Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thung Đình »»
(終天): suốt đời, lâu dài. Trong bài thơ Bệnh Trung Khốc Kim Loan Tử (病中哭金鑾子) của Bạch Cư Dị (白居易, 772-846) nhà Đường có câu rằng: “Mạc ngôn tam lí địa, thử biệt thị chung thiên (莫言三里地、此別是終天, chớ bảo xa ba dặm, chia tay này suốt đời).” Hay trong bài Thuật Ai (述哀) của Phương Văn (方文) nhà Thanh cũng có câu: “Thử hận bão chung thiên, ai ngâm hà thời tất (此恨抱終天、哀吟何時畢, hận này ôm suốt đời, buồn ngâm bao giờ nguôi).” Ngoài ra, trong Ai Vĩnh Thệ Văn (哀永逝文) của Phan Nhạc (潘岳) nhà Tấn cũng có đoạn rằng: “Kim nại hà hề nhất cử, mạc chung thiên hề bất phản (今奈何兮一舉、邈終天兮不反, nay làm sao chừ cử động, xa mãi mãi chừ không đáp).” Câu “phụ khí Thung Đình, mạc bão chung thiên chi thống (父棄椿庭、莫抱終天之痛)” có nghĩa là cha lành đã qua đời rồi, làm sao ôm nỗi đau mất mác trọn suốt đời.
(椿萱): Thung hay xuân (椿) là loại cây cao lá rụng thuộc Khoa Chiên Đàn (栴檀), gỗ cứng, thường dùng làm khí cụ rất tốt. Trong Trang Tử (莊子), phần Tiêu Dao Du (逍遙遊) có đoạn rằng: “Thượng cổ hữu đại Thung giả, dĩ bát thiên tuế vi Xuân, bát thiên tuế vi Thu (上古有大椿者、以八千歳爲春、八千歳爲秋, thời xưa có cây thung lớn, lấy tám ngàn năm làm một mùa Xuân, tám ngàn năm làm một mùa Thu)”; vì vậy sau này cây Thung được dùng thể hiện sự trường thọ và mượn thay thế cho người cha. Nơi người cha ở được gọi là Thung Đình (椿庭), Thung Đường (椿堂) hay Thung Phủ (椿府); cho nên người ta hay dùng câu “Thung Đường Trường Thanh (椿堂長青, Cha Lành Sống Mãi [nhà có cây thung xanh mãi])” để chúc thọ cho phụ thân. Bên cạnh đó, Huyên (萱) là loại cây cỏ sống lâu năm, Huyên Thảo (萱草) là loại Kim Châm (金針), tương truyền khi ăn vào thì làm cho người ta quên đi ưu sầu, phiền muộn; nên được gọi là Vong Ưu Thảo (忘憂草, Cỏ Quên Buồn) và thường được dùng thay thế cho người mẹ. Nơi người mẹ cư ngụ được gọi là Huyên Đường (萱堂), tức là nơi có trồng nhiều loại cỏ huyên để giúp cho mẹ quên đi mọi ưu phiền. Nếu như cả cha lẫn mẹ đều song toàn, tức vẫn còn sống thọ, thế gian vẫn thường dùng câu chúc thọ là “Thung Huyên Tinh Mậu (椿萱並茂, Cha Mẹ Cùng Thọ [cây Thung và cây Huyên cùng tươi tốt])”. Trong bài thơ Tống Từ Hạo (送徐浩) của Mâu Dung (牟融) nhà Đường có câu: “Tri quân thử khứ tình thiên cấp, đường thượng thung huyên tuyết mãn đầu (知君此去情偏急、堂上椿萱雪滿頭, Biết người đi mãi tình ngăn cách, nhà vắng mẹ cha tóc bạc đầu)”. Hay trong Nhất Chi Hoa (一枝花), Tử Đệ Mỗi Tâm Kí Thanh Lâu Thọ Nhân Khúc (子弟毎寄青樓受人曲) của Thang Thức (湯式) nhà Minh có đoạn: “Thung huyên suy mại, tùng cúc tiêu điều (椿萱衰邁、松菊蕭條, Mẹ cha suy yếu, tùng cúc tiêu điều)”. Hoặc trong bài Mẫu Đơn Đình (牡丹亭) của Thang Hiển Tổ (湯顯祖) nhà Minh cũng có câu: “Đương kim sanh hoa khai nhất hồng, nguyện lai sanh bả huyên thung tái phụng (當今生花開一紅、願來生把萱椿再奉, Ngày nay đơm hoa nở nụ hồng, nguyện đời sau gặp mẹ cha cung phụng).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập