Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thất Trân »»
(蕙帳): phòng thất tràn đầy mùi hương nhè nhẹ của hoa Lan và Huệ. Huệ trướng còn là tên gọi khác rất hoa mỹ về bức màn the. Trong bài Bắc Sơn Di Văn (北山移文) của Khổng Nhã Khuê (孔稚珪, 447-501) nhà Tề, thời Nam Triều có câu: “Huệ trướng không hề dạ hộc oán, sơn nhân khứ hề hiểu viên kinh (蕙帳空兮夜鵠怨、山人去兮曉猨驚, màn the trống chừ đêm ngỗng oán, người núi đi chừ sáng vượn buồn).” Hay trong bài thơ Đề Định Lâm Bích Hoài Lý Thúc Thời (題定林壁懷李叔時) của Vương An Thạch (王安石, 1021-1086) nhà Tống lại có câu: “Liệu lô vô phục hỏa, huệ trướng lãnh không sơn (燎爐無伏火、蕙帳冷空山, đốt lò không chút lửa, màn the lạnh núi hoang).” Hoặc trong Thanh Vận Khải Mông (聲韻啟蒙) quyển 1 có đoạn rằng: “Lâu đối các, hộ đối song, cự hải đối trường giang, dung thường đối huệ trướng, ngọc giả đối ngân công (樓對閣、戶對窗、巨海對長江、蓉裳對蕙帳、玉斝對銀釭, lầu đối với gác, cửa lớn đối với cửa sổ, biển lớn đối với sông dài, áo đẹp đối với màn thơm, chén ngọc đối với bầu đồng).”
(瑪瑙, agate): tên gọi của một trong 7 loại trân báu (vàng [金], bạc [銀], Lưu Ly [琉璃], Xa Cừ [硨磲], Mã Não [瑪瑙], San Hô [珊瑚] Hổ Phách [琥珀]). Có thuyết cho rằng ngoại hình nguyên thạch của mã não giống y hệt não bộ con ngựa, nên có tên gọi như vậy. Trong kinh điển Phật Giáo hay Cựu Ước Thánh Kinh đều có ghi rõ sự tích của mã não. Nó là một loại khoáng vật, thuộc loại Ngọc Tủy (玉髓). Từ xưa đến nay, Mã Não được con người rất ưa chuộng, yêu thích, được xếp vào một trong 7 loại báu. Do nó có vân và sắc màu mỹ lệ, từ ngàn xưa người ta đã dùng nó làm đồ trang sức; như trong một số di vật được khai quật lên, thường thấy có những xâu chuỗi hột Mã Não tròn. Tại Trung Quốc, hầu hết các tỉnh đều có loại khoáng vật quý hiếm này, nhiều nhất là ở các địa phương Hắc Long Giang (黑龍江), Liêu Ninh (遼寧), Hồ Bắc (湖北), v.v. Trên thế giới, có nhiều ở Âu Châu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á. Nơi nổi tiếng nhất về Mã Não là Ấn Độ, Ba Tây (Brazil), v.v. Sắc màu của nó rất phong phú, nhiều loại khác nhau, nhưng màu hồng là quý hiếm nhất; cho nên trong Cách Cổ Yếu Luận (格古要論) có câu rằng: “Mã Não vô hồng nhất thế cùng (瑪瑙無紅一世窮, Mã Não không hồng một đời hết).” Tuy là màu hồng nhưng nó vẫn có các màu khác nhau như thuần hồng, hồng tía, hồng đậm, hồng nhạt, hồng vàng, hồng trắng, v.v. Từ đó, người xưa thường gọi Mã Não là Xích Ngọc (赤玉, ngọc đỏ) hay Quỳnh (瓊). Hiện tại, một số màu sắc của Mã Não được phân loại thành: Hồng Mã Não (紅瑪瑙, Mã Não Hồng), Lam Mão Não (藍瑪瑙, Mã Não Lam), Tử Mão Não (紫瑪瑙, Mã Não Tía), Lục Mão Não (綠瑪瑙, Mã Não Xanh), Hắc Mã Não (黑瑪瑙, Mã Não Đen), Bạch Mã Não (白瑪瑙, Mã Não Trắng), v.v. Trong Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm (觀世音菩薩普門品) của Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (s: Saddharma-puṇḍarīka-sūtra, 妙法蓮華經) có đề cập đến loại trân báu này: “Nhược hữu bách thiên vạn ức chúng sanh, vị cầu kim, ngân, Lưu Ly, Xa Cừ, Mã Não, San Hô, Hổ Phách, chân châu đẳng bảo (若有百千萬億眾生、爲求金銀琉璃硨磲瑪瑙珊瑚琥珀眞珠等寶, nếu có trăm ngàn ức chúng sanh, vì đi tìm các loại của báu, châu ngọc thật như vàng, bạc, Lưu Ly, Xa Cừ, Mã Não, San Hô, Hổ Phách, v.v.).” Hay như trong Phật Thuyết A Di Đà Kinh (佛說阿彌陀經) cũng có đoạn rằng: “Thượng hữu lâu các, diệc dĩ kim, ngân, Lưu Ly, Pha Lê, Xa Cừ, Xích Châu, Mã Não nhi nghiêm sức chi (上有樓閣,亦以金、銀、琉璃、玻璃、硨磲、赤珠、瑪瑙而嚴飾之, trên có lầu gác, cũng lấy vàng, bạc, lưu ly, pha lê, ngọc đỏ, mã não để trang trí thật trang nghiêm).”
(日頂, Nicchō, 1252-1317 hay 1328?): vị tăng của Nhật Liên Tông Nhật Bản, sống vào cuối thời Liêm Thương, húy là Nhật Đảnh (日頂), thường được gọi là Y Do A Xà Lê (伊予阿闍梨), hiệu là Y Do Phòng (伊予房); xuất thân vùng Trọng Tu (重須, Omosu), Tuấn Hà (駿河, Suruga, thuộc Shizuoka [靜岡]); con trai của Định Thời (定時), Trưởng Quan Kami vùng Y Do (伊予, Iyo). Ông xuất gia tại Hoằng Pháp Tự (弘法寺, Gubō-ji) của Thiên Thai Tông ở vùng Chơn Gian (眞間, Mama), Hạ Tổng (下總, Shimōsa); sau đến làm môn hạ của Nhật Liên. Năm 1271, khi Nhật Liên bị lưu đày đến vùng Tá Độ (佐渡, Sado), ông tùy tùng theo, rồi đến 1274, ông cũng theo thầy về Thân Diên Sơn (身延山) tu học. Ông cải đổi Hoằng Pháp Tự thành chùa của Nhật Liên Tông, rồi cùng với nghĩa phụ Phú Mộc Thường Nhẫn (富木常忍), lấy chùa này làm cứ điểm mở rộng hoạt động truyền giáo. Tuy nhiên, sau ông bất hòa với Thường Nhẫn, nên lui về ẩn cư ở quê nhà vùng Trọng Tu. Trước tác của ông có Lương Thật Trạng Ngự Phản Sự (良實狀御返事) 1 quyển, Bổn Tôn Đắc Ý Sao Phó Thư (本尊得意抄副書) 1 quyển.
(七寶): xem Thất Trân (七珍) bên dưới.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập