió nóng và cát nóng; (2) nỗi lo sợ khi luồng gió ác thổi đến chỗ ở làm cuốn bay cả của báu và xiêm y; (3) nỗi lo sợ bị loài Kim Xí Điểu (金翅鳥, tức Ca Lâu La [s: garuḍa, 迦樓羅]) ăn thịt. Tuy nhiên, loại Long Vương sống trong hồ A Nậu Đạt (阿耨達) thì không có những nỗi khổ này. Ngoài ra, Long Vương còn là tên gọi của một vị thần trong Đạo Giáo Trung Quốc, một trong Tứ Linh, nguyên lai phát xuất từ việc sùng bái Long Thần (龍神) kết hợp với tín ngưỡng Hải Thần (海神). Đại Long Vương có 4 vị, được gọi là Tứ Hải Long Vương (四海龍王), gồm: Nam Hải Quảng Lợi Vương (南海廣利王, hay Nam Hải Long Vương Ngao Khâm [南海龍王敖欽]), Đông Hải Quảng Đức Vương (東海廣德王, hay Đông Hải Long Vương Ngao Quảng [東海龍王敖廣]), Bắc Hải Quảng Trạch Vương (北海廣澤王, hay Bắc Hải Long Vương Ngao Thuận [北海龍王敖順]) và Tây Hải Quảng Thuận Vương (西海廣順王, hay Tây Hải Long Vương Ngao Nhuận [西海龍王敖閏]). Trong đó, Đông Hải Long Vương là tối tôn. Trong Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh (太上洞淵神咒經) của Đạo Giáo có Phẩm Long Vương (龍王品), tùy theo phương vị mà gọi là Ngũ Đế Long Vương (五帝龍王), hay theo sông biển mà có tên là Tứ Hải Long Vương, theo thiên địa vạn vật mà nêu ra 54 tên Long Vương. Dưới thời vua Huyền Tông (玄宗, tại vị 712-756) nhà Đường, nhà vua có hạ chiếu thờ Long Trì (龍池), lập đàn cúng tế, lấy nghi thức tế mưa để cúng tế Long Vương. Đến thời vua Thái Tổ (太祖, tại vị 960-976) nhà Tống lại dùng quy chế nghi cúng tế Ngũ Long của nhà Đường. Vào năm thứ 2 (1108) niên hiệu Đại Quán (大觀) đời vua Huy Tông (徽宗, tại vị 1100-1125) nhà Tống, có chiếu chỉ phong tước vương cho Ngũ Long. Thanh Long Thần (青龍神) là Quảng Nhân Vương (廣仁王), Xích Long Thần (赤龍神) là Gia Trạch Vương (嘉澤王), Hoàng Long Thần (黃龍神) là Phu Ứng Vương (孚應王), Bạch Long Thần (白龍神) là Nghĩa Tế Vương (義濟王), Hắc Long Thần (黑龍神) là Linh Trạch Vương (靈澤王). Đến năm thứ 2 (1863) niên hiệu Đồng Trị (同治, 1862-1874) nhà Thanh, nhà vua lại phong cho Vận Hà Long Thần (運河龍神) là Diên Hưu Hiển Ứng Phân Thủy Long Vương Chi Thần (延庥顯應分水龍王之神) và hạ lệnh cho Tổng Đốc quản lý về sông nước lo việc cúng tế. Về chức năng, Long Thần chuyên trách về việc tạo mây ban mưa, làm cho con người được mát mẻ, tiêu trừ nóng bức, phiền não. Theo các sử liệu cho biết, ngày cúng tế Long Thần khác nhau tùy theo truyền thuyết dân gian các nơi. Xưa kia, phần lớn những ngôi đền thờ Long Vương đồng dạng với đền thờ của Thành Hoàng (城隍), Thổ Địa (土地). Mỗi khi gặp gió mưa không thuận hòa, hạn hán kéo dài, hay mưa lâu mà không dứt, người dân thường đến miếu thờ Long Vương dâng hương, cầu nguyện để được phong điều vũ thuận. Trong Bác Dị Ký (博异志), phần Hứa Hán Dương (許漢陽) của (谷神子) nhà Đường có đoạn: “Tác dạ Hải Long Vương chư nữ, cập di muội lục thất nhân quá quy Động Đình (昨夜海龍王諸女、及姨妹六七人過歸洞庭, đêm hôm qua các nữ nhân của Hải Long Vương cùng với chị em sáu, bảy người đi ngang về Động Đình).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập