Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thừa Chuyên »»
(毫攝寺, Gōshō-ji): ngôi chùa trung tâm của Phái Xuất Vân Lộ (出雲路派) thuộc Chơn Tông, hiện tọa lạc tại số 2-9 Shimizugashira-chō (清水頭町), Takefu-shi (武生市), Fukui-ken (福井縣); hiệu là Xuất Vân Lộ Sơn (出雲路山). Có nhiều thuyết khác nhau về sự sáng lập ngôi chùa này, nhưng vẫn chưa xác định rõ về nguồn gốc chùa như thế nào. Có thuyết cho rằng Thừa Chuyên (承專, Jōsen, tức Thanh Phạm Pháp Nhãn [清範法眼]) quy y theo Giác Như (覺如) ở Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji), rồi cải đổi ngôi Phật các ở làng mình, lấy hiệu của Giác Như mà đặt tên cho chùa là Hào Nhiếp Tự. Sau đó chùa được dời về vùng Xuất Vân Lộ (出雲路, Izumoji), kinh đô Kyoto, và đệ tử của Giác Như là Thiện Tánh (善性, có thuyết cho là Thiện Nhập [善入]) được giao trọng trách lo việc chùa. Về sau, đến thời của cháu Thiện Tánh là Thiện Trí (善智), chùa gặp phải nạn binh hỏa, nên ông mới dựng một ngôi chùa khác ở Thanh Thủy Đầu (清水頭) mà ẩn cư. Ngôi chùa này chính là gốc của Hào Nhiếp Tự. Các ngôi đường xá hiện tại của chùa là kiến trúc được tái kiến vào năm 1884 (Minh Trị [明治] 17). Chùa có Chánh Điện, Đại Sư Đường, Đại Quảng Gian, Thư Viện, Khách Điện, Kinh Tàng, v.v. Tượng thờ chính của chùa là A Di Đà Như Lai, tương truyền là tác phẩm của Huệ Tâm (惠心). Ngoài ra chùa còn nhiều bảo vật khác.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập