Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Đại Phương Tiện Phương Quảng Kinh »»
(s: catur-ārya-satya, p: catu-ariya-sacca, 四諦): Đế (s: satya, p: sacca, 諦) ở đây nghĩa là chân thật, bất hư, chân lý. Tứ Đế chỉ cho 4 loại chân lý đúng dắn, không sai lầm, không hư dối, gồm: Khổ (苦), Tập (集), Diệt (滅) và Đạo (道); còn gọi là Tứ Chân Đế (四眞諦); 4 chân lý này do bậc thánh thấy được nên gọi là Tứ Thánh Đế (四聖諦), Tứ Diệu Đế (四妙諦). Đại thể, Tứ Đế là Phật Giáo dùng để giải thích hiện tượng vũ trụ theo quy nạp của thuyết Thập Nhị Nhân Duyên (s: dvādaśāṅga-pratītya-samutpāda, p: dvādasaṅga-paṭicca-samuppāda, 十二因緣), là đại cương giáo nghĩa của Phật Giáo Nguyên Thủy, là bài thuyết pháp đầu tiên của đức Phật. Theo thứ tự, 4 chân lý này là Khổ Thánh Đế (苦聖諦), Khổ Tập Thánh Đế (苦集聖諦), Khổ Diệt Thánh Đế (苦滅聖諦), Khổ Diệt Đạo Thánh Đế (苦滅道聖諦); hoặc Khổ Thánh Đế (苦聖諦), Khổ Tập Đế (苦習諦), Khổ Diệt Đế (苦滅諦), Khổ Diệt Đạo Thánh Đế (苦滅道聖諦); hay Khổ Đế (苦諦), Khổ Tập Đế (苦集諦), Khổ Tận Đế (苦盡諦), Khổ Xuất Yếu Đế (苦出要諦); hoặc Khổ Thánh Đế (苦聖諦), Tập Thánh Đế (集聖諦), Chơn Thánh Đế (眞聖諦), Đạo Thánh Đế (道聖諦). Trong đó, Khổ và Tập biểu thị quả và nhân của thế giới mê lầm; Diệt và Đạo biểu thị quả và nhân của thế giới chứng ngộ; nghĩa là quả của thế gian Hữu Lậu là Khổ Đế, quả của xuất thế gian Vô Lậu là Diệt Đế; nhân của thế gian Hữu Lậu là Tập Đế, quả của xuất thế gian Vô Lậu là Đạo Đế. Theo Trung A Hàm Kinh (中阿含經, Taishō Vol. 1, No. 26) quyển 7, Phân Biệt Thánh Đế Kinh (分別聖諦經), A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa Luận (阿毘達磨大毘婆沙論, Taishō Vol. 27, No. 1545) quyển 77, Đại Thừa A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập Luận (大乘阿毘達磨雜集論, Taishō Vol. 31, No. 1606) quyển 7, v.v., cụ thể Tứ Đế là: (1) Khổ Đế (s: duḥkha-satya, p: dukkha-sacca, 苦諦), còn gọi là Khổ Thánh Đế (s: duḥkhārya-satya, 苦聖諦); khổ tức chỉ trạng thái bức bách thân tâm khổ não; mọi sự vật trên thế gian, dù hữu tình hay chẳng phải hữu tình, đều phải chịu khổ; hết thảy thế gian bản chất là khổ. Khổ Đế tức là chân lý về cái khổ thật sự liên quan đến vấn đề sanh tử. (2) Tập Đế (s: samudaya-satya, p: samudaya-sacca, 集諦), còn gọi là Tập Thánh Đế (s: samudayārya-satya, 集聖諦); tập đây nghĩa là sự thật về tất cả phiền não hoặc nghiệp thật sự có thể chiêu tập quả của khổ sanh tử trong Ba Cõi. Tập Đế là chân lý liên quan đến sự sanh khởi cũng như căn nguyên các nỗi khổ của con người trên cõi đời này. (3) Diệt Đế (s: nirodha-satya, p: nirodha-sacca, 滅諦), còn gọi là Diệt Thánh Đế (s: nirodhārya-satya, 滅聖諦); diệt ở đây nghĩa là tịch diệt, vắng lặng, thật sự đoạn trừ căn bản của khổ là ái dục thì sẽ được diệt khổ, có thể nhập vào cảnh giới Niết Bàn. Diệt Đế là chân lý liên quan đến sự diệt tận Khổ và Tập. (4) Đạo Đế (s: mārga-satya, p: magga-sacca, 道諦), còn gọi là Đạo Thánh Đế (s: mārgārya-satya, 道聖諦); đạo nghĩa là có thể thông suốt, tức là con đường diệt khổ, như Chánh Kiến (正見), Chánh Tư Duy (正思惟), v.v., của Bát Chánh Đạo (s: āryāṣṭāṇga-mārga, p: ariyāṭṭhaṅgika-magga, 八正道); nếu nương vào đây mà tu hành, tức có thể siêu thoát hai sự thật Khổ và Tập, đạt đến cảnh giới Niết Bàn vắng lặng. Đạo Đế là chân lý liên quan đến Bát Chánh Đạo ấy. Sau khi thành đạo, đức Phật thuyết Tứ Đế này cho 5 vị Tỳ Kheo, được xem như là lần chuyển Pháp Luân đầu tiên. Đây là giáo nghĩa căn bản nhất trong các giáo lý Phật Giáo, là phương pháp duy nhất dể giải thoát khỏi sanh tử luân hồi. Về sau, Tứ Đế được xem như là pháp của Thanh Văn; ngoại trừ Phật Giáo Nguyên Thủy thuyết về giáo lý này, trong các kinh điển của Phật Giáo Đại Thừa cũng có đề cập đến giáo thuyết này, tỷ dụ như Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Đại Phương Tiện Phương Quảng Kinh (勝鬘獅子吼一乘大方便方廣經, Taishō Vol. 12, No. 353), Bắc Bản Đại Bát Niết Bàn Kinh (大般涅槃經, Taishō Vol. 12, No. 374) quyển 12, 13, v.v., không những có giải thích theo quan điểm Đại Thừa mà còn phát huy áo nghĩa của Tứ Đế nữa. Về tự tánh của Tứ Đế, các bộ phái đều có những dị thuyết. Căn cứ A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa Luận quyển 77, các luận sư của A Tỳ Đạt Ma (s: Abhidharma, 阿毘達磨) lấy Ngũ Uẩn (s: pañca-skandha, p: pañca-khandha, 五蘊) là Khổ Đế, nhân của Hữu Lậu là Tập Đế, pháp Trạch Diệt (s: pratisaṃkhyā-nirodha, p: patisaṅkhā-nirodha, 擇滅) là Diệt Đế, pháp Học, Vô Học là Đạo Đế. Về thứ tự hiện quán của Tứ Đế, theo A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (阿毘達磨俱舍論, Taishō Vol. 29, No. 1558) quyển 22, A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa Luận quyển 78 cho biết rằng trước quán Khổ Đế, kế đến quán Tập Đế, Diệt Đế, Đạo Đế. Căn cứ vào Hiển Dương Thánh Giáo Luận (顯揚聖敎論, Taishō Vol. 31, No. 1602) quyển 7 Trung, Đại Thừa Phật Giáo lấy nội dung của Tứ Đế diễn thành 8 loại, gọi là Bát Đế (八諦, Tám Đế); gồm Hành Khổ Đế (行苦諦), Hoại Khổ Đế (壞苦諦), Khổ Khổ Đế (苦苦諦), Lưu Chuyển Đế (流轉諦), Tạp Nhiễm Đế (雜染諦, tương đương với Khổ Đế và Tập Đế), Lưu Tức Đế (流息諦, tương đương với Diệt Đế), Thanh Tịnh Đế (清淨諦, tương đương với Diệt Đế và Đạo Đế), Chánh Phương Tiện Đế (正方便諦, tương đương với Đạo Đế). Bên cạnh đó, Đại Sư Trí Khải của Thiên Thai Tông căn cứ vào thuyết của Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Đại Phương Tiện Phương Quảng Kinh, Đại Bát Niết Bàn Kinh lại lập ra 4 loại Tứ Đế có sâu cạn bất đồng, tương đương với 4 giáo tướng Tạng, Thông, Biệt, Viên; gồm: (1) Sanh Diệt Tứ Đế (生滅四諦), do Tạng Giáo (藏敎) thuyết ra, tùy theo việc sanh diệt Hữu Vi mà quán nhân quả của Tứ Đế là thật có sanh, diệt. (2) Vô Sanh Tứ Đế (無生四諦), hay Vô Sanh Diệt Tứ Đế (無生滅四諦), do Thông Giáo (通敎) thuyết ra, tùy theo nhân duyên các pháp tức là Không, Vô Sanh mà quán nhân quả mê ngộ của Tứ Đế, đều là không vô vốn chẳng có sanh diệt. (3) Vô Lượng Tứ Đế (無量四諦), do Biệt Giáo (別敎) thuyết ra, tùy theo trong cõi ngoài cõi với vô số sai biệt, vô số nhân, mà Tứ Đế cũng có vô lượng các tướng. (4) Vô Tác Tứ Đế (無作四諦), do Viên Giáo (圓敎) thuyết ra, tùy theo đương thể của mê ngộ tức là thật tướng, mà quán sự đối lập mâu thuẩn giữa mê với ngộ tức chẳng phải mâu thuẩn, và tất cả đều là thật tướng. Ngoài ra, Pháp Tướng Tông lấy Diệt Đế lập ra Ba Diệt Đế, gồm: Hữu Tự Tánh Diệt (有自性滅), Nhị Thủ Diệt (二取滅) và Bản Tánh Diệt (本性滅); đối với Đạo Đế thì lập ra Ba Đạo Đế, gồm: Biến Tri Đạo (徧知道), Vĩnh Đoạn Đạo (永斷道) và Tác Chứng Đạo (作證道). Trong Viên Giác Kinh Đại Sớ Thích Nghĩa Sao (圓覺經大疏釋義鈔, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 9, No. 245) quyển 3 có đoạn rằng: “Hữu Khổ khả tri, hữu Tập khả đoạn, hữu Diệt khả chứng, hữu Đạo khả tu, mê tắc Khổ Tập diệt nhi chân đạo diệt, ngộ tắc Khổ Tập diệt nhi chánh đạo sanh, hữu khả sanh diệt, cố vân Sanh Diệt Tứ Đế (有苦可知、有集可斷、有滅可證、有道可修、迷則苦集生而眞道滅、悟則苦集滅而正道生、有可生滅、故云生滅四諦, có Khổ biết được, có Tập đoạn được, có Diệt chứng được, có Đạo tu được, mê thì Khổ Tập sanh mà chân đạo diệt, ngộ thì Khổ Tập diệt mà chánh đạo sanh, có khả năng sanh diệt như vậy, nên gọi là Sanh Diệt Tứ Đế).” Hay trong Thích Thiền Ba La Mật Thứ Đệ Pháp Môn (釋禪波羅蜜次第法門, Taishō Vol. 46, No. 1916) quyển 9 cũng có đoạn: “Niệm tử tức ngộ vô thường Tứ Đế, nhược Tam Giới bệnh tận tức đắc chứng đạo (念死卽悟無常四諦、若三界病盡卽得聖道, nghĩ nhớ bệnh là ngộ vô thường Tứ Đế, nếu Ba Cõi bệnh hết tức được chứng đạo).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập