Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thiên Y Nghĩa Hoài »»
(楊傑, Yōketsu, hậu bán thế kỷ 11): xuất thân vùng Vô Vi (無爲, Tỉnh An Huy), sống dưới thời Bắc Tống, tự là Thứ Công (次公), hiệu Vô Vi Tử (無爲子). Ông có tài hùng biện, tuổi trẻ đậu cao, nhưng rất thích về Thiền, đã từng đến tham vấn chư vị tôn túc các nơi, rồi theo học pháp với Thiên Y Nghĩa Hoài (天衣義懷). Mỗi lần Nghĩa Hoài dẫn dụ Thiền ngữ của Bàng Cư Sĩ (廊居士) ông đều chăm chú lắng nghe. Có hôm nọ nhân khi thấy mặt trời như tuôn vọt ra, ông đại ngộ, đem trình kệ lên cho thầy và được ấn khả. Sau đó, ông lại gặp Phù Dung Đạo Giai (芙蓉道楷), cả hai rất tâm đắc với nhau. Vào năm cuối niên hiệu Hy Ninh (熙寧, 1068-1077) đời vua Thần Tông nhà Tống, ông trở về quê nuôi dưỡng mẹ, chuyên tâm đọc kinh tạng và quay về với Tịnh Độ. Do vì ông đã từng nhậm chức trông coi ngục hình nên có tên gọi là Dương Đề Hình (楊提刑). Lúc bấy giờ ông viếng thăm Bạch Liên Tự (白蓮寺) trên Thiên Thai Sơn (天台山), theo hầu Chơn Hàm (眞咸), đảnh lễ tháp của Trí Giả Đại Sư. Đến cuối đời ông chỉ chuyên tâm tu pháp môn Tịnh Độ, từng vẽ bức tranh A Di Đà Phật. Khi lâm chung, ông cảm đắc Phật đến đón rước, ngồi ngay ngắn mà ra đi, hưởng thọ 70 tuổi. Trước tác của ông có Thích Thị Biệt Tập (釋氏別集), Phụ Đạo Tập (輔道集), v.v.
(鐵脚應夫, Tekkyaku Ōfu, ?-?): vị tăng của Vân Môn Tông Trung Quốc, sống dưới thời nhà Tống, người vùng Thanh Lưu (清流), Trừ Châu (滁州, Tỉnh An Huy), họ là Tương (蔣). Ông nương theo Thừa Thái (承泰) ở Bảo Ninh Thiền Viện (保寧禪院) thuộc Phủ Giang Ninh (江寧府, Tỉnh Giang Tô) xuất gia và thọ Cụ Túc giới. Sau đến tham học với Thiên Y Nghĩa Hoài (天衣義懷) và kế thừa dòng pháp của vị này. Ban đầu ông đến trú tại Cam Lồ (甘露) ở Nhuận Châu (潤州, Tỉnh Giang Tô), kế đến là Sùng Phước Thiền Viện (崇福禪院) ở Trường Lô Sơn (長蘆山), thuộc Chơn Châu (眞州, Tỉnh Giang Tô). Ông được ban cho hiệu là Quảng Chiếu Thiền Sư (廣照禪師).
(文慧重元, Bune Jūgen, ?-1063): vị tăng của Vân Môn Tông Trung Quốc, người vùng Thanh Châu (青州, Tỉnh Sơn Đông), họ là Tôn (孫). Năm lên 17 tuổi, ông xuất gia, đến năm 20 tuổi thọ Cụ Túc giới. Ban đầu ông theo học giáo lý với Giảng Tứ (講肆), rồi có đêm nọ chợt thấy có linh cảm, bèn đến dự vào pháp tịch của Thiên Y Nghĩa Hoài (天衣義懷), cùng với đại chúng nghiên cứu tông phong chư tổ, chẳng bao lâu thì được khai ngộ, được Nghĩa Hoài ấn khả cho và kế thừa dòng pháp của vị này. Sau đó, ông đến trú tại Thiên Bát Tự (天鉢寺) ở Bắc Kinh (北京), rồi trãi qua khoảng 4 ngôi chùa như vậy. Trong thời gian này ông đã nỗ lực tuyên xướng tông phong của Vân Môn, và được rất nhiều tăng tục quy ngưỡng theo. Ông thị tịch vào năm thứu 8 niên hiệu Gia Hựu (嘉祐) và được ban cho thụy hiệu là Văn Huệ Thiền Sư (文慧禪師).
(圓通法秀, Entsū Hōshū, 1027-1090): vị tăng của Vân Môn Tông Trung Quốc, người vùng Lũng Thành (隴城), Tần Châu (秦州, tỉnh Cam Túc), họ là Tân (辛). Năm 19 tuổi, ông xuất gia thọ Cụ Túc giới, đầu tiên học Viên Giác Kinh, Hoa Nghiêm Kinh và có chỗ sở đắc, cuối cùng nghe danh của Thiên Y Nghĩa Hoài (天衣義懷), ông đến tham học trong nhiều năm, cuối cùng được đạt ngộ và kế thừa dòng pháp của vị này. Ban đầu ông đến trú tại Long Thư Tứ Diện (龍舒四面), rồi Thê Hiền Tự (棲賢寺) ở Lô Sơn (廬山). Sau theo lời thỉnh cầu của Vương An Thạch (王安石), ông đến trú trì Chung Sơn Tự (鍾山寺) thuộc Tỉnh Giang Tô (江蘇省). Ông còn đến sống tại Bảo Ninh Tự (保寧寺) ở Kim Lăng Phụng Đài (金陵鳳臺). Rồi theo chiếu chỉ của nhà vua, ông đến trú trì Sùng Phước Thiền Viện (崇福禪院) ở Trường Lô (長蘆, Tỉnh Giang Tô). Vào năm thứ 7 (1084) niên hiệu Nguyên Phong (元豐), ông chuyển đến Pháp Vân Tự (法雲寺) ở Đông Kinh (東京, Tỉnh Hà Nam) làm vị tổ thứ nhất của chùa này. Ông đã từng thuyết pháp trước mặt vua Thần Tông và được ban cho hiệu là Viên Thông Thiền Sư (圓通禪師). Vào ngày 29 tháng 8 năm thứ 5 niên hiệu Nguyên Hựu (元祐) đời vua Triết Tông, ông thị tịch, hưởng thọ 64 tuổi.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập