Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thập Pháp Giới »»
(九界): Chín Cõi. Trừ Phật Giới (佛界) trong Thập Pháp Giới (十法界), tức còn Cửu Giới; gồm: Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, A Tu La, Người, Trời, Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát. Sáu cõi đầu là Lục Phàm (六凡), và ba cõi sau là Tam Thánh (三聖). Trong Tịnh Độ Tùy Học (淨土隨學, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 62, No. 1187) quyển Hạ có đoạn: “Mê chi tắc Cửu Giới tạp trần, sanh tử bất tuyệt; ngộ chi tắc Phật đạo viên thành, tịch thường chơn tịnh (迷之則九界雜陳、生死不絕、悟之則佛道圓成、寂常眞淨, khi mê thì Chín Cõi tạp nhiễm, sanh tử không dứt; khi ngộ thì Phật đạo viên thành, vắng lặng thanh tịnh).” Hay trong bài Quan Âm Đại Sĩ Tán (觀音大士贊) của Vi Lâm Thiền Sư Lữ Bạc Am Cảo (爲霖禪師旅泊菴稿, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 72, No. 1442) quyển 4 có câu: “Diệu tướng từ dung đoan nghiêm tự tại, xứ xứ phân hình biến ư Cửu Giới, như nhật phổ nhiệt như nguyệt phổ lương, tầm thanh cứu khổ ứng hiện vô phương (玅相慈容端嚴自在、處處分形遍於九界、如日普熱如月普涼、尋聲救苦應現無方, tướng mầu dung từ đoan nghiêm tự tại, chốn chốn phân thân biến khắp Chín Cõi, như trời rực nóng như trăng mát tươi, tầm thanh cứu khổ ứng hiện cùng nơi).”
(九界): Chín Cõi. Trừ Phật Giới (佛界) trong Thập Pháp Giới (十法界), tức còn Cửu Giới; gồm: Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, A Tu La, Người, Trời, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát. Sáu cõi đầu là Lục Phàm (六凡), và ba cõi sau là Tam Thánh (三聖). Trong Tịnh Độ Tùy Học (淨土隨學, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 62, No. 1187) quyển Hạ có đoạn: “Mê chi tắc Cửu Giới tạp trần, sanh tử bất tuyệt; ngộ chi tắc Phật đạo viên thành, tịch thường chơn tịnh (迷之則九界雜陳、生死不絕、悟之則佛道圓成、寂常眞淨, khi mê thì Chín Cõi tạp nhiễm, sanh tử không dứt; khi ngộ thì Phật đạo viên thành, vắng lặng thanh tịnh).” Hay trong bài Quan Âm Đại Sĩ Tán (觀音大士贊) của Vi Lâm Thiền Sư Lữ Bạc Am Cảo (爲霖禪師旅泊菴稿, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 72, No. 1442) quyển 4 có câu: “Diệu tướng từ dung đoan nghiêm tự tại, xứ xứ phân hình biến ư Cửu Giới, như nhật phổ nhiệt như nguyệt phổ lương, tầm thanh cứu khổ ứng hiện vô phương (玅相慈容端嚴自在、處處分形遍於九界、如日普熱如月普涼、尋聲救苦應現無方, tướng mầu dung từ đoan nghiêm tự tại, chốn chốn phân thân biến khắp Chín Cõi, như trời rực nóng như trăng mát tươi, tầm thanh cứu khổ ứng hiện cùng nơi).”
(s: dharma-dhātu, p: dhamma-dhātu, 法界): chỉ cho sự vật vốn có của đối tượng duyên vào ý thức, là một trong 18 giới. A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (阿毘達磨俱舍論, Taishō Vol. 29, No. 1558) quyển 1 cho rằng Ba Uẩn Thọ (s, p: vedanā, 受), Tưởng (s: sañjā, p: saññā, 想), Hành (s: saṁkhāra, p: saṅkhāra, 行) cùng với Vô Biểu Sắc (s: avijñapti-rūpa, 無表色), Vô Vi Pháp (無爲法) được gọi là Pháp Giới; trong 12 Xứ thì gọi là Pháp Xứ (法處). Tuy nhiên trong 18 Giới, ngoài Pháp Giới ra, 17 giới kia được gọi là pháp; nên về nghĩa rộng thì Pháp Giới chỉ cho hết thảy các pháp Hữu Vi và Vô Vi. Về ngữ nghĩa mà nói, giới (界) có nghĩa là “chủng tộc sanh gốc”; tỷ dụ như trong núi tàng chứa các loại khoáng sản như vàng, bạc, v.v.; trong thân con người có đầy đủ các pháp mắt, tai, mũi, v.v., mỗi thứ đều tự tương tục mà sanh khởi. Hay giới còn có nghĩa là “chủng loại khác nhau”; tức là tự tánh của các pháp đều khác nhau. Trong Hoa Nghiêm Tông, Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký (華嚴經探玄記, Taishō Vol. 35, No. 1733) quyển 18 có nêu ra 3 nghĩa của Pháp Giới: (1) Là nhân sanh ra Thánh pháp, (2) Là thể tánh chân thật của các pháp, (3) Các pháp đều giữ sự phân chia đồng nhau, có thể phân biệt tướng trạng. Đồng thời, nương theo hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền mà nhập vào Pháp Giới, có 5 loại là Hữu Vi Pháp Giới (有爲法界), Vô Vi Pháp Giới (無爲法界), Pháp Giới vừa là Hữu Vi vừa là Vô Vi, Pháp Giới chẳng phải là Hữu Vi và cũng chẳng phải Vô Vi, và Vô Chướng Ngại Pháp Giới (無障礙法界, Pháp Giới không chướng ngại); và lập ra 5 loại sai biệt là Pháp Pháp Giới (法法界), Nhân Pháp Giới (人法界), Nhân Pháp Câu Dung Pháp Giới (人法俱融法界, Pháp Giới dung nhiếp của người và pháp), Nhân Pháp Câu Mẫn Pháp Giới (人法俱泯法界, Pháp Giới không có người và pháp), Vô Chướng Ngại Pháp Giới. Nếu quán từ hiện tượng và bản thể, có thể chia ra làm 4 nghĩa: gọi là Tứ Pháp Giới (四法界): (1) Pháp chỉ cho vạn pháp, giới là phân giới; các pháp đều vốn có tự thể mà phân giới bất đồng, bèn cấu thành trăm ngàn sai khác hiện tượng giới; đó gọi là Sự Pháp Giới (事法界). (2) Hiện tượng của các pháp tuy rất nhiều, nhưng thể tánh chân thật của nó thì thường trụ bất biến, bình đẳng nhất như, vượt qua cả ngôn ngữ, văn tự, là cảnh giới của Thánh trí vắng lặng; đó gọi là Lý Pháp Giới (理法界). (3) Hiện tượng giới và bản thế giới có mối quan hệ nhất thể không hai; mỗi một pháp của chúng, tương tức tương nhập, một với nhiều không ngăn ngại, tự nhiên viên dung; đó gọi là Lý Sự Vô Ngại Pháp Giới (理事無礙法界). (4) Hết thảy hiện tượng giới có tác dụng hỗ tương lẫn nhau, một là tất cả, tất cả là một, trùng trùng vô tận, sự sự vô ngại; đó gọi là Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới (事事無礙法界). Ngoài ra, do vì duyên khởi trùng trùng vô tận, nên gọi là Pháp Giới Duyên Khởi (法界緣起). Mật Giáo lấy 6 Đại đất, nước, lửa, gió, không, thức làm thể tánh của Pháp Giới; cho đó là Tam Ma Da Thân (三摩耶身) của Đại Nhật Như Lai (s: Vairocana, 大日如來). Cung điện của Ngài gọi là Pháp Giới Cung (法界宮), định của Ngài là Pháp Giới Định (法界定), ấn quyết là Pháp Giới Định Ấn (法界定印), năng lực gia trì là Pháp Giới Gia Trì (法界加持). Mật Giáo còn thuyết về Ngũ Trí Ngũ Phật (法界體性智), lấy đức Đại Nhật Như Lai biểu thị cho Pháp Giới Thể Tánh Trí (五智五佛). Thiên Thai Tông thì lấy 10 Giới Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, A Tu La, Người, Trời, Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Phật gọi chung là Thập Pháp Giới (十法界). Trong Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nghiệp Kinh (菩薩瓔珞本業經, Taishō Vol. 24, No. 1485) quyển Thượng có đoạn rằng: “Ư nhất Pháp Giới trung, hữu Tam Giới báo, nhất thiết hữu vi pháp, nhược phàm nhược thánh, nhược kiến trước, nhược nhân quả pháp, bất xuất Pháp Giới; duy Phật nhất nhân, tại Pháp Giới ngoại (於一法界中、有三界報、一切有爲法、若凡若聖、若見著、若因果法、不出法界、唯佛一人、在法界外, trong một Pháp Giới, có Ba Cõi báo, hết thảy pháp hữu vi, là phàm là thánh, là thấy chấp, là pháp nhân quả, không ra khỏi Pháp Giới; chỉ có một mình Phật, ở ngoài Pháp Giới).” Hay trong Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh (大方廣佛華嚴經, Taishō Vol. 10, No. 279) quyển 6, Như Lai Hiện Tướng Phẩm (如來現相品) thứ 2, lại có đoạn: “Phật thân sung mãn ư Pháp Giới, phổ hiện nhất thiết chúng sanh tiền, tùy duyên phó cảm mị bất châu, nhi hằng xử thử Bồ Đề tọa (佛身充滿於法界、普現一切眾生前、隨緣赴感靡不周、而恆處此菩提座, thân Phật tròn đầy nơi Pháp Giới, hiện khắp trước mặt các chúng sanh, tùy duyên cảm ứng cùng nơi chốn, vẫn luôn an trụ Bồ Đề tòa).”
(天如惟則, Tenjo Isoku, ?-1354): vị tăng của Phái Dương Kì thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Thiên Như (天如), người vùng Vĩnh Tân (永新), Cát An (吉安, Tỉnh Giang Tây), họ Đàm (譚). Lúc nhỏ ông lên Hương Sơn (香山), xuống tóc xuất gia, rồi đến tham học với Trung Phong Minh Bổn (中峰明本) ở Thiên Mục Sơn (天目山) và kế thừa dòng pháp của vị này. Về sau, ông dừng chân trú tại Sư Tử Lâm (師子林) ngoài Thành Cô Tô (姑蘇城), Tô Châu (蘇州, Tỉnh Giang Tô) và cổ xướng Thiền phong của mình. Ông có bộ Sư Tử Lâm Thiên Như Hòa Thượng Ngữ Lục (師子林天如和尚語錄) 9 quyển, và được ban tặng hiệu là Phật Tâm Phổ Tế Văn Huệ Đại Biện Thiền Sư (佛心普濟文慧大辨禪師). Vào năm thứ 14 niên hiệu Chí Chánh (至正), ông thị tịch. Trong Tịnh Độ Đàm Chung (淨土曇鐘) 10 có thâu lục các tác phẩm của ông như Lăng Già Kinh Viên Thông Sớ (楞伽經圓通疏), Thiền Tông Ngữ Lục (禪宗語錄), Tịnh Độ Hoặc Vấn (淨土或問), Thập Pháp Giới Đồ Thuyết (十法界圖說), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập