Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thiên Ẩn Viên Tu »»
(幻有正傳, Genu Shōden, 1549-1614): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Huyễn Hữu (幻有), hiệu Nhất Tâm (一心), xuất thân vùng Lật Dương (溧陽), Ứng Thiên (應天, Lật Dương, Tỉnh Giang Tô), họ Lữ (呂). Năm 22 tuổi, ông theo xuất gia với Lạc Am (樂庵) ở Tĩnh Lạc Viện (靜樂院), Kinh Khê (荆溪, Tỉnh Giang Tô). Sau đó, ông đến tham vấn Tiếu Nham Đức Bảo (笑巖德寳) ở Quan Âm Am (觀音庵), Yến Đô (燕都, Tỉnh Hà Bắc) và kế thừa dòng pháp của vị này. Vào năm đầu (1573) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), ông bắt đầu khai đường thuyết pháp tại Vũ Môn Thiền Viện (禹門禪院) ở Long Trì Sơn (龍池山), Kinh Khê và sống nơi đây được 3 năm, đến năm thứ 12 thì đến Bí Ma Nham Tự (秘魔巖寺) ở Thanh Lương Sơn (清涼山) và sau đó ông còn khai sáng Phổ Chiếu Tự (普照寺) ở Yến Sơn (燕山, Tỉnh Hà Bắc). Đến ngày 14 tháng 2 năm thứ 42 (1614) niên hiệu Vạn Lịch, ông thị tịch, hưởng thọ 66 tuổi đời và 44 hạ lạp. Châu Nhữ Đăng (周汝登) soạn bài minh tháp của ông; đệ tử nối dòng pháp như Mật Vân Viên Ngộ (密雲圓悟), Thiên Ẩn Viên Tu (天隱圓修) thì biên tập bộ Huyễn Hữu Thiền Sư Ngữ Lục (幻有禪師語錄) 12 quyển.
(玉林通琇, Gyokurin Tsūshū, 1614-1675): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Ngọc Lâm (玉林), xuất thân Giang Âm (江陰), Thường Châu (常州, Tỉnh Giang Tô), họ Dương (楊). Ông thọ Cụ Túc giới với Thiên Ẩn Viên Tu (天隱圓修) ở Kinh Khê (荆溪), làm thị giả hầu thầy trong một thời gian và cuối cùng được thầy phú pháp cho. Sau khi Viên Tu qua đời, ông bắt đầu khai diễn pháp tịch tại Báo Ân Viện (報恩院) thuộc vùng Võ Khang (武康, Tỉnh Triết Giang). Vào năm thứ 15 (1658) niên hiệu Thuận Trị (順治), ông vào cung nội nhận sắc hiệu Đại Giác Thiền Sư (大覺禪師), rồi đến năm thứ 17 (1660) lại được ban cho hiệu là Đại Giác Phổ Tế Năng Nhân Quốc Sư (大覺普濟能仁國師). Vào năm thứ 4 (1665) niên hiệu Khang Hy (康熙), ông trú tại Thiên Mục Sơn (天目山), Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang). Đến ngày mồng 10 tháng 8 năm thứ 14 (1675) niên hiệu Khang Hy, ông thị tịch, hưởng thọ 62 tuổi đời và 43 hạ lạp. Đệ tử của ông có hơn 20 người. Ông có để lại tác phẩm Ngọc Lâm Tú Quốc Sư Ngữ Lục (玉林琇國師語錄) 12 quyển. Về sau, Vương Hy (王熙) soạn bài tháp minh và Phan Lỗi (潘耒) biên tập hành trạng của ông.
(五燈會元續略, Gotōegenzokuryaku): gọi tắt là Ngũ Đăng Tục Lược (五燈續略, Gotōzokuryaku), 4 hay 8 quyển, do Viễn Môn Tịnh Trụ (遠門淨柱) nhà Minh soạn, san hành vào năm thứ 5 (1648) niên hiệu Thuận Trị (順治). Với mục đích thâu tập những ngôn hạnh của các nhân vật sau thời Ngũ Đăng Hội Nguyên (五燈會元), bộ này thâu lục những Ngữ Lục của tổng số hơn 400 người, trong Tào Động Tông từ Hoa Tạng Huệ Tộ (華藏慧祚), Thiên Đồng Như Tịnh (天童如淨) cho đến Tuyết Quan Trí Ngân (雪關智誾), Giác Lãng Đạo Thạnh (覺浪道盛); trong Lâm Tế Tông từ Từ Hóa Ấn Túc (慈化印肅) cho đến Thiên Ẩn Viên Tu (天隱圓修). Về số lượng người thì Lâm Tế Tông đông hơn nhiều. Thông qua lời phàm lệ và lời tựa chúng ta cũng biết được rằng mục đích của người biên tập, vốn là pháp từ của Thạch Vũ Minh Phương (石雨明方) thuộc Tào Động Tông, muốn làm sáng tỏ hệ phổ của Tào Động Tông dưới thời nhà Tống, Nguyên, Minh; cho nên tác phẩm này đã cung cấp cho chúng ta khá nhiều tư liệu để nghiên cứu về lịch sử Thiền Tông sau thời nhà Tống trở đi.
(吾燈嚴統, Gotōgentō): 25 quyển, 2 quyển mục lục, do Phí Ẩn Thông Dung (費隱通容) và Bách Si Hành Nguyên (百癡行元) nhà Thanh cùng soạn, san hành vào năm thứ 10 (1653) niên hiệu Thuận Trị (順治). Bất mãn với sự tồn tại của Ngũ Đăng Hội Nguyên Tục Lược (吾燈會元續略)―tác phẩm đặt trọng tâm thâu tập những Ngữ Lục của Tào Động Tông, Thông Dung cho rằng trong Ngũ Gia chỉ có Tào Động Tông là thuộc về pháp thống của hệ thống Thanh Nguyên (青原) và chủ trương các tông khác thuộc về hệ thống Nam Nhạc (南岳), cho nên ông biên tập thành bộ này. Nhân vật được thâu lục vào bộ này gồm từ 27 vị tổ của Tây Thiên, 6 vị tổ của Đông Độ cho đến những người môn hạ của phái Trạm Nhiên Viên Trừng (湛然圓澄) thuộc hệ thống Thanh Nguyên của Tào Động Tông, và những người môn hạ của phái Thiên Ẩn Viên Tu (天隱圓修) thuộc hệ thống Nam Nhạc. Nếu nhìn từ mặt lịch sử, tác phẩm này có nhiều vấn đề như điểm công nhận sự hiện hữu của Thiên Vương Đạo Ngộ (天王道悟) và cho 2 tông Vân Môn, Pháp Nhãn thuộc về môn hạ của Nam Nhạc; hay điểm thâu lục phần lớn dựa vào Ngũ Đăng Hội Nguyên (吾燈會元); hay điểm cho rằng sự kế thừa của Vô Minh Huệ Kinh (無明慧經), Vô Dị Nguyên Lai (無異元來), v.v., là không rõ ràng, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập