Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thoại vân »»
(胡適, Koseki, 1891-1962): xuất thân Tích Khê (績溪, thuộc Tỉnh An Huy), tự là Thích Chi (適之). Năm 1910, ông sang du học tại Đại Học Columbia, Hoa Kỳ. Sau khi trở về nước, ông làm giáo sư Đại Học Bắc Kinh và nhấn mạnh về tính cần thiết của văn học Bạch Thoại. Trong thời gian 1938-1942, ông làm Đại Sứ Trung Hoa tại Mỹ. Vào năm 1948, sau Đệ Nhị Thế Chiến, trước cuộc nội loạn của Đảng Quốc Dân và Đảng Cộng Sản, ông lưu vong sang Hoa Kỳ; sau đó, ông trở về Đài Loan, làm Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Trung Ương, v.v., và cuối cùng qua đời tại đây. Ông có để lại một số trước tác như Trung Quốc Triết Học Sử Đại Cương (中國哲學史大綱, năm 1919), Bạch Thoại Văn Học Sử (白話文學史, năm 1928), v.v. Từ khoảng năm 1925 trở đi, ông bắt đầu phát biểu luận văn liên quan đến Thiền và nghiên cứu về Thiền của ông vẫn tiếp tục kéo dài cho đến cuối đời ông như chúng ta thấy qua bản di cảo Bạt Bùi Hưu Đích Đường Cố Khuê Phong Định Tuệ Thiền Sư Truyền Pháp Bi (跋裴休的唐故圭峰定慧禪師傳法碑), được san hành sau khi ông quá vãng. Đặc biệt, vào năm 1926, ông tiến hành điều tra các văn thư Đôn Hoàng tại Thư Viện Quốc Gia Paris, Thư Viện Anh Quốc London, phát hiện ra bản di văn có liên quan đến Hà Trạch Thần Hội (荷澤神會) về bản Nam Dương Hòa Thượng Vấn Đáp Tạp Chưng Nghĩa (南陽和尚問答雑徴義) và trở thành nổi tiếng khi cho xuất bản tác phẩm Thần Hội Hòa Thượng Di Tập (神會和尚遺集). Ngoài ra, ông đã cùng với học giả Linh Mộc Đại Chuyết (鈴木大拙, Suzuki Daisetsu, 1870-1966) của Nhật Bản luận tranh về Thiền trong Hội Nghị Đông Tây Triết Học Gia lần thứ 2 được tổ chức tại Đại Học Hawaii vào năm 1949.
(竺仙梵僊, Jikusen Bonsen, 1292-1348): vị tăng của phái Dương Kì (楊岐) và Tùng Nguyên (松源) thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Trúc Tiên (竹仙), tự xưng là Lai Lai Thiền Tử (來來禪子), hiệu Tịch Thắng Tràng (寂勝幢), Tư Quy Tẩu (思歸叟), sinh ngày 15 tháng 11 năm thứ 29 niên hiệu Chí Nguyên (至元), xuất thân Huyện Tượng Sơn (象山縣), Minh Châu (明州, Tỉnh Triết Giang), họ Từ (徐). Năm lên 10 tuổi, ông làm thị đồng cho Biệt Lưu Nguyên (別流源) ở Tư Phước Tự (資福寺), Ngô Hưng (呉興, Tỉnh Triết Giang), đến năm 18 tuổi, ông lên Linh Sơn (靈山) ở Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang), tham yết Thoại vân Ẩn (瑞雲庵), lễ bái tháp của thầy là Hổ Nham Tịnh Phục (虎巖淨伏) và xuất gia. Sau đó, ông đi dạo khắp các ngôi danh lam, đến tham yết các bậc lão túc như Hối Cơ Nguyên Hy (晦機元熙), Vân Ngoại Vân Tụ (雲外雲岫), Nguyên Tẩu Hành Đoan (元叟行端), Đông Dư Đức Hải (東璵德海), Chỉ Nham Phổ Thành (止巖普成), Trung Phong Minh Bổn (中峰明本), v.v., bên cạnh đó, ông còn đến tham vấn Cổ Lâm Thanh Mậu (古林清茂) và kế thừa dòng pháp của vị này. Vào mùa hè năm thứ 2 (1329) niên hiệu Thiên Lịch (天曆), ông lên Kính Sơn (徑山), may gặp lúc Minh Cực Sở Tuấn (明極楚俊) sang Nhật nên ông tháp tùng đi theo, đến tháng 6 năm đầu (1329) niên hiệu Nguyên Đức (元德) ông đến Thái Tể Phủ (太宰府) và tháng 2 năm sau mới đến được vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura). Khi Bắc Điều Cao Thời (北條高時) nghênh đón Minh Cực đến làm trú trì Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji), ông được cử làm Thủ Tòa nơi đây. Đến năm đầu (1332) niên hiệu Chánh Khánh (正慶), vâng mệnh Cao Thời, ông chuyển đến Tịnh Diệu Tự (淨妙寺, Jōmyō-ji), được Tôn Thị (尊氏), Trực Nghĩa (直義) sùng kính và mời đến thuyết pháp tại tư gia của họ. Vào năm đầu (1334) niên hiệu Kiến Võ (建武), vâng mệnh của chính quyền Mạc Phủ, ông làm trú trì Tịnh Trí Tự (淨智寺, Jōchi-ji), rồi năm sau Đằng Nguyên Cao Cảnh (藤原高景) thỉnh ông đến làm tổ khai sơn Vô Lượng Tự (無量寺, Muryō-ji) ở Tam Phố (三浦, Miura). Đến năm đầu (1338) niên hiệu Lịch Ứng (曆應), ông lui về ẩn cư ở Tịnh Trí Tự. Vào mùa xuân năm thứ 4 cùng niên hiệu trên, vâng sắc mệnh của thiên triều, ông đến trú tại Nam Thiền Tự (南禪寺, Nanzen-ji). Vào năm thứ 3 (1344) niên hiệu Khang Vĩnh (康永), ông sáng lập ra Lăng Già Viện (楞伽院) và lui về ẩn cư nơi đây, đến năm thứ 2 (1346) niên hiệu Trinh Hòa (貞和), ông chuyển về Chơn Như Tự (眞如寺) và năm sau thì trở về Kiến Trường Tự. Vào ngày 16 tháng 7 năm thứ 4 cùng niên hiệu trên, ông thị tịch, hưởng thọ 57 tuổi đời và 39 hạ lạp. Ông có một số trước tác như Trúc Tiên Hòa Thượng Ngữ Lục (竺仙和尚語錄), Pháp Ngữ (法語), Viên Giác Kinh Chú (圓覺經注), v.v. Liễu Am Thanh Dục (了庵清欲) soạn bản Kiến Trường Thiền Tự Trúc Tiên Hòa Thượng Hành Đạo Ký (建長禪寺竺仙和尚行道記).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập