Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thật Hiền »»
(道範, Dōhan, 1184-1252): vị học tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào khoảng đầu và giữa thời Liêm Thương, húy là Đạo Phạm (道範), hiệu Giác Bổn Phòng (覺本房), xuất thân vùng Thuyền Vĩ (船尾), Hòa Tuyền (和泉, Izumi, thuộc Osaka). Năm 14 tuổi, ông theo xuất gia với Minh Nhiệm (明任) ở Chánh Trí Viện (正智院) trên Cao Dã Sơn; vào năm 1202 thì kế thừa Bảo Quang Viện (寶光院), và đến năm 1216 thì thọ phép Quán Đảnh với Minh Nhiệm. Ông theo học giáo nghĩa Mật Giáo với Giác Hải (覺海) của Hoa Vương Viện (華王院) và được liệt vào một trong Tứ Triết. Sau ông lên kinh đô, thọ pháp với Tĩnh Biến (靜遍) của Thiền Lâm Tự (禪林寺, Zenrin-ji) cũng như với Thật Hiền (實賢) của Đề Hồ Tự (醍醐寺, Daigo-ji); và kế thừa Dòng Quảng Trạch (廣澤流) của Thủ Giác (守覺) ở Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji). Sau khi trở về lại sơn môn, ông lại được Minh Nhiệm truyền thừa cho Dòng Trung Viện (中院流); vào năm 1234, ông chuyển về Chánh Trí Viện và bắt đầu khai mở pháp diên hóa đạo. Thế nhưng, do vì có liên quan đến cuộc phân tranh với Đại Truyền Pháp Viện (大傳法院) vào năm 1243, ông bị lưu đày đến vùng Tán Kì (讚岐, Sanuki). Năm 1249, ông được tha tội và trở về sống tại Bảo Quang Viện. Ông là bậc học tượng của Cao Dã Sơn, đại diện cho thời đại Liêm Thương; hàng đệ tử của có Năng Biến (能遍), Thanh Viên (清圓), Long Biện (隆辯), Hựu Nhân (祐仁), v.v. Trước tác của ông để lại có rất nhiều như Đại Nhật Kinh Sớ Biến Minh Sao (大日經疏遍明鈔) 21 quyển, Bí Mật Niệm Phật Sao (秘密念佛抄) 3 quyển, Bồ Đề Tâm Luận Sao (菩提心論抄) 1 quyển, Trinh Ứng Sao (貞應抄) 3 quyển, Nam Hải Lưu Lãng Ký (南海流浪記), v.v.
(建仁寺, Kennin-ji): ngôi chùa trung tâm của Phái Kiến Nhân Tự thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, tọa lạc tại Komatsu-chō (小松町), Higashiyama-ku (東山區), Phố Kyoto (京都), tên núi là Đông Sơn (東山). Vào năm 1202 (năm thứ 2 niên hiệu Kiến Nhân [建仁]), thể theo lời phát nguyện của Thổ Ngự Môn Thiên Hoàng (土御門天皇, Tsuchimikado Tennō, 1195-1231), thí chủ Tướng Quân Nguyên Lại Gia (源賴家, Minamoto-no-Yorriie, 1182-1204) đã mời Vinh Tây (榮西, Eisai) đến làm tổ khai sơn và lấy niên hiệu mà đặt tên chùa. Vào năm 1205 (năm thứ 2 niên hiệu Nguyên Cửu [元久]), chùa được hoàn thành, trở thành đạo tràng tu tập cho cả 3 tông Thiên Thai, Chơn Ngôn và Thiền. Về sau, vào năm 1265, kể từ thời Lan Khê Đạo Long (蘭溪道隆) làm trú trì trở đi, nơi đây trở thành ngôi Thiền tự rất hưng thạnh, được liệt vào hàng Ngũ Sơn (五山, 5 ngôi chùa danh tiếng); và đến thời kỳ Thất Đinh (室町, Muromachi) thì có rất nhiều vị danh tăng rất giỏi về văn chương xuất hiện. Từ ngày thành lập về sau, chùa này đã mấy lần bị hỏa hoạn, đặc biệt là vào năm 1552 (năm thứ 21 niên hiệu Thiên Văn [天文]), do vì binh loạn nên chùa bị cháy hoàn toàn. Kiến trúc chùa hiện nay do Huệ Quỳnh (慧瓊, Ekei) của An Quốc Tự (安國寺, Ankoku-ji) phục hưng, gồm Sắc Sứ Môn (勅使門, thời đại Liêm Thương hậu kỳ), Phương Trượng (方丈, khoảng năm 1487), Điện Phật (佛殿, khoảng thời gian niên hiệu Minh Hòa [明和, 1764-1772]). Bảo vật của chùa có rất nhiều như các tranh Phong Thần, Lôi Thần của Biểu ốc Tông Đạt (俵屋宗達, Tawaraya Sōtatsu), tranh Trúc Lâm Thất Hiền Đồ (竹林七賢圖) của Hải Bắc Hữu Tùng (海北友松, Kaihō Yūshō) cũng như bút tích của Nhất Sơn Nhất Ninh (一山一寧, Issan Ichinei), v.v.
(金仙): có hai nghĩa. (1) Chỉ đức Phật. Trong Phật Pháp Kim Thang Biên (卍 Tục Tạng Kinh Vol. 87, No. 1628 佛法金湯編) quyển 11 cho biết rằng: “Tuyên Hòa nguyên niên đế cảm ư Lâm Linh Tố chi thuyết, chiếu cải Phật vi Đại Giác Kim Tiên, tăng vi Đức Sĩ, tự vi cung quán (宣和元年帝惑於林靈素之說、詔改佛爲大覺金仙、僧爲德士、寺爲宮觀, vào năm đầu [1119] niên hiệu Tuyên Hòa [đời vua Huy Tông nhà Tống], nhà vua cảm được lời nói của Đạo sĩ Lâm Linh Tố, bèn hạ chiếu đổi Phật thành Đại Giác Kim Tiên, tăng là Đức Sĩ, chùa là cung quán).” Như trong bài thơ Dữ Nguyên Đan Khâu Phương Thành Tự Đàm Huyền Tác (與元丹丘方城寺談玄作) của Lý Bạch (李白, 701-762) nhà Đường có câu: “Lãng ngộ tiền hậu tế, thỉ tri Kim Tiên diệu (朗悟前後際、始知金仙妙, biết rõ trước sau thảy, mới hay Phật vi diệu).” Hay trong Cao Phong Long Tuyền Viện Nhân Sư Tập Hiền Ngữ Lục (高峰龍泉院因師集賢語錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 65, No. 1277) quyển 3, phần Thất Hiến Tổng Văn (七獻總文), cũng có câu: “Cửu long thân thổ dục Kim Tiên, vạn cổ Tào Khê vô tận duyên (九龍親吐浴金仙、萬古曹溪無盡綠, chín rồng phun nước tắm Kim Tiên, vạn cổ Tào Khê vô tận duyên).” (2) Tên gọi khác của thần tiên. Hai người con gái của vua Duệ Tông (睿宗, tại vị 684-690, 710-712) nhà Đường xuất gia làm nữ Đạo sĩ, một người được phong là Kim Tiên Công Chúa (金仙公主), người kia là Ngọc Chân Công Chúa (玉眞公主). Nhà Phật cũng gọi những tiên nhân ngoại đạo tu hành tinh tấn là Kim Tiên.
(樂邦): hay Lạc Quốc (樂國), Cực Lạc Quốc (極樂國), chỉ cho thế giới an lạc của đức Phật A Di Đà (s: Amitābha, 阿彌陀). Như trong Lạc Bang Di Cảo (樂邦遺稿, Taishō No. 1969B) do Sa Môn Tông Hiểu (宗曉, 1151-1214) nhà Nam Tống biên soạn, có đề cập rằng: “Lương do Di Đà ngộ ngã tâm chi bảo sát, ngã tâm cụ Di Đà chi Lạc Bang, tuy viễn nhi cận bất ly nhất niệm, tuy cận nhi viễn quá thập vạn ức sát (良由彌陀悟我心之寶剎、我心具彌陀之樂邦、雖遠而近不離一念、雖近而遠過十萬億剎, đều do Di Đà làm cho ngộ cõi báu trong tâm ta, tâm ta có đủ cõi Lạc Bang của Di Đà, tuy xa mà gần, chẳng rời một niệm, tuy gần mà xa, quá mười vạn ức cõi nước).” Hay như trong Khuyến Tu Tịnh Độ Thi (勸修淨土詩) của Thật Hiền Tỉnh Am (實賢省庵, 1686-1734) nhà Thanh, tổ sư thứ 11 của Tịnh Độ Tông Trung Quốc, có câu: “Khổ hải vô biên hà nhật xuất, Lạc Bang hữu lộ kỉ thời hoàn (苦海無邊何日出、樂邦有路幾時還, biển khổ vô biên ngày nao thoát, Lạc Bang có lối lúc nào về).”
(一眞): toàn thể sự chân thật, không hư dối, chỉ cho vũ trụ, tất cả; đồng nghĩa với nhất như (一如), nhất thật (一實), chơn như (眞如). Như trong Khuyến Tu Tịnh Độ Thi (勸修淨土詩) của Đại Sư Thật Hiền Tỉnh Am (實賢省庵, 1686-1734) nhà Thanh có câu: “Tứ Đại chi trung na nhất chơn, ngã dữ Di Đà phi lưỡng cá (四大之中那一眞、我與彌陀非兩箇, ngay trong bốn đại còn chân thật, ta với Di Đà đâu hai thể).” Hay trong Nguyên Thỉ Thuyết Tiên Thiên Đạo Đức Kinh Chú Giải (元始說先天道德經註解) của Đạo Giáo có đoạn: “Hư vô bất động, nhất chơn phổ phát, thanh tịnh diệu thông, đạo tại kỳ thỉ (虛無不動、一眞普發、清靜妙通、道在其始, hư vô chẳng động, chân thật rộng khắp, trong sạch diệu thông, đạo nơi khởi đầu).” Hoặc trong Triệt Ngộ Đại Sư Di Tập (徹悟大師遺集) quyển trung cũng có câu: “Thống duy nhất chơn pháp giới, cái viên cai vạn hữu, duy thị nhất tâm (統唯一眞法界、蓋圓該萬有、唯是一心, khắp cùng pháp giới chơn như, bao trùm cả vạn hữu, chỉ là nhất tâm).” Câu “nhất chơn diệu thể, ninh hữu khứ lai chi thoại (一眞妙體、寧有去來之瑞)” có nghĩa là thể tánh vi diệu của chơn như vốn không sanh, không diệt, chẳng không chẳng có, lìa xa danh tướng, chẳng trong chẳng ngoài, vượt ra mọi phạm trù đối đãi, thì làm sao có tướng đến và đi.
(山門): cửa núi. Các tự viện của Trung Quốc cũng như các nước Phật Giáo Đại Thừa phần lớn đều kiến lập trong núi; cho nên cổng lớn của chùa được gọi là Sơn Môn; tượng trưng cho cổng dẫn đến đường Bồ Đề, chuyển mê thành ngộ, rời ô nhiễm để nhập vào thanh tịnh, xa lìa khổ để chứng đắc an lạc. Thông thường Sơn Môn có một cổng hay 3 cổng; vì vậy có tên gọi là Bất Nhị Môn (不二門), hay Tam Môn (三門), thể hiện ba cánh cửa giải thoát, gồm: Không Môn (空門), Vô Tướng Môn (無相門) và Vô Tác Môn (無作門). Theo Đại Trí Độ Luận (大智度論) quyển 20 có giải thích rằng: “Thí như thành hữu tam môn, nhất nhân thân bất đắc nhất thời tùng tam môn nhập; nhược nhập tắc tùng nhất môn; chư pháp thật tướng thị Niết Bàn thành, thành hữu tam môn: Không, Vô Tướng, Vô Tác (譬如城有三門、一人身不得一時從三門入、若入則從一門、諸法實相是涅槃城、城有三門、空、無相、無作, giống như thành có ba cổng, một thân người không thể cùng một lúc vào được ba cổng; nếu muốn vào thì phải vào một cổng; thật tướng của các pháp là thành Niết Bàn, thành ấy có ba cửa: Không, Vô Tướng, Vô Tác).” Hay như trong Lăng Nghiêm Kinh (楞嚴經) quyển 4 có câu: “Linh nhữ đản ư nhất môn thâm nhập, nhập nhất vô vọng, bỉ Lục Tri Căn nhất thời thanh tịnh (令汝但於一門深入、入一無妄、彼六知根一時清淨, khiến ngươi chỉ vào trong một cửa, vào rồi không sai lầm, sáu căn biết của người ấy nhất thời trong sạch).” Tánh quy nguyên vốn không có hai, và phương tiện thì có nhiều cửa để vào. Pháp môn tu hành của Phật Giáo có 84.000 loại khác nhau, tượng trưng cho vô số hình thức, phương pháp tu hành. Trong Phật Giáo Đại Thừa có rất nhiều hình thức cũng như cửa tu hành khác nhau, nhưng tựu trung nguyên tắc cũng như mục tiêu tu học thì giống nhau. Pháp môn vốn bình đẳng, không có cao thấp, sang hèn, tốt xấu, v.v. Như tại Thạch Đầu Tự (石頭寺), Hành Sơn (衡山), Tỉnh Hồ Nam (湖南省) có câu đối rằng: “Thạch kính hữu trần phong tự tảo, Sơn Môn vô tỏa nguyệt thường quan (石徑有塵風自掃、山門無鎖月常關, lối đá bụi trần gió tự quét, cửa Thiền chẳng khóa trăng thường soi).” Hay trong Tỉnh Am Pháp Sư Ngữ Lục (省庵法師語錄) quyển Hạ của Đại Sư Thật Hiền Tỉnh Am (實賢省庵, 1686-1734) có câu: “Tịnh Độ nhân hà độc chỉ Tây, yếu linh tâm niệm hữu quy thê, nhất môn nhập hậu môn môn nhập, sơ bộ mê thời bộ bộ mê (淨土因何獨指西、要令心念有歸栖、一門入後門門入、初步迷時步步迷, tịnh độ vì sao chỉ riêng Tây, cần khiến tâm niệm quay trở về, một cửa nhập rồi cửa cửa nhập, bước đầu mê lạc bước bước mê).” Trong thời công phu buổi khuya của Thiền môn có câu: “Thập Địa đốn siêu vô nan sự, Tam Môn thanh tịnh tuyệt phi ngu (十地頓超無難事、三門清淨絕非虞, Mười Địa siêu thăng không việc khó, Tam Môn thanh tịnh hết âu lo).”
(靜遍, Jōhen, 1166-1224): vị học tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào khoảng đầu thời Liêm Thương, húy là Tĩnh Biến (靜遍), hay Tịnh Biến (淨遍), thông xưng là Thiền Lâm Tự Pháp Ấn (禪林寺法印), Đại Nạp Ngôn Pháp Ấn (大納言法印), hiệu là Tâm Viên Phòng (心圓房), Chơn Liên Phòng (眞蓮房), Chơn Vấn Phòng (眞問房); con của quan Đại Nạp Ngôn Bình Lại Thạnh (大納言平賴盛). Ông xuất gia tại Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji), rồi thọ nhận Dòng Tiểu Dã (小野流) từ Thắng Hiền (勝賢) của Đề Hồ Tự (醍醐寺, Daigo-ji), Dòng Quảng Trạch (廣澤) từ Nhân Long (仁隆) của Nhân Hòa Tự. Sau đó, ông đến trú trì Thiền Lâm Tự (禪林寺, Zenrin-ji). Ông được bộ Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật Tập (選擇本願念佛集) của Nguyên Không (源空, Genkū) cảm hóa, bèn đến tham bái mộ của vị này, lễ bái làm đệ tử và quy y theo Tịnh Độ Giáo. Ông truyền trao các pháp của mật giáo cho Dòng Tam Bảo Viện (三寶院), và chuyển đến trú tại Vãng Sanh Viện (徃生院) trên Cao Dã Sơn. Đệ tử phú pháp của ông có Đạo Phạm (道範), Thật Hiền (實賢), v.v.
(淨土): xứ sở thanh tịnh tu thành bồ đề, tức chỉ nơi chư Phật thường cư trú, gọi chung là Thanh Tịnh Độ (清淨土), Thanh Tịnh Quốc Độ (清淨國土), Thanh Tịnh Phật Sát (清淨佛刹), hay gọi tắt là Tịnh Sát (淨刹), Tịnh Giới (淨界), Tịnh Quốc (淨國), Tịnh Vức (淨域), Tịnh Thế Giới (淨世界), Tịnh Diệu Độ (淨妙土), Phật Sát (佛刹), Phật Quốc (佛國), v.v. Chư Phật đã chứng quả Niết Bàn thường ở cõi Tịnh Độ này giáo hóa chúng sanh, cho nên nơi nào chư Phật trú xứ thì nơi đó được gọi là Tịnh Độ. Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經) quyển thượng, A Súc Phật Quốc Kinh (阿閦佛國經) quyển thượng, Phóng Quang Bát Nhã Kinh (放光般若經) quyển 19, v.v., đều cho rằng Tịnh Độ là thế giới trang nghiêm thanh tịnh mà chư Phật đã từng hành Bồ Tát đạo, thành tựu thệ nguyện của chúng sanh và tích lũy công đức trong vô lượng kiếp mà kiến lập nên. Phẩm Phật Quốc của Duy Ma Kinh (維摩經) quyển thượng cho rằng tâm thanh tịnh thì quốc độ thanh tịnh, cõi Ta Bà này là Thường Tịch Quang Tịnh Độ (淨寂光淨土); cho nên nếu tâm chúng sanh không trong sạch thì cõi này trở thành cõi nhơ nhớp. Cõi Linh Sơn Tịnh Độ (靈山淨土) của Pháp Hoa Kinh (s: Saddharma-puṇḍarīka-sūtra, 法華經), Liên Hoa Tạng Thế Giới (蓮華藏世界) của Hoa Nghiêm Kinh (華嚴經), Mật Nghiêm Tịnh Độ (密嚴淨土) của Đại Thừa Mật Nghiêm Kinh (大乘密嚴經), v.v., đều lấy tư tưởng tâm tịnh thế giới tịnh làm căn bản. Hơn nữa, trong Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經) có dạy rằng ngoài cõi Ta Bà này còn có Tịnh Độ, và có cõi Tịnh Độ thành tựu trong tương lai khi sẽ thành Phật. Như vậy cả hai cõi này là quốc độ được hoàn thành nương theo bản nguyện của chư vị Bồ Tát và trải qua tu hành để thành Phật, và cũng là nơi mà chúng sanh nguyện sanh về. Cõi Tịnh Độ ở phương khác có Cực Lạc Thế Giới ở phương Tây của A Di Đà Phật, Diệu Hỷ Thế Giới ở phương Đông của A Súc Phật (阿閦佛), Tịnh Lưu Ly Thế Giới ở phương Đông của Dược Sư Phật, v.v. Trên thế giới Ta Bà này có các cõi Tịnh Độ của chư Phật ở những vị trí nhất định của nó, cho nên gọi là Mười Phương Tịnh Độ. Bên cạnh đó, Cực Lạc Thế Giới (s: Sukhāvatī, 極樂世界) còn là cõi Tịnh Độ ở phương Tây mà Tịnh Độ Tông rất xem trọng. Trong bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sanh của thi hào Nguyễn Du (阮攸, 1765-1820) có câu rằng: “Nhờ phép Phật siêu sinh Tịnh Độ, phóng hào quang cứu khổ độ u, khắp trong tứ hải quần chu, não phiền trút sạch oán thù rửa trong.” Như trong Khuyến Tu Tịnh Độ Thi (勸修淨土詩) của Đại Sư Thật Hiền Tỉnh Am (實賢省庵, 1686-1734) nhà Thanh có câu: “Túc hạ thời thời du Tịnh Độ, tâm đầu niệm niệm tuyệt Ta Bà (足下時時遊淨土、心頭念念絕娑婆, dưới chân luôn luôn chơi Tịnh Độ, trong tâm mỗi niệm dứt Ta Bà).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập