Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập Đô Tự »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập Đô Tự








KẾT QUẢ TRA TỪ


Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập Đô Tự:

(禪源諸詮集都序, Zengenshosenshūtojo): 2 quyển, trước tác của Khuê Phong Tông Mật (圭峰宗密) nhà Đường, được san hành vào năm thứ 7 (1062) niên hiệu Gia Hựu (嘉祐) nhà Tống, là tác phẩm thâu tập các yếu ngữ, kệ tụng có liên quan đến huyền nghĩa của Thiền môn từ các trước thuật của chư vị trong hệ thống Thiền Tông, lấy tên là Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập (禪源諸詮集), xem đây như là kho tàng của Thiền với ý nghĩa “Đô Tự (都序)”. Nó còn có tên gọi khác là Thiền Na Lý Hành Chư Thuyên Tập (禪那理行諸詮集), có nghĩa là tập giải thích kỹ lưỡng đạo lý căn nguyên của Thiền. Nói tóm lại, nó luận rõ bản nguyên của Thiền là bản giác chơn tánh của tất cả chúng sanh, chứng được bản nguyên ấy gọi là Tuệ, tu tập bản nguyên ấy gọi là Định và trải qua quá trình lý của Thiền, hành của Thiền và thể của Thiền. Hơn nữa, Thiền có 5 loại: Ngoại Đạo Thiền (外道禪), Phàm Phu Thiền (凡夫禪), Tiểu Thừa Thiền (小乘禪), Đại Thừa Thiền (大乘禪), và Tối Thượng Thừa Thiền (最上乘禪). Về Tối Thượng Thừa Thiền, tác phẩm này giải thích rằng: “Tối Thượng Thừa Thiền diệc danh Như Lai Thanh Tịnh Thiền, diệc danh Nhất Hành Tam Muội, diệc danh Chơn Như Tam Muội, thử thị nhất thiết tam muội căn bản, nhược năng niệm niệm tu tập, tự nhiên tiệm đắc bách thiên tam muội, Đạt Ma môn hạ triển chuyển tương truyền giả, thị thử Thiền dã (最上乘禪亦名如來清淨禪、亦名一行三昧、亦名眞如三昧、此是一切三昧根本、若能念念修習、自然漸得百千三昧、達磨門下展轉相傳者、是此禪也, Tối Thượng Thừa Thiền còn có tên gọi khác là Như Lai Thanh Tịnh Thiền, cũng có tên là Nhất Hành Tam Muội, lại có tên là Chơn Như Tam Muội; đây là căn bản của tất cả tam muội, nếu có thể mỗi niệm tu tập nó, tự nhiên dần dần đạt được trăm ngàn tam muội; pháp môn mà môn hạ của Đạt Ma thay nhau truyền thừa chính là Thiền này)”. Đối với Thiền, Khuê Phong thuộc môn hạ của Hà Trạch Tông (荷澤宗) và từng kế thừa dòng pháp của Toại Châu Đạo Viên (遂州道圓); nhưng đồng thời đối với Hoa Nghiêm Tông (華嚴宗), ông lại kế thừa Thanh Lương Trừng Quán (清涼澄觀) và trở thành vị tổ thứ 5; cho nên ông là nhân vật dung hợp cả Giáo và Thiền. Do đó, trong tác phẩm này ông đã tạo sự điều hòa cuộc đấu tranh giữa các nhà Giáo gia cũng như Thiền gia, làm sáng tỏ cả Giáo và Thiền đều có 2 phương diện đốn tiệm như nhau và phải nói rằng ông là luận giả hệ thống hóa nhất trí tư tưởng Thiền và Giáo. Theo bản Trùng Khắc Thiền Nguyên Thuyên Tự (重刻禪源詮序) của Cổ Nhữ Chu (賈汝舟) với tên gọi Minh Tàng Bản (明藏本), chúng ta biết có bản ấn tạo vào năm thứ 8 (tức năm thứ 7 [1062] niên hiệu Gia Hựu [嘉祐]) niên hiệu Thanh Ninh (清寧). Ngoài ra, còn có bản năm thứ 7 (1303) niên hiệu Đại Đức (大德), Phúc Tống Bản (覆宋版) do Triều Tiên khai bản vào năm thứ 4 (1576) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), v.v. Tại Nhật Bản, cũng có san hành bộ này vào năm thứ 3 (1358) niên hiệu Diên Văn (延文) và năm thứ 11 (1698) niên hiệu Nguyên Lộc (玄祿). Sách chú thích có Thiền Nguyên Tập Đô Tự Trước Bính (禪源集都序着柄) của Hối Am Đại Sư Định Tuệ (晦庵大師定慧) người Triều Tiên, Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập Đô Tự Khoa Mục Tinh Nhập Tư Ký (禪源諸詮集都序科目幷入私記) của Liên Đàm Hữu Nhất (蓮潭有一), v.v.


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


Có và Không


Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại


Học Phật Đúng Pháp

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...