Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thiền Uyển Thanh Quy »»
(百丈清規): còn gọi là Bách Trượng Cổ Thanh Quy (百丈古清規), Bách Trượng Tùng Lâm Thanh Quy (百丈叢林清規), do Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海, 749-814) trước tác, là thư tịch ghi rõ những quy cũ trong Thiền lâm được quy định lần đầu tiên. Nguyên bản thì bị thất lạc trong khoang thời gian hai thời đại nhà Đường và Tống, nhưng chúng ta có thể biết được nội dung của nó như thế nào qua bản tựa của Dương Ức (楊億, 973-1020), và bản Thiền Uyển Thanh Quy (禪苑清規) của Tông Trách (宗賾, ?-?) ở Trường Lô (長蘆). Hơn nữa, sau này còn có bản Thiền Môn Quy Thức (禪門規式) được thâu lục trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄) 6. Bản Bách Trượng Cổ Thanh Quy hay cổ thanh quy này khác với Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (勅修百丈清規) do Đông Dương Đức Huy (東陽德輝[煇], ?-?) nhà Nguyên tái biên theo sắc mệnh nhà vua.
(祝聖, Shukushin): nghĩa là cầu chúc thọ mạng quốc vương được vô cùng. Từ đó, vào những dịp thánh tiết, nghi lễ này được tiến hành nhằm cầu nguyện cho thánh thọ vô cùng. Như trong Thiền Uyển Thanh Quy (禪苑清規) cho thấy rằng xưa kia các Thiền lâm Trung Quốc đã từng phát hành tờ Thánh Tiết Do (聖節由) như là giấy chứng nhận có hành trì lễ Chúc Thánh này. Lễ này được tiến hành vào ngày mồng 1 và 15 mỗi tháng. Tại các nước Phật Giáo Đại Thừa như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam vẫn còn duy trì nghi thức này cho đến ngày nay.
(典座, Tenso): chức vị người có trách nhiệm trông coi về chỗ ngồi của chúng tăng. Nguyên trước kia vị này trông coi về giường ngũ cũng như y phục của tăng chúng. Như trong Thích Thị Yếu Lãm (釋氏要覽) 1, có đoạn rằng: “Điển Tòa, Tăng Kỳ Luật vân, điển thứ phó sàng tòa, thử chưởng tăng cửu sự chi nhất dã (典座、僧祇律云、典次付床座、此掌僧九事之一也, Tăng Kỳ Luật dạy rằng Điển Tòa là người chuyên trách lo về giường nằm chỗ ngồi; vị này chấp chưởng một trong chín việc của chúng tăng).” Nó còn là chức vụ trong yếu trong Lục Tri Sự (六知事, sáu vị Tri Sự). Trong Thiền Tông, đây là chức vị trông coi về việc ăn uống cho đại chúng. Chương Điển Tòa của Thiền Uyển Thanh Quy (禪苑清規) 3 có đoạn rằng: “Điển Tòa chức, chủ đại chúng trai chúc (典座職、主大眾齋粥, chức Điển Tòa chủ yếu lo cơm cháo chay cho đại chúng).”
(覺靈): linh hồn đã giác ngộ, hay đã tìm thấy con đường; từ này được dùng cho các vị xuất gia đã viên tịch. Chữ giác (s, p: bodhi, 覺) ở đây có âm dịch là Bồ Đề (菩提), là trí tuệ chứng ngộ diệu lý Niết Bàn; cựu dịch là đạo (道), tân dịch là giác. Như trong Thiền Uyển Thanh Quy (禪苑清規, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1245) quyển 7, phần Vong Tăng (亡僧), có đoạn dùng từ giác linh này cho vị tu sĩ qua đời: “Dụng biểu vô thường, ngưỡng bằng tôn chúng, phụng vị một cố mỗ nhân Thượng Tọa, tư tợ giác linh vãng sanh Tịnh Độ (用表無常、仰憑尊眾、奉爲歿故某人上坐、資助覺靈往生淨土, thể hiện vô thường, ngưỡng mong đại chúng, kính vì Thượng Tọa … đã qua đời, trợ giúp giác linh vãng sanh Tịnh Độ).” Trong Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (敕修百丈清規, Taishō Vol. 48, No. 2025) quyển 6, phần Vong Tăng (亡僧), còn cho biết rằng: “Bài thượng thư vân: 'Tân viên tịch mỗ giáp Thượng Tọa giác linh' (牌上書云、新圓寂某甲上座覺靈, trên bài vị ghi rằng: 'Giác linh Thượng Tọa … mới viên tịch').” Hay trong Tế Điên Đạo Tế Thiền Sư Ngữ Lục (濟顚道濟禪師語錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 69, No. 1361) cũng có đoạn rằng: “Cung duy viên tịch Tử Hà Đường Thượng Tánh Không Đại Hòa Thượng Bổn Công giác linh (恭惟圓寂紫霞堂上性空大和尚本公覺靈, kính nghĩ giác linh Bổn Công Đại Hòa Thượng Tánh Không Tử Hà Đường Thượng đã viên tịch).” Ngay cả trong văn thỉnh 12 loại cô hồn của Tu Tập Du Già Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi (修習瑜伽集要施食壇儀, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1083), đoạn thỉnh các tu sĩ quá cố cũng dùng từ giác linh này: “Nhất tâm triệu thỉnh, xuất trần thượng sĩ, phi tích cao tăng, tinh tu Ngũ Giới tịnh nhân, Phạm hạnh Tỳ Kheo Ni chúng, …, như thị chuy y Thích tử chi lưu, nhất loại giác linh đẳng chúng (一心召請、出塵上士、飛錫高僧、精修五戒淨人、梵行比丘尼眾…如是緇衣釋子之流、一類覺靈等眾, một lòng triệu thỉnh, xuất trần thượng sĩ, vân du cao tăng, ròng tu Năm Giới tịnh nhân, Phạm hạnh Tỳ Kheo Ni chúng, …, như vậy áo đen tu sĩ các dòng, một loại giác linh các chúng).”
(鑑[監]院, Kanin): còn gọi là Giám Tự (監寺), tên gọi chức vụ giám sát toàn bộ công việc của tự viện. Trong Thiền Uyển Thanh Quy (禪苑清規) hay Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (勅修百丈清規), từ Giám Viện được dùng đến chứ không phải Giám Tự.
(六知事): trong Thiền Tông, đây là 6 nơi hay tên chức vụ các vị tăng chuyên trách mọi công việc trong tự viện, gồm có:
(1) Đô Tự (都寺, Tsūsu), người đảm đương chức vụ giám sát hết mọi việc trong chùa, trên cả Giám Tự (監寺).
(2) Giám Tự (監寺, Kansu): người thay thế vị Trú Trì, quản đốc toàn bộ công việc trong chùa.
(3) Phó Tự (副寺, Fūsu): người chuyên trách việc kế toán.
(4) Duy Na (維那, Ino): vị chuyên trách và hướng dẫn mọi công việc liên quan đến chư tăng.
(5) Điển Tòa (典座, Tenzo): người chuyên trách việc ẩm thực của chư tăng.
(6) Trực Tuế (直歳, Shissui): người chịu trách nhiệm trông lo việc tu sửa các liêu xá, phòng ốc, chỉnh trang các đồ vật của sơn môn và giám sát nhân công , công sự, v.v.
Tuy nhiên, trong Thiền Uyển Thanh Quy (禪苑清規) dưới thời Bắc Tống (北宋, 960-1127), chỉ có 4 vị Tri Sự là Giám Viện, Duy Na, Điển Tòa và Trực Tuế mà thôi. Trong Vĩnh Bình Điển Tòa Giáo Huấn (永平典座敎訓) có đề cập đến Lục Tri Sự này như: “Phật Giáo tùng bổn hữu Lục Tri Sự (佛敎從本有六知事, Phật Giáo từ xưa đã có Sáu Tri Sự).”
(五參上堂, Gosanjōdō): Ngũ Tham (五參) nghĩa là tham vấn cách nhau 5 ngày; Thượng Đường (上堂) là vị trú trì lên Pháp Đường thuyết tháp. Trong Thiền Uyển Thanh Quy (禪苑清規) quy định rằng mỗi tháng có 6 lần tham vấn: ngày mồng một, 5, 10, 15, 20 và 25. Tuy nhiên, từ bản Tùng Lâm Hiệu Định Thanh Quy Tổng Yếu (叢林校定清規總要) trở về sau gọi ngày mồng 1, 15 là Đán Vọng Thượng Đường (旦望上堂), như vậy mỗi tháng chỉ có 4 lần mà thôi. Tại Trung Quốc, có quy định rằng những vị quan từ Ngũ Phẩm trở lên cứ cách nhau 5 ngày phải đến tham kiến một lần vào buổi sáng, cho nên tương truyền truyền thống Ngũ Tham Thượng Đường trong Thiền Tông cũng được bắt chước từ đây.
(拈香): nghĩa là trước tượng Phật, Bồ Tát cũng như chư vị Tổ sư tiến hành đốt hương, dâng hương; còn gọi là niệm hương (捻香). Vào ngày Khai Đường, niêm hương chúc thiên tử, được gọi là Chúc Thánh Niêm Hương (祝聖拈香). Vào lúc mới nhậm chức Trú Trì, hay lần đầu tiên khai đường thuyết pháp, vị thầy của chính mình niêm hương để thể hiện sự truyền thừa giữa thầy với trò và cảm niệm tình nghĩa ân sư, đó được gọi là Từ Pháp Niêm Hương (嗣法拈香). Vì chư Phật, Bồ Tát, Đàn Na tín thí mà niêm hương, rồi tuyên thuyết Pháp Ngữ, được gọi là Niêm Hương Phật Sự (拈香佛事). Trong đó, Từ Pháp Niêm Hương là do vị Trú Trì đích thân cắm hương vào lò. Về nghi thức tác pháp niêm hương, Thiền Uyển Thanh Quy (禪苑清規, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1245) quyển 5, phần Đường Đầu Tiên Điểm (堂頭煎點), cho biết rằng người đốt hương ở phía Đông của đài hương, hướng về vị Trú Trì hỏi han xong, hai tay nâng cao hộp hương; dùng tay phải cầm hộp bỏ vào trong tay trái, tiếp theo dùng tay phải càm nắp hộp đặt trên đài hương; tay phải đưa hương lên, hướng về đối tượng dâng cúng mà thắp. Sau đó, tay phải lấy nắp hộp đậy vào hộp, dùng hai tay nâng hộp hương đặt lên trên đài hương, rồi bắt đầu dâng hương chúc nguyện. Như trong Vô Dị Nguyên Lai Thiền Sư Quảng Lục (無異元來禪師廣錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 72, No. 1435) quyển 7, phần Trú Kim Lăng Thiên Giới Thiền Tự Ngữ Lục (住金陵天界禪寺語錄), có đoạn: “Thiên Vương Điện niêm hương, tùng lai nguyện lực triển từ uy, thước phá hư không hào tướng huy, Y Chánh báo trung thùy biện đắc, sơn đầu đa kiến tử vân phi (天王殿拈香、從來願力展慈威、爍破虛空毫相輝、依正報中誰辯得、山頭多見紫雲飛, niêm hương nơi Thiên Vương Điện, lâu nay nguyện lực mở từ oai, phá rạng hư không tướng rạng ngời, trong Y Chánh báo ai hiểu được, đầu non thường gặp mây tía bay).” Hay trong Ngu Am Trí Cập Thiền Sư Ngữ Lục (愚菴智及禪師語錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 71, No. 1421) quyển 5 cũng có đoạn: “Đạt Ma kỵ, niêm hương: 'Vạn lí Tây lai, cửu niên diện bích, tiền vô Thích Ca, hậu vô Di Lặc' (達磨忌、拈香、萬里西來、九年面壁、前無釋迦、後無彌勒, vào ngày kỵ của Tổ Đạt Ma, sư niêm hương rằng: 'Muôn dặm Tây đến, chín năm nhìn vách, trước không Thích Ca, sau không Di Lặc').”
(法駕): tên một loại cỗ xe của thiên tử; tùy theo vị trí cao thấp của thiên tử mà có 3 loại: đại giá (大駕), pháp giá (法駕), tiểu giá (小駕); và cũng khác nhau về nghi thức hộ vệ, v.v. Như trong Sử Ký (史記), chương Lữ Thái Hậu Bổn Kỷ (呂太后本紀) có câu: “Nãi phụng thiên tử pháp giá, nghênh đại vương ư để (乃奉天子法駕、迎代王於邸, bèn vâng xa giá của thiên tử, đón đức vua ở tư gia).” Hay trong Cao Phong Long Tuyền Viện Nhân Sư Tập Hiền Ngữ Lục (高峰龍泉院因師集賢語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 65, No. 1277) quyển 2, phần Phổ Biến Văn (普變文), cũng có câu: “Nghênh thỉnh thiên hiền vạn thánh, quy y Ngũ Nhãn Lục Thông, vọng pháp giá dĩ quang lâm, nhạ hương xa nhi hạ giáng (迎請千賢萬聖、歸依五眼六通、望法駕以光臨、迓香車而下降, đón thỉnh ngàn hiền vạn thánh, quy y Năm Nhãn Sáu Thông, mong xe pháp hãy quang lâm, rước xe hương mà giáng xuống).” Hoặc như trong Thiền Uyển Thanh Quy (禪苑清規, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1245) quyển 2, phần Tuần Liêu (巡寮), lại có câu: “Phục mông Hòa Thượng pháp giá phỏng lâm, hạ tình bất nhậm cảm kích chi chí (伏蒙和尚法駕訪臨、下情不任感激之至, cúi mong Hòa Thượng xe pháp đến thăm, chúng hạ tình thật cảm kích vô tận).”
(崇寧清規): xem Thiền Uyển Thanh Quy(禪苑清規, Zennenshingi) bên dưới.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập