Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thọ Tinh »»
(s: Navagrahā, 九曜): 9 loại thiên thể chiếu sáng rất quan trọng trong hiện tượng thiên văn, còn gọi là Cửu Chấp (九執), tùy theo ngày giờ mà không xa rời nhau, có nghĩa nắm chặt nhau (chấp trì). Nghi quỹ trọng yếu của Cửu Diệu được thuyết trong Túc Diệu Kinh (宿曜經, 2 quyển, Bất Không [不空] dịch, Taishō 21, 1299), Thất Diệu Nhương Tai Quyết (七曜攘災決, Đường Kim Câu Tra [唐倶金吒] soạn, Taishō 21, 1308), Thất Diệu Tinh Thần Biệt Hành Pháp (七曜星辰別行法, Nhất Hành [一行] soạn, Taishō 21, 1309), Phạm Thiên Hỏa La Cửu Diệu (梵天火羅九曜, Nhất Hành [一行] soạn, Taishō 21, 1311). Về đồ hình của Cửu Diệu có Cửu Diệu Tôn Tượng (九曜尊像), Cửu Diệu Bí Lịch (九曜秘曆), v.v., phần lớn có các yếu tố thiên văn của Trung Quốc. Căn cứ vào lịch Ấn Độ bằng tiếng Phạn, Cửu Diệu được phân thành:
(1) Nhật Diệu (s: Āditya, 日曜): còn gọi là Thái Dương (太陽), Nhật Tinh (日精、日星), Nhật Đại Diệu (日大曜); hình tượng bàn tay phải xòe ra cầm nhật luân (bánh xe mặt trời), tai trái kê lên đầu gối, mang thiên y và cỡi trên mình 3 con bạch mã (hay 5 con ngựa, trong Phạm Thiên Hỏa La Cửu Diệu có thể nhầm sao này với Nguyệt Diệu);
(2) Nguyệt Diệu (s: Soma, 月曜): còn gọi là Nguyệt Thiên Diệu (月天曜), Nguyệt Tinh (月精、月星), Mộ Thái Âm (暮太陰), Thái Âm (太陰); hình tượng bàn tai phải xòe ra cầm hình mặt trăng có con thỏ nằm trên, tay trái đưa lên ngang ngực và ngồi xếp bằng hai chân giao nhau; hoặc hình tượng trên đỉnh đầu có con chim bồ câu, mang y Yết Ma, hai tay bỏ trong tay áo và cầm nguyệt luân (vòng tròn mặt trăng), cỡi lên trên 5 cánh chim bồ câu;
(3) Hỏa Diệu (s: Aṅgāraka, 火曜): còn gọi là Huỳnh Hoặc Tinh (熒惑星, Sao Hỏa), Hỏa Tinh (火精、火星), Hỏa Đại Diệu (火大曜), Phạt Tinh (罰星); hình tượng tay phải đặt trên bắp đùi, tay trái cầm cái giáo dài mũi nhọn, chân phải hơi nhếch lên một chút, ngồi với tư thế hai bàn chân giao nhau; tuy nhiên trong đồ hình Bắc Đẩu Mạn Trà La (北斗曼茶羅) thân hình vị này có màu đỏ, tóc rực lửa dựng ngược, mang áo và mũ trời, chung quanh lửa cháy, thân đứng với 4 tay;
(4) Thủy Diệu (s: Budha, 水曜): còn gọi là Thần Tinh (辰星), Thủy Tinh (水精、水星), Thần Tinh (辰星), Trích Tinh (滴星), Thủy Đại Diệu (水大曜); hình tượng chấp tay, ngồi xếp bằng hai bàn chân giao nhau; ngoài ra còn có hình tượng tay phải cầm bình, tay trái cầm xâu chuổi và ngồi bán già trên tòa hoa sen;
(5) Mộc Diệu (s: Bṛhaspati, 木曜): còn gọi là Tuế Tinh (歳星), Nhiếp Đề (攝提), Đại Chủ (大主), Mộc Đại Diệu (木大曜), Mộc Tinh (木精); hình tượng ngón tay áp út và ngón giữa của bàn tay phải cong lên, ngón tay cái ấn xuống trên hai ngón kia, tai trái để lên bắp đùi và ngồi xếp bằng hai chân giao nhau; ngoài ra còn có hình tượng tay trái cầm cây gậy trên có hình bán nguyệt, hay hình ông lão đứng, đội mũ đầu heo, tay trái cầm cây gậy;
(6) Kim Diệu (s: Śukra, 金曜): còn gọi là Thái Bạch Tinh (太白星), Trường Canh (長庚), Na Hiệt (那頡), Kim Tinh (金星、金精), Kim Đại Diệu (金大曜); hình tượng mang thiên y, tay phải để ngang ngực, tay trái đưa lên với 4 ngón tay bẻ gập lại và ngồi xếp bằng hai chân giao nhau; ngoài ra còn có hình tượng hai tay cầm bình và xâu chuỗi; hay hình người nữ đội con gà trên đầu và gãy đàn Tỳ Bà (琵琶);
(7) Thổ Diệu (s: Śanaiścara, 土曜): còn gọi là Trấn Tinh (鎭星), Thổ Tinh (土星、土精), Thổ Đại Diệu (土大曜); hình tượng ông lão khỏa thân đứng, mang quần da nai, tay phải cầm cây gậy tiên; hay hình Bồ Tát tay cầm bình; hoặc hình ông lão cỡi trâu, tay trái cầm tích trượng, có 2 đồng tử cầm giáo đứng hầu hai bên;
(8) La Hầu (s: Rāhu, 羅睺): còn gọi là Hoàng Phan Tinh (黃旛星), Thực Thần (蝕神), Thái Dương Thủ (太陽首); hình tượng ẩn trong mây với 2 bàn tay hai bên khuôn mặt giận dữ; bên cạnh đó còn có hình tượng giận dự với 3 mặt và tóc rực lửa, trên mỗi đỉnh đầu có đầu rắn và từ ngực trở xuống ẩn trong mây;
(9) Kế Đô (s: Ketu, 計都): còn gọi là Tuệ Tinh (彗星), Báo Vĩ Tinh (豹尾星), Kỳ Tinh (旗星), Thực Thần Vĩ (蝕神尾), Thái Âm Thủ (太陰首), Nguyệt Bộc Lực (月勃力); hình tượng nữa thân phải lộ ra khỏi mây, tay phải để ngang ngực, tay trái đưa lên cao; hay hình có khuôn mặt giận dữ, khỏa thể một nữa ẩn trong đám mây đen; hoặc hình tướng giận dữ có 3 mặt, trên mỗi mặt có 3 con rắn, từ ngực trở xuống ẩn trong mây. Trong đồ hình Bắc Đẩu Mạn Trà La thân hình vị này có màu đỏ, 3 mặt và 4 tay, tóc dựng ngược, mang áo và mũ trời, chân trái duỗi ra và cỡi lên con rồng. Ngoài ra còn có hình tượng tay phải ẩn trong đầu rồng, cầm lỗ tai con thỏ, tay trái cầm cương rồng và tóc người).
Trong Tân Đường Thư Lịch Chí (新唐書曆志) quyển 18 có ghi rằng vào năm thứ 6 (718) niên hiệu Khai Nguyên (開元) đời vua Huyền Tông, Thái Sử Giám Cù Đàm Tất Đạt (太史監瞿曇悉達) vâng chiếu phiên dịch Lịch Cửu Diệu; nó cũng tương tự với loại lịch Thái Dương bằng tiếng Phạn. Nếu phối hợp phương vị, Nhật Diệu thuộc về phương Sửu Dần, Nguyệt Diệu thuộc phương Tuất Hợi, Hỏa Diệu thuộc phương Nam, Thủy Diệu là phương Bắc, Mộc Diệu ở phương Đông, Kim Diệu ở phương Tây, Thổ Diệu ở trung ương, La Hầu ở phương Thìn Tỵ (Đông Bắc), Kế Đô thuộc phương Mùi Thân (Tây Nam). Hơn nữa, theo Thuyết Bản Địa của Nhật Bản, Nhật Diệu là Quan Âm (觀音, hay Hư Không Tạng [虛空藏]), Nguyệt Diệu là Thế Chí (勢至, hay Thiên Thủ Quan Âm [千手觀音]), Hỏa Diệu là Bảo Sanh Phật (寳生佛, hay A Rô Ca Quan Âm [阿嚕迦觀音]), Thủy Diệu là Vi Diệu Trang Nghiêm Thân Phật (微妙莊嚴身佛, hay Thủy Diện Quan Âm [水面觀音]), Mộc Diệu là Dược Sư Phật (藥師佛, hay Mã Đầu Quan Âm [馬頭觀音]), Kim Diệu là A Di Đà Phật (阿彌陀佛, hay Bất Không Quyên Sách [不空羂索]), Thổ Diệu là Tỳ Lô Giá Na Phật (毘盧遮那佛, hay Thập Nhất Diện Quan Âm [十一面觀音]), La Hầu là Tỳ Bà Thi Phật (毘婆尸佛), Kế Đô là Bất Không Quyên Sách (不空羂索). Người xưa thường phối hợp Cửu Diệu này với tuổi tác của con người để phán đoán tốt xấu.
(金相): có mấy nghĩa khác nhau. (1) Chỉ cho hình thức hoàn mỹ. Như trong bài Hà Nam Phủ Tham Quân Quách Quân Thần Đạo Bi Minh (河南府參軍郭君神道碑銘) của Nhan Chơn Khanh (顏眞卿, 709-785) nhà Đường có câu: “Gia truyền ngọc thọ, nhân vịnh kim tướng (家傳玉樹、人詠金相, nhà truyền cây ngọc, người vịnh tướng đẹp).” (2) Chỉ cho các tượng Phật, Bồ Tát dát vàng. Như trong bài thơ Tịnh Lạc Cung (淨樂宮) của Vương Thế Trinh (王世貞, 1526-1590) nhà Minh có câu: “Mạt pháp khai kim tướng, chơn vương đắc bảo phù (末法開金相、眞王得寳符, mạt pháp bày vàng tướng, vua hiền được báu bùa).” Trong Ngũ Phương Tiện Niệm Phật Môn (五方便念佛門, Taishō Vol. 47, No. 1962) có đoạn: “Niệm Phật chi thời đế quán Như Lai ngọc hào kim tướng, ngưng nhiên tịch tĩnh liễu lượng động triệt, danh Ngưng Tâm Thiền (念佛之時諦觀如來玉毫金相、凝然寂靜了亮洞徹,名凝心禪, khi niệm Phật, quán rõ tướng vàng lông ngọc của Như Lai, lắng đọng tĩnh lặng, sáng soi thấu triệt, đó gọi là Thiền Lắng Tâm).” Hay trong Kiến Trung Tĩnh Quốc Tục Đăng Lục (建中靖國續燈錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 78, No. 1556) quyển 23, phần Đàm Châu Báo Từ Khai Phước Tấn Anh Thiền Sư (潭州報慈開福進英禪師), lại có đoạn: “Kim triêu tứ nguyệt bát, ngã Phật giáng sanh thần, đầu đầu kim tướng hiện, xứ xứ pháp tràng tân, bất tẩy thế, bất tẩy trần, quán mộc Như Lai diệu sắc thân, thùy tín nhị thiên niên hậu sự, Ưu Đàm trùng trưởng nhất chi xuân (今朝四月八、我佛降生辰、頭頭金相現、處處法幢新、不洗體、不洗塵、灌沐如來妙色身、誰信二千年後事、優曇重長一枝春, sáng nay mồng tám tháng tư, ngày Phật ta giáng trần, đầu đầu tướng vàng hiện, chốn chốn cờ pháp tung, chẳng rửa thân, chẳng rửa bụi, tắm rửa Như Lai sắc mầu thân, ai tin hai ngàn năm sau nữa, Ưu Đàm lớn mạnh một cành xuân).”
(五斗星君): là 5 vị thần thánh được Đạo Giáo kính thờ, chuyên quản lý việc sống chết, phước họa, giàu sang của con người, được phân làm Bắc Đẩu Tinh Quân (北斗星君), Nam Đẩu Tinh Quân (南斗星君), Đông Đẩu Tinh Quân (東斗星君), Tây Đẩu Tinh Quân (西斗星君) và Trung Đẩu Tinh Quân (中斗星君). Mỗi vị tinh quân quản hạt mỗi cung khác nhau.
(1) Bắc Đẩu Tinh Quân có 7 cung, được gọi là Thất Tinh (七星), hay Thất Nguyên (七元), chủ yếu chưởng quản về việc giải ách, kéo dài mạng sống. Bảy cung gồm: Thiên Quỹ Tinh (天櫃星), Dương Minh Tham Lang Tinh Quân (陽明貪狼星君); Thiên Tuyền Tinh (天璇星), Âm Tinh Cự Môn Tinh Quân (陰精巨門星君); Thiên Ki Tinh (天璣星), Chơn Nhân Lộc Tồn Tinh Quân (眞人祿存星君); Thiên Quyền Tinh (天權星), Huyền Minh Văn Khúc Tinh Quân (玄明文曲星君); Thiên Hành Tinh (天衡星), Đơn Nguyên Liêm Trinh Tinh Quân (丹元廉貞星君); Khai Dương Tinh (開陽星), Bắc Cực Võ Khúc Tinh Quân (北極武曲星君); Diêu Quang Tinh (搖光星), Thiên Xung Phá Quân Tinh Quân (天沖破軍星君). Trên thực tế, chùm sao Bắc Đẩu có 9 ngôi sao, nên còn thêm Động Minh Tinh (洞明星), Ngoại Phụ Tinh Quân (外輔星君); và Ẩn Nguyên Tinh (隱元星), Nội Bậc Tinh Quân (內弼星君).
(2) Nam Đẩu Tinh Quân thì chưởng quản về kéo dài tuổi thọ, độ người, chia thành 6 cung, gồm: Thiên Phủ Tinh (天府星), Ty Mạng Tinh Quân (司命星君); Thiên Tướng Tinh (天相星), Ty Lộc Tinh Quân (司祿星君); Thiên Lương Tinh (天梁星), Diên Thọ Tinh Quân (延壽星君); Thiên Đồng Tinh (天同星), Ích Toán Tinh Quân (益算星君); Thiên Quỹ Tinh (天櫃星), Độ Ách Tinh Quân (度厄星君); và Thiên Cơ Tinh (天機星), Thượng Sanh Tinh Quân (上生星君).
(3) Đông Đẩu Tinh Quân có 5 cung, chưởng quản việc tính toán mạng sống, gồm: Thương Linh Diên Sanh Tinh Quân (蒼靈延生星君), Lăng Diên Hộ Mạng Tinh Quân (陵延護命星君), Khai Thiên Tập Phước Tinh Quân (開天集福星君), Đại Minh Hòa Dương Tinh Quân (大明和陽星君), và Vĩ Cực Tổng Giám Tinh Quân (尾極總監星君).
(4) Tây Đẩu Tinh Quân có 4 cung chưởng quản về mạng sống, hộ thân, gồm: Bạch Tiêu Tinh Quân (白標星君), Cao Nguyên Tinh Quân (高元星君), Hoàng Linh Tinh Quân (皇靈星君), Cự Uy Tinh Quân (巨威星君).
(5) Trung Đẩu Tinh Quân, còn gọi là Đại Khôi (大魁), chủ yếu quản lý việc bảo vệ mạng sống, gồm 3 cung: Hách Linh Độ Thế Tinh Quân (赫靈度世星君), Cán Hóa Thượng Thánh Tinh Quân (幹化上聖星君), Xung Hòa Chí Đức Tinh Quân (沖和至德星君).
Trong 5 chùm sao nói trên, hai chùm sao Bắc Đẩu và Nam Đẩu được người đời kính phụng nhiều nhất. Người sanh năm Giáp và Ất thì thuộc về Đông Đẩu; năm Bính, Đinh thuộc về Nam Đẩu; năm Mậu, Kỷ thuộc về Trung Đẩu; năm Canh, Tân thuộc về Tây Đẩu; năm Nhâm, Quý thuộc về Bắc Đẩu. Như trong Thái Thượng Lão Quân Thuyết Ngũ Đẩu Kim Chương Thọ Sanh Kinh (太上老君說五斗金章受生經) của Đạo Giáo có giải thích rõ rằng: “Giáp Ất sanh nhân Đông Đẩu chú sanh, Bính Đinh sanh nhân Nam Đẩu chú sanh, Mậu Kỷ sanh nhân Trung Đẩu chú sanh, Canh Tân sanh nhân Tây Đẩu chú sanh, Nhâm Quý sanh nhân Bắc Đẩu chú sanh; chú sanh chi thời các bẩm Ngũ Hành chân khí, chân khí hỗn hợp, kết tú thành thai; thọ thai thập nguyệt, châu hồi thập phương, thập phương sanh khí, …, thọ sanh chi thời, Ngũ Đẩu Tinh Quân, Cửu Thiên thánh chúng, chú sanh chú lộc, chú phú chú bần, chú trường chú đoản, chú cát chú hung, giai do chúng sanh, tự tác tự thọ (甲乙生人東斗注生、丙丁生人南斗注生、戊己生人中斗注生、庚辛生人西斗注生、壬癸生人北斗注生、注生之時、各稟五行眞氣、眞氣混合、結秀成胎、受胎十月、周回十方、十方生氣…受生之時、五斗星君、九天聖眾、注生注祿、注富注貧、注長注短、注吉注凶、皆由眾生、自作自受, người sanh năm Giáp Ất thì Đông Đẩu ban cho mạng sống, người sanh năm Bính Đinh thì Nam Đẩu ban cho mạng sống, người sanh năm Mậu Kỷ thì Trung Đẩu ban cho mạng sống, người sanh năm Canh Tân thì Tây Đẩu ban cho mạng sống, người sanh năm Nhâm Quý thì Bắc Đẩu ban cho mạng sống; khi ban cho mạng sống, mỗi người đều nhờ chân khí Ngũ Hành, chân khí hỗn hợp, kết tụ thành thai; thọ thai mười tháng, vòng quanh mười phương, mười phương sinh khí, …, khi thọ thai ấy, Ngũ Đẩu Tinh Quân, Cửu Thiên thánh chúng, ban cho sự sống, phước lộc; ban cho giàu có, nghèo cùng; ban cho ngắn dài; ban cho tốt xấu, đều do chúng sanh, tự làm tự chịu).”
(五行): là quan niệm về vật chất của người Trung Quốc cổ đại, phần nhiều được dùng trong các phương diện triết học, y học cũng như bói toán; tức là 5 nguyên tố cần thiết vận hành giữa trời đất gồm Thủy (水), Hỏa (火), Mộc (木), Kim (金) và Thổ (土). Tên gọi khác của Ngũ Thường (五常, 5 yếu tố con người thường cần phải thực hiện) gồm Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí và Tín. Người Trung Quốc co rằng tự nhiên được cấu thành bởi 5 yếu tố, tùy theo các yếu tố này mà thạnh suy, khiến cho tự nhiên sinh ra các biến hóa, có ảnh hưởng đến vận mạng của con người, đồng thời làm cho vũ trụ tuần hoàn không ngừng. Trong các kinh điển luận về Ngũ Hành, trước hết thấy xuất hiện trong Thượng Thư (尚書), phần Hồng Phạm (洪範) có nêu rõ rằng: “Ngũ Hành, nhất viết Thủy, nhị viết Hỏa, tam viết Mộc, tứ viết Kim, ngũ viết Thổ (五行、一曰水、二曰火、三曰木、四曰金、五曰土, Ngũ Hành, thứ nhất là Thủy, thứ hai là Hỏa, thứ ba là Mộc, thứ tư là Kim, thứ năm là Thổ).” Nguồn gốc của Ngũ Hành vốn phát xuất từ số của sách Hà Đồ (河圖), Lạc Thư (洛書); số 1, 6 là Thủy; 2, 7 là Hỏa; 3, 8 là Mộc; 4, 9 là Kim; 5, 10 là Thổ. Theo Hà Đồ, nếu xoay về bên trái thì tương sinh; theo Lạc Thư, nếu xoay về bên phải thì tương khắc. Như vậy Ngũ Hành tương khắc gồm có Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ Khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Ngũ Hành tương sinh là Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Năm yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với các truyền thống văn hóa Trung Quốc khác như phương vị, thiên can, địa chi, màu sắc, thời tiết, v.v. Xin liệt kê theo thứ tự các yếu tố Ngũ Hành, Ngũ Tài (五材), Ngũ Sắc (五色, 5 màu sắc), Ngũ Phương (五方), Ngũ Quý (五季, 5 mùa), Ngũ Thời (五時), Ngũ Tiết (五節), Ngũ Tinh (五星, 5 ngôi sao), Ngũ Thanh (五聲, 5 loại tiếng), Ngũ Âm (五音, 5 loại âm), Ngũ Tạng (五臟), Ngũ Phủ (五腑), Ngũ Chí (五志, 5 loại cảm xúc), Ngũ Quan (五官, 5 giác quan), Ngũ Giác (五覺, 5 loại cảm giác), Ngũ Dịch (五液, 5 loại chất dịch), Ngũ Vị (五味, 5 loại mùi vị), Ngũ Xú (五臭), Ngũ Khí (五氣), Ngũ Vinh (五榮), Ngũ Thú (五獸, 5 loại thú thần thoại), Ngũ Súc (五畜, 5 loại súc vật), Ngũ Cốc (五穀), Ngũ Quả (五果), Ngũ Thái (五菜), Ngũ Thường (五常), Ngũ Chính (五政), Ngũ Ác (五惡), Ngũ Hóa (五化), Thiên Can (千干), Địa Chi (地支). Kim thường đi với Kim, màu xanh, phương Đông, mùa xuân, buổi sáng, Tân Niên, Mộc Tinh (木星), tiếng kêu gọi, Giác, gan, mật, bực tức, mắt, màu sắc, nước mắt, chất chua, mùi hôi (của cừu, nai, v.v.), gân, móng, Thanh Long (青龍), con chó, lúa tẻ, trái Mận, rau Hẹ, Nhân, khoan dung, gió, sanh sản, Giáp và Ất, Dần và Mão. Hỏa đi với Hỏa, màu đỏ, phương Nam, mùa hè, giữa ngày, Thượng Tỵ (上巳, tiết hội của người Hán được tổ chức vào ngày Tỵ của thượng tuần tháng 3 Âm Lịch để cầu gió mát), Hỏa Tinh (火星), tiếng cười, Chưng, tim, ruột non, niềm vui, lưỡi, sự xúc chạm, mồ hôi, vị đắng, mùi khét, máu, mặt, Châu Tước (朱雀), con dê, thóc, trái Hạnh, rau Kiệu, Lễ, sự sáng suốt, sức nóng, sự trưởng thành, Bính và Đinh, Tỵ và Ngọ. Thổ đi với Thổ, màu vàng, phương giữa, giữa hè, xế chiều, Đoan Ngọ (端午, mồng 5 tháng 5 Âm Lịch), Thổ Tinh (土星), tiếng ca, Cung, lá lách, bụng, suy tư, miệng, mùi vị, nước dãi, vị ngọt, mùi hương thơm, thịt, môi, Hoàng Lân (黃麟) hay Đằng Xà (滕蛇), con bò, lúa, trái Táo, rau Quỳ, sự cung kính, ẩm thấp, biến hóa, Mậu và Kỷ, Thìn, Mùi, Tuất và Sửu. Kim đi với Kim, màu trắng, phương Tây, mùa Thu, mặt trời lặn, Thất Tịch (七夕, mồng 7 tháng 7 Âm Lịch), Kim Tinh, tiếng khóc, Thương, phổi, ruột già, sự đau buồn, mũi, hương thơm, nước mũi, vị đắng, mùi tanh, hơi, lông, Bạch Hổ (白虎), con gà, gạo, trái Đào, rau Hành, Nghĩa, sức mạnh, khô ráo, thâu lại, Canh và Tân, Giáp và Dậu. Thủy đi với Thủy, màu đen, phương Bắc, mùa Đông, giữa đêm, Trùng Dương (重陽, mồng 9 tháng 9 Âm Lịch, còn gọi là Trùng Cửu [重九]), Thủy Tinh (水星), tiếng rên rỉ, quả thận, bàng quang, sự lo sợ, lỗ tai, âm thanh, nước bọt miếng, vị mặn, mùi thối mục, xương, tóc, Huyền Võ (玄武), lợn, đậu, hạt dẻ, lá dâu, Trí, sự tĩnh lặng, lạnh lẽo, che giấu, Nhâm và Quý, Hợi và Tý.
(關雎): có nhiều nghĩa khác nhau. (1) Là tên của một thiên trong Thi Kinh (詩經), chương Chu Nam (周南); là chương đầu tiên của toàn thư tịch, cũng là thiên đầu tiên trong 15 thiên ca dao Quốc Phong (國風), là tác phẩm biểu hiện tình yêu nam nữ, được xem như là tổ của những bài thơ tình của Trung Quốc. (2) Từ đó, từ này được mượn để chỉ cho sự hiền thục của hậu phi, hay đức độ của nàng hậu phi. Như trong Hậu Hán Thư (後漢書), chương Hoàng Hậu Kỷ Thượng (皇后紀上), phần Quang Liệt Âm Hoàng Hậu (光烈陰皇后) có câu: “Ký vô quan thư chi đức, nhi hữu Lữ Hoắc chi phong (旣無關雎之德、而有呂霍之風, đã không có đức độ của hậu phi, lại thêm thói quen [tật đố hung tàn] của Lữ Hoắc).” (3) Mượn dùng để chỉ cho vợ chồng. Như trong tác phẩm Bão Trang Hạp (抱妝盒) của tác giả vô danh, chương thứ 4 có câu: “Đa tắc thị thiên sanh phần phước, hựu ngộ trước nhân duyên đối phó, thành tựu liễu lân chỉ quan thư (多則是天生分福、又遇著姻緣對付、成就了麟趾關雎, phần lớn ắt là trời sanh phước phần, lại gặp duyên kết hôn giao phó, thành tựu vợ chồng cao đẹp).” (4) Mượn chỉ cho thục nữ, người con gái hiền thục. Như trong hồi thứ 19 của tác phẩm Ngọc Kiều Lê (玉嬌梨) của Trương Quân (張勻, ?-?) nhà Thanh, có đoạn: “Cửu văn lão tiên sinh lịnh ái hiền thục, hữu quan thư chi mỹ, cố thác vãn sinh kính chấp phủ kha, dục cầu lão tiên sinh khúc tứ chu trần chi hảo (久聞老先生令愛賢淑、有關雎之美、故託晚生敬執斧柯、欲求老先生曲賜朱陳之好, từ lâu đã nghe lịnh ái của ông rất hiền thục, có vẻ đẹp của thục nữ, cho nên xin hãy giao cho hậu sinh được làm mai mối, muốn xin ông thương xót ban cho hai họ tốt lành).” (5) Là tên của một loài chim sống dưới nước, chim ưng bắt cá. Trong Hy Tẩu Thiệu Đàm Thiền Sư Quảng Lục (希叟紹曇禪師廣錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 70, No. 1390) quyển 3 có câu: “Cù mộc thùy âm, quan thư vịnh đức, huyên thọ bắc đường, tinh chiêu nam cực, xuân dương hu ẩu dục lê nguyên, đại địa thùy nhân bất cảm ân (樛木垂陰、關雎詠德、萱樹北堂、星昭南極、春陽姁嘔育黎元、大地誰人不感恩, cây si rũ bóng râm, chồng vợ ngợi ca đức, cây huyên nơi nhà bắc, sao tỏ sáng cực nam, mùa xuân đem vui nuôi bá tánh, đất trời ai nào chẳng cảm ơn).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập