Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thật Phạm »»
(唐招提寺, Tōshōdai-ji): ngôi Tổng Bản Sơn trung tâm của Luật Tông Nhật Bản, tọa lạc tại Gojō-chō (五條町), Nara-shi (奈良市), Nara-ken (奈良縣), một trong 7 ngôi chùa lớn của vùng Nam Đô. Tượng thờ chính của chùa là tượng ngồi Lô Xá Na Phật (盧舍那佛, thời đại Nại Lương) cao 6 trượng. Là ngôi tự viện có liên quan mật thiết với vị Đường tăng Giám Chơn (鑑眞, Ganjin), về sự tình xây dựng chùa được miêu tả rất rõ trong Đường Đại Hòa Thượng Đông Chinh Truyện (唐大和上東征傳) do Đạm Hải Tam Thuyền (淡海三船, Oumi-no-Mifune) soạn thuật vào năm 779. Vượt qua biết bao gian khổ để đến được triều đình Nhật, vào năm 754 (Thiên Bình Thắng Bảo [天平勝寳] 6), Giám Chơn đã thiết lập Giới Đàn trước tượng Đại Phật của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji) để truyền thọ giới pháp cho Thiên Hoàng, Hoàng Hậu và hơn 440 người trong cung nội. Từ đó về sau, ông xác lập chế độ thọ giới. Sau đó, ông nhường lại Đường Thiền Viện (唐禪院) ở Đông Đại Tự cho đệ tử Pháp Tấn (法進, Hōshin), rồi xây dựng một ngôi Biệt Viện mới tại khu đất nhà ở cũ của cố Thân Vương Tân Điền Bộ (新田部, Nitabe)—khu đất do triều đình ban tặng vào năm 759 (Thiên Bình Bảo Tự [天平寳字] 3), và chuyển đến trú ở đây với tên do ông đặt là Đường Chiêu Đề Tự. Đây chính là duyên khởi của chùa này. Về quy mô của ngôi già lam, người tạo lập, v.v., có ghi rõ trong Chiêu Đề Tự Kiến Lập Duyên Khởi (招提寺建立緣起, năm 835). Quần thể đại quy mô của ngôi già lam này có Kim Đường (金堂) nối liền với Hành Lang chạy vòng quanh, Giảng Đường (講堂), Lầu Kinh (經樓), Lầu Chuông (金樓), Tăng Phòng (僧房), v.v., là những kiến trúc được dời từ Đông Triều Tập Điện của Bình Thành Kinh (平城京). Sau khi kinh đô được dời về Trường Cương (長岡), chùa vẫn tiếp tục xây dựng thêm. Dưới thời Bình An, do vì kinh đô dời đi nơi khác nên chùa phải chịu số phận suy vong cùng với những ngôi chùa khác của vùng Nam Đô. Trong phần Thật Phạm Luật Sư Truyện (實範律師傳) của bản Chiêu Đề Thiên Tuế Truyện Ký (招提寺千歳傳記) được hình thành vào năm 1701 (Nguyên Lộc [元祿] 14), có ghi lại lần hoang phế của chùa dưới thời đại này. Đến thời đại Liêm Thương, chùa bắt đầu tái hưng nhờ những hoạt động phục hưng giáo học vùng Nam Đô của Trinh Khánh (貞慶, Jōkei), Duệ Tôn (叡尊, Eison), Giác Thạnh (覺盛, Kakujō), v.v. Vào năm 1202 (Kiến Nhân [建仁] 2), Trinh Khánh bắt đầu tu sửa Đông Thất (東室), thiết lập Đạo Tràng Niệm Phật; đến năm 1240 (Nhân Trị [仁治] nguyên niên) thì xây dựng Lầu Kinh, v.v. Năm 1244 (Khoan Nguyên [寬元] 2), Giác Thạnh—người được kính ngưỡng như là vị sơ tổ thời Trung Hưng của chùa—đến làm trú trì. Ông tiến hành phục hưng về mặt giáo học; và vị tổ thứ 2 là Chứng Huyền (証玄, Shōgen) cũng tận lực góp phần làm cho chùa xương thạnh. Bức tượng Thích Ca theo dạng thức của Thanh Lương Tự (清涼寺, Seiryō-ji) được tôn trí tại Lễ Đường (禮堂, năm 1202), tranh vẽ Đông Chinh Truyện (東征傳), v.v., nói lên một cách chân thật thời kỳ phục hưng này. Lịch sử của chùa từ thời Nam Bắc Triều trở đi thì không rõ lắm, nhưng giống như các ngôi tự viện khác, chùa cũng bị suy tàn mãi cho đến thời Cận Đại. Đến năm 1596 (Trường Khánh [長慶] nguyên niên), do vì động đất, toàn bộ ngôi già lam bị hư nát. Sau đó, nhờ Tướng Quân Đức Xuyên Cương Cát (德川綱吉, Tokugawa Tsunayoshi) quy y với Long Quang (隆光, Ryūkō)—vị trú trì Hộ Trì Viện (護持院) của chùa, Tướng Quân phát nguyện tu bổ lại toàn bộ già lam để hồi hướng công đức cho thân mẫu ông. Từ khi chùa thành lập chưa có trận hỏa tai nào xảy ra cho đến thời Cận Đại; nhưng vào năm 1802 (Hưởng Hòa [享和] nguyên niên), ngôi tháp được dựng vào năm 810 bị sét đánh làm cháy rụi. Thêm vào đó, vào năm 1833 (Thiên Bảo [天保] 4), Tây Thất (西室), Khai Sơn Đường (開山堂) và năm 1848 (năm đầu niên hiệu Gia Vĩnh [嘉永]) thì Giới Đàn Đường (戒壇堂) bị cháy thành tro bụi. Tuy nhiên, cũng may mắn thay, trung tâm già lam thì không bị ảnh hưởng hỏa tai lớn, các kiến trúc quý giá như Kim Đường, Giảng Đường, Kho Kinh, Kho Báu, v.v., vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay. Bảo vật của chùa hiện có một quần thể tượng điêu khắc giá trị gồm mấy mươi pho như tượng ngồi Lô Xá Na Phật, tượng đứng Thiên Thủ Quan Âm (thời đại Nại Lương), tượng đứng Dược Sư Như Lai (đầu thời Bình An), tượng ngồi Giám Chơn Hòa Thượng (thời đại Nại Lương), v.v. Ngoài ra, còn có rất nhiều bảo vật khác như bình đựng xá lợi do Giám Chơn đem sang, tranh vẽ, kinh điển, v.v. Về tên gọi Đường Chiêu Đề Tự (唐招提寺), Đường (唐) ở đây có nghĩa nói đến vị Đường Tăng Giám Chơn sang truyền Luật Tông vào Nhật. Còn Chiêu Đề (招提) là âm dịch của tiếng Pāli hay Sanskrit cātuddisa, nghĩa là tứ phương, bốn phương. Vậy ngôi Đường Chiêu Đề Tự là ngôi chùa của vị Đường Tăng Giám Chơn dành cho người của bốn phương đến tu tập. Có lẽ đây cũng là chân ý của Hòa Thượng Giám Chơn.
(律宗, Ris-shū): học phái chuyên nhấn mạnh về sự tu tập và nghiên cứu giới luật, do Đạo Tuyên (道宣, 596-667) nhà Đường thành lập nên ở Trung Hoa, lấy việc thọ trì Tứ Phần Luật (四分律) cũng như Tam Tụ Tịnh Giới (三聚淨戒) của Bồ Tát làm yếu nhân để thành Phật. Giới luật do đức Phật chế ra được thâu tập thành Luật Tạng; nhưng khi giáo đoàn phân liệt thì giới luật được truyền thừa khác nhau theo 20 bộ phái. Tại Trung Hoa, 4 bộ luật gồm Thập Tụng Luật (十頌律), Tứ Phần Luật (四分律), Tăng Kỳ Luật (僧祇律) và Ngũ Phần Luật (五分律) được lưu truyền. Trong đó, chỉ có Tứ Phần Luật là được phổ biến nhất, từ đó phân phái thành Tướng Bộ Tông (相部宗) của pháp Lệ (法礪, 560-635), Nam Sơn Tông (南山宗) của Đạo Tuyên (道宣, 596-667), Đông Tháp Tông (東塔宗) của Hoài Tố (懷素, 624-697). Học phái này cũng được truyền sang Nhật, và trở thành một trong 6 tông phái lớn vùng Nam Đô. Vào năm 754 (năm thứ 6 niên hiệu Thiên Bình Thắng Bảo [天平勝寳]), Giám Chơn (鑑眞, Ganjin)—cao đệ của Hằng Cảnh (恒景, Kōkei), đệ tử của Đạo Tuyên, đã từ Trung Quốc sang và truyền thừa tông này vào Nhật. Sau đó, ông thành lập 3 giới đàn tại Đông Tự (東寺, Tō-ji), Dược Sư Tự (藥師寺, Yakushi-ji), Quan Thế Âm Tự (觀世音寺, Kanzeon-ji) và khai sáng Đường Chiêu Đề Tự (唐招提寺, Tōshōdai-ji) làm đạo tràng căn bản để nghiên cứu về giới luật cũng như làm ngôi chùa trung tâm chính cho tông phái này. Về sau, tông phái này trãi qua một thời suy vong, nhưng rồi được phục hưng lại nhờ nhóm Thật Phạm (實範, Jitsuhan), Giác Thạnh (覺盛, Kakujō) và Duệ Tôn (叡尊, Eison). Hơn nữa, nhóm Tuấn Nhưng (俊芿, Shunjō), Đàm Chiếu (曇照, Donshō) sang nhà Đường cầu pháp, rồi truyền giới luật vào Nhật và xác lập nên Bắc Kinh Luật (北京律) ở trung tâm Tuyền Dũng Tự (泉涌寺, Senjū-ji), đối lập với Nam Kinh Luật (南京律) của Giác Thạnh. Hiện tại, bên cạnh ngôi chùa Tổng Bản Sơn của Luật Tông là Đường Chiêu Đề Tự, còn có sự hiện hữu của giáo đoàn Chơn Ngôn Luật Tông (眞言律宗), lấy Tây Đại Tự (西大寺, Saidai-ji) làm Tổng Bản Sơn.
(貞慶, Jōkei, 1155-1213): vị Tăng của Pháp Tướng Tông, sống vào khoảng cuối thời Bình An và đầu thời Liêm Thương, húy là Trinh Khánh (貞慶), thường được gọi là Lạp Trí Thượng Nhân (笠置房上人), Thị Tùng Dĩ Giảng (侍從已講), hiệu là Giải Thoát Phòng (解脫房), húy là Giải Thoát Thượng Nhân (解脫上人); xuất thân vùng Kyoto, con của quan Quyền Hữu Trung Biện Đằng Nguyên Trinh Hiến (權右中辨藤原貞憲). Năm lên 8 tuổi, ông đến Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji), theo học Pháp Tướng và Luật với người chú của mình là Giác Hiến (覺憲). Năm 1172, ông được Thật Phạm (實範) ở Đề Hồ Tự (醍醐寺, Daigo-ji) thuộc vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro) truyền thọ cho Hư Không Tạng Cầu Văn Trì Pháp (虛空藏求聞持法). Năm 1182, ông làm việc cho Hội Duy Ma, rồi đến năm 1186 thì làm Giảng Sư của hội này, từ đó về sau thỉnh thoảng ông có xuất hiện giảng diễn ở các Ngự Trai Hội hay Tối Thắng Giảng, v.v. Năm 1193, ông trở về ẩn cư ở Lạp Trí Tự (笠置寺) thuộc vùng Sơn Thành, rồi đến năm 1196 thì thiết lập Bát Nhã Đài để an trí bộ Đại Bát Nhã Kinh mà ông đã bỏ hết thời gian 11 năm trường biên chép nên, rồi đến năm 1204 thì lập ra Hoa Long Hội và tuyên dương tín ngưỡng Di Lặc. Năm sau, ông tâu thỉnh lên triều đình để đình chỉ việc Chuyên Tu Niệm Phật của Nguyên Không (源空, Genkū, tức Pháp Nhiên). Đến năm 1208, ông tái hưng Hải Trú Sơn Tự (海住山寺), rồi năm 1212 thì kiến lập Thường Hỷ Viện (常喜院) ở Hưng Phước Tự, bắt đầu giảng về Luật và tận lực phục hưng Giới Luật. Trước tác của ông có Ngu Mê Phát Tâm Tập (愚迷發心集) 3 quyển, Khuyến Dụ Đồng Pháp Ký (勸誘同法記) 1 quyển, Di Lặc Giảng Thức (彌勒講式) 1 quyển, Quan Âm Giảng Thức (觀音講式) 1 quyển, Hưng Phước Tự Tấu Trạng (興福寺奏狀) 1 tờ, Thành Duy Thức Luận Tầm Tư Sao (成唯識論尋思抄) 1 quyển, Tâm Yếu Sao (心要抄) 1 quyển, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập