Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thông Tải »»
(梅屋念常, Baioku Nenjō, 1282-?): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, xuất thân Hoa Đình (華亭, Tỉnh Giang Tô), họ Hoàng (黃), hiệu là Mai Ốc (梅屋). Năm 12 tuổi, ông xuống tóc xuất gia ở Viên Minh Viện (圓明院) vùng Bình Giang (平江, Tỉnh Giang Tô) và đến năm đầu niên hiệu Chí Đại (至大), ông theo tham học và đắc pháp với Hối Cơ Nguyên Hy (晦機元熙) ở Tịnh Từ Tự (淨慈寺). Vào năm thứ 3 (1316) niên hiệu Diên Hựu (延祐), ông đến trú trì Đại Trung Tường Phù Tự (大中祥符寺) ở Phủ Gia Hưng (嘉興府, Tỉnh Triết Giang). Ông là tác giả bộ Phật Tổ Lịch Đại Thông Tải (佛祖歷代通載) 3 quyển.
(美化): làm đẹp, làm cho đẹp bằng cách trang sức, điểm xuyết để tăng thêm vẻ mỹ quan. Như trong Phật Tổ Lịch Đại Thông Tải (佛祖歷代通載, Taishō Vol. 49, No. 2036) quyển 22 có câu: “Văn Vương tự Công Lưu dĩ lai, thế tích nhân hiếu, mỹ hóa hành hồ giang hán, nhân từ cập ư hành vi, hà đãi Xích Tinh chi giáo tai (文王自公劉以來、世積仁孝、美化行乎江漢、仁慈及於行葦、何待赤精之敎哉, vua Văn Vương [1152-1056 ttl.] nhà Chu, từ thời Công Lưu đến nay, tích chứa nhân hiếu giữa đời, làm đẹp cùng khắp song nước, nhân từ đến tận cỏ cây, đâu phải đợi lời dạy của tiên nhân Xích Tinh Tử chăng ?).”
(釋氏稽古略, Shakushikeikoryaku): 4 quyển, do Giác Ngạn Bảo Châu (覺岸寳洲) nhà Tống biên, san hành vào năm thứ 23 (1544) niên hiệu Gia Tĩnh (嘉靖) nhà Minh. Là bộ sử truyền ký do vị Thiền tăng Giác Ngạn ở Ngô Hưng (呉興) thâu lục, đây cũng là sử thư biên niên giống như Phật Tổ Lịch Đại Thông Tải (佛祖歷代通載). Với trung tâm là cương quy của các triều đại Trung Quốc, tác phẩm này thuật rõ sự tích của vườn Thiền, bao trùm các sự thật lịch sử trong ngoài Tam Giáo. Vào năm thứ 14 (1354) niên hiệu Chí Chánh (至正), nó được tái biên, và sau đó được san hành vào các năm thứ 11 (1638) niên hiệu Sùng Trinh (崇貞), thứ 12 (1886) niên hiệu Quang Tự (光緒), thứ 3 (1663) niên hiệu Khoan Vĩnh (寬永), v.v.
(智炬, Chikyo, ?-?): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, còn gọi là Huệ Cự (慧炬、惠炬), tác giả của Bảo Lâm Truyện (寳林傳). Căn cứ vào Cương Mục Chỉ Yếu Lục (綱目指要錄) quyển 8 của Đại Tạng Kinh, Phật Tổ Lịch Đại Thông Tải (佛祖歷代通載) quyển 10, trong khoảng thời gian niên hiệu Trinh Nguyên (貞元) nhà Đường, Sa Môn Huệ Cự ở Kim Lăng (金陵) cùng với Thắng Trì Tam Tạng (勝持三藏) của Tây Thiên đã soạn Bảo Lâm Truyện 1 quyển tại Bảo Lâm Sơn (寳林山), Tào Khê (曹溪), Thiều Châu (韶州). Trong bản Bảo Lâm Truyện hiện tồn có đề câu: “Châu Lăng Sa Môn Trí Cự Tập (朱陵沙門智炬集, Sa Môn Trí Cự ở Châu Lăng thâu tập)”. Ngoài ra, hành trạng cũng như năm sinh và mất của ông đều không rõ.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập