Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thường Hiểu »»
(惠運, Eun, 798-869): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời Bình An, họ là An Đàm (安曇), xuất thân vùng Sơn Thành (山城), là một trong 8 vị tăng sang nhà Đường (gồm Tối Trừng, Không Hải, Thường Hiểu, Viên Hành, Viên Nhân, Huệ Vận, Viên Nhân và Tông Duệ). Ban đầu ông theo học giáo học Pháp Tướng Tông với Thái Cơ (泰基) ở Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), cũng như Trọng Kế (仲繼) ở Dược Sư Tự (藥師寺, Yakushi-ji); rồi sau khi thọ giới vào năm 824 (niên hiệu Thiên Trường [天長] nguyên niên), ông đến làm môn hạ của Thật Huệ (實惠, Jitsue) thuộc Chơn Ngôn Tông. Ông đã từng làm chức Kiểm Hiệu cho việc sao chép các kinh điển tại vùng Quan Đông (關東, Kantō), rồi làm Giảng Sư ở Quan Thế Âm Tự (觀世音寺) vùng Trúc Tử (筑紫). Sau đó, vào năm 842 (niên hiệu Thừa Hòa [承和] thứ 9), ông lên thuyền sang nhà Đường. Tại Thanh Long Tự (青龍寺) ở Trường An, ông được Nghĩa Chơn (義眞) ban cho phép Quán Đảnh, và sau đó đi tuần bái khắp Ngũ Đài Sơn và Thiên Thai Sơn. Đến năm 847 (năm thứ 14 cùng niên hiệu trên), ông trở về nước, trên lên triều đình bản Bát Gia Thỉnh Lai Mục Lục (八家請來目錄). Năm sau, ông khai sáng An Tường Tự (安祥寺, Anjō-ji) ở kinh đô Kyoto. Về sau, ông được cử làm Tăng Đô, nên được gọi là An Tường Tự Tăng Đô (安祥寺僧都).
(三生): ba đời, đời trước, đời này và đời sau. Trong dân gian Trung Quốc có câu ngạn ngữ “tam sanh hữu hạnh (三生有幸, ba đời gặp may)”, vốn xuất phát từ câu chuyện của vị cao tăng thời nhà Đường. Lúc bấy giờ, có một Hòa Thượng hiệu là Viên Trạch (圓澤), thông hiểu kinh luận, thâm giao với Lý Nguyên Thiện (李源善). Có hôm nọ, hai người cùng đi ngao du sơn thủy, đến địa phương nọ, chợt thấy một người phụ nữ đang múc nước bên bờ sông, bụng người đó rất lớn, đang mang thai. Viên Trạch đưa tay chỉ người phụ nữ ấy bảo với Lý Nguyên Thiện rằng: “Người ấy mang thai đã ba năm rồi, đang chờ ta chết đi đầu thai vào. Nay gặp bà ấy, ta chẳng biết dùng biện pháp nào để tránh được đây ? Ba ngày sau, khi người phụ nữ ấy sanh con xong, đúng lúc ấy mong người hãy đến nhà bà ta xem thử, như quả thật đứa hài nhi nhìn người mà nở nụ cười, đó chính là ta. Hãy lấy nụ cười đó làm bằng chứng nhé ! Đợi đến mười ba năm sau, vào đêm trăng Trung Thu, ta sẽ chờ người tại Thiên Trúc Tự (天竺寺), Hàng Châu (杭州). Lúc ấy chúng ta lại gặp nhau nhé !” Sau khi hai người chia tay, quả nhiên đêm ấy Viên Trạch viên tịch; đồng thời người phụ nữ kia cũng hạ sanh một hài nhi. Ba hôm sau, nhớ lời dặn của Viên Trạch, Lý Nguyên Thiện đến nhà người phụ nữ kia xem thử hư thực thế nào, và quả nhiên đứa bé nhìn ông nở nụ cười. Vào một đêm trăng sáng Trung Thu của mười ba năm sau, Lý Nguyên Thiện tìm đến Thiên Trúc Tự. Vừa đến cổng chùa, ông thấy có một chú mục đồng ngồi trên lưng trâu, nghêu ngao hát câu: “Tam sanh thạch thượng cựu tình hồn, thưởng nguyệt ngâm phong bất yếu luân, tàm quý tình nhân viễn tương phỏng, thử thân tuy dị tánh thường tồn (三生石上舊情魂、賞月吟風不要論、慚愧情人遠相訪、此身雖異性常存, ba đời trên đá tình cũ hồn, trăng ngắm gió ngâm chẳng luận bàn, hổ thẹn người xưa xa đến viếng, thân này tuy khác tánh vẫn còn).” Vì vậy, hiện tại người ta thường dùng câu “tam sanh hữu hạnh” để tỷ dụ cho trường hợp có duyên phận rất đặc biệt; hay bạn bè do một cơ duyên ngẫu nhiên nào đó gặp nhau và trở thành tri kỷ. Câu “đản ước bách niên hảo hợp, tam sanh hương hỏa hữu dư duyên (但約百年好合、三生香火有餘緣)” có nghĩa là chỉ ước mong sao trăm năm hòa hợp chung sống với nhau, nay ba năm lo phụng thờ hương khói, dầu đã mãn tang nhưng vẫn còn duyên phận với nhau hoài.
(朝倉敏景, Asakura Toshikage, 1428-1481): vị Võ Tướng giữa thời đại Thất Đinh, còn gọi là Hiếu Cảnh (孝景); tên lúc nhỏ là Tiểu Thái Lang (小太郎); biệt danh là Tôn Hữu Vệ Môn Úy (孫右衛門尉), Đàn Chánh Tả Vệ Môn Úy (彈正左衛門尉); pháp danh là Anh Lâm Tông Hùng (英林宗雄); giới danh là Nhất Thừa Tự Điện Anh Lâm Tông Hùng Cư Sĩ (一乘寺殿英林宗雄居士); thân phụ là Triêu Thương Gia Cảnh (朝倉家景, Asakura Iekage). Trong vụ Loạn Ứng Nhân (應仁の亂), ông đuổi theo chúa quân họ Tư Ba (斯波), rồi làm Thủ Hộ vùng Việt Tiền (越前, Echizen). Là người tiên phong trong việc chế định ra gia pháp của Đại Danh Chiến Quốc, ông đã soạn ra bản 17 điều gọi là Triêu Thương Mẫn Cảnh Thập Thất Cá Điều (朝倉敏景十七個條, hay còn gọi là Triêu Thương Hiếu Cảnh Điều Điều [朝倉孝景條條]).
(圓行, Engyō, 799-852): vị Tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời Bình An, húy là Viên Hành, xuất thân kinh đô Kyoto. Ông xuất gia với tư cách là người được phép đắc độ hằng năm của Hoa Nghiêm Tông, sau đó ông theo học Mật Giáo với Không Hải (空海, Kūkai). Năm 838, ông cùng với Thường Hiểu (常曉, Jōgyō), Viên Nhân (圓仁, Ennin), Viên Tải (圓載, Ensai) sang nhà Đường lưu học, được Nghĩa Chơn (義眞) ở Thanh Long Tự (青龍寺) truyền trao cho đại pháp của 2 bộ Thai Mật. Sau khi trở về nước, ông khai sáng Linh Nham Tự (靈巖寺, Reigan-ji) ở vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro) và Đại Sơn Tự (大山寺, Daizan-ji) ở Bá Ma (播磨, Harima). Trước tác của ông để lại có Kim Cang Giới Ký (金剛界記), Ngũ Đại Hư Không Tạng Pháp (五大虛空藏法), Thánh Vô Động Tôn Quyết Bí Yếu Nghĩa (聖無動尊決秘要義), Linh Nham Khẩu Truyền (靈巖口傳) 1 quyển, Tấn Quan Thỉnh Lai Lục (進官請來錄) 1 quyển, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập