Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi.
(We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được.
(We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc.
(Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận.
Kinh Pháp cú
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thất Cá Điều Chế Giới
KẾT QUẢ TRA TỪ
Thất Cá Điều Chế Giới:
(七箇條制誡, Shichikajōseikai): Bảy Điều Răn Dạy của Pháp Nhiên Phòng Nguyên Không (法然房源空) đối với chúng đệ tử; còn gọi là Thất Cá Điều Khởi Thỉnh Văn (七箇條起請文). Kể từ khi Nguyên Không tuyên xướng nghĩa của Tịnh Độ Tông vào năm 1175 (An Nguyên [安元] nguyên niên) cho đến khi trước tác cuốn Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật Tập (選擇本願念佛集) vào năm 1198 (Kiến Cửu [建久] thứ 9), ông bắt đầu chính thức công bố xướng đạo; trong vòng 10 năm trường, môn hạ ông tạp lẫn những hạng vô trí bất thiện, bao gồm cả chư tăng của giáo đoàn Phật Giáo cũ; cho nên chân ý của Nguyên Không bị truyền thừa sai lạc khá nhiều; cuối cùng phải chịu hậu quả bị phê phán mãnh liệt từ phía Phật Giáo Nam Đô Bắc Lãnh. Vào tháng 10 năm 1204 (Nguyên Cửu [元久] nguyên niên), đồ chúng của Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan) tố cáo lên Tọa Chủ Chơn Tánh (眞性), yêu cầu đình chỉ nhóm Chuyên Tu Niệm Phật. Trước tình huống đó, vào ngày mồng 7 tháng 11, đối với chúng môn đồ lấy hiệu là Niệm Phật Thượng Nhân (念佛上人), Nguyên Không đưa ra 7 điều răn dạy. Nếu ai phản lại những điều này, họ không phải là môn nhân, là quyến thuộc của ma, cấm không được vãng lai thảo am ở vùng Cát Thủy (吉水, Yoshimizu). Ngày hôm ấy, Nguyên Không và đệ tử có 80 người, đến ngày mồng 8 có 61 người, rồi đến ngày mồng 9 có thêm 49 người nữa, tổng cọng là 190 người cùng nhau ký tên vào cuối bản Thất Cá Điều Chế Giới này, và thệ nguyện bảo vệ những điều răn dạy của tôn sư. Nguyên bản hiện được bảo tồn tại Nhị Tôn Viện (二尊院), Kyoto. Có bản đề năm 1824 (Văn Chính [文政] thứ 7). Bản này được thâu lục vào Tịnh Độ Tông Toàn Thư (淨土宗全書) 9, phần Tông Điển Bộ 3 của Quốc Dịch Đại Tạng Kinh (國譯大藏經), Nhật Bản Cổ Điển Toàn Tập (日本古典全集), Pháp Nhiên Thượng Nhân Toàn Tập (法然上人全集) 6, Nhật Bản Tư Tưởng Đại Hệ (日本思想大系) 10.
Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng
Tín Không
(信空, Shinkū, 1146-1228): vị Tăng của Tịnh Độ Tông sống vào khoảng cuối thời Bình An và đầu thời Liêm Thương, húy là Tín Không (信空), thường được gọi là Bạch Xuyên Thượng Nhân (白川上人), tự là Xưng Biện (稱辨), hiệu Pháp Liên Phòng (法蓮房), xuất thân vùng Kyoto, con của vị Tả Đại Biện Diệp Thất Hành Long (左大辨葉室行隆). Năm 1157, ông xuất gia với Duệ Không (叡空) ở vùng Hắc Cốc (黑谷, Kurodani) trên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), rồi sau khi thầy qua đời, ông theo học Tịnh Độ Giáo với Nguyên Không (源空, Genkū, tức Pháp Nhiên) và được truyền thừa Viên Đốn Giới. Năm 1204, vâng mệnh Nguyên Không, ông viết bản Thất Cá Điều Chế Giới (七箇條制誡, Bảy Điều Răn Dạy, 1 quyển) để đối trị với sự đàn áp mãnh liệt của đồ chúng trên Tỷ Duệ Sơn. Ông được Nguyên Không phó chúc cho các thư tịch Thánh Giáo và nỗ lực lãnh đạo duy trì giáo đoàn Chuyên Tu Niệm Phật. Môn lưu của ônh thì gọi là Môn Đồ Bạch Xuyên (白川門徒).
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt
Kinh nghiệm tu tập trong đời thường
Hạnh phúc là điều có thật
Sen búp dâng đời
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...