"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thập Trụ Tâm Luận »»
(秘藏寶鑰, Hizōhōyaku): 3 quyển, gọi tắt là Bảo Thược (寶鑰), Lược Luận (略論), tác phẩm của Không Hải (空海, Kūkai). Thể theo sắc mệnh của Thuần Hòa Thiên Hoàng (淳和天皇, Junna Tennō, tại vị 758-764), trong khoảng thời gian niên hiệu Thiên Trường (天長, 824-833), những bậc học tượng của các tông phái dâng trình lên triều đình Tông nghĩa của họ; Không Hải thì viết Thập Trụ Tâm Luận (十住心論), sau đó tóm tắt nội dung của tác phẩm đó và viết nên bộ này. Với ý nghĩa của đề tác phẩm là chìa khóa khai mở tận cùng của Phật tánh vốn có đầy đủ trong chúng sanh, lấy Đại Nhật Kinh (大日經), Bồ Đề Tâm Luận (菩提心論), Thích Ma Ha Diễn Luận (釋摩訶衍論), v.v., trước tác này triển khai pháp môn của Thập Trú Tâm (十住心) giống như Thập Trụ Tâm Luận, giảm thiểu việc trích dẫn các kinh luận đến mức tối thiểu, giản lược 14 câu vấn đáp, giải thích sự sâu cạn của cảnh giới trú tâm thứ 9 mà thôi. Sách chú thích của tác phẩm này có rất nhiều như Văn Đàm Sao (聞談鈔, 4 quyển) của Đạo Phạm (道範), Ngu Thảo (愚艸, 5 quyển) của Lại Du (賴瑜), Bí Tạng Bảo Thược Sao (秘藏寶鑰鈔, 6 quyển) của Cảo Bảo (杲寶), Bí Tạng Bảo Thược Sao (秘藏寶鑰鈔, 40 quyển) của Hựu Khoái (宥快), Khai Tông Ký (開宗記, 10 quyển) của Huệ Hi (慧曦), v.v.
(賴瑜, Raiyu, 1226-1304): vị học tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào khoảng giữa thời Liêm Thương, vị Tổ của Dòng Trung Tánh Viện (中性院流), húy là Hào Tín (豪信), Lại Du (賴瑜), tự là Tuấn Âm (俊音); xuất thân vùng Na Hạ (那賀, Naka), Kỷ Y (紀伊, Kii, thuộc Wakayama-ken [和歌山懸]), con của Thổ Sanh Xuyên Nguyên Tứ Lang Đại Phu (土生川源四郎大夫). Sau khi xuất gia, ông lên học giáo lý ở Truyền Pháp Viện (傳法院) trên Cao Dã Sơn; sau đó học về Tam Luận, Hoa Nghiêm ở Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), rồi Duy Thức ở Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji) và Mật Giáo ở Chơn Ngôn Viện (眞言院, Shingon-in). Vào năm 1256, ông kế thừa Dòng Quảng Trạch từ Kinh Du (經瑜); rồi đến năm 1266 thì làm chức Học Đầu cho Đại Truyền Pháp Viện (大傳法院) trên Cao Dã Sơn. Năm sau, ông chuyển đến trú tại Tam Bảo Viện (三寶院) ở Đề Hồ Tự (醍醐寺, Daigo-ji), rồi đến năm 1272 thì tái hưng Đại Truyền Pháp Viện và kiến lập Trung Tánh Viện (中性院). Vào năm 1284, nhân việc xây dựng nhà tắm nước nóng ở Đại Truyền Pháp Viện, ông tranh chấp với Kim Cang Phong Tự (金剛峰寺, Kongōbō-ji); cuối cùng ông dời Đại Truyền Pháp Viện và Mật Nghiêm Viện (密嚴院) đến vùng Căn Lai (根來, Negoro), rồi sáng lập ra Tân Nghĩa Chơn Ngôn Tông (新義眞言宗). Ông được xem như là vị Tổ của Đại Truyền Pháp Viện thời Trung Hưng. Đệ tử phú pháp của ông có Thánh Trung (聖忠), Thánh Vân (聖雲), Thánh Tầm (聖尋), Lại Duyên (賴緣), v.v. Trước tác của ông để lại cho hậu thế có Bí Mật Vấn Đáp (秘密問答) 22 quyển, Chơn Tục Tạp Ký Vấn Đáp Sao (眞俗雜記問答鈔) 30 quyển, Tức Tâm Nghĩa Ngu Thảo (卽心義愚草) 4 quyển, Thập Trụ Tâm Luận Ngu Thảo (十住心論愚草) 38 quyển, v.v.
(重譽, Chōyo, ?-?): vị Tăng của Tam Luận Tông Nhật Bản, sống vào khoảng cuối thời Bình An, húy là Trùng Dự (重譽), hay Triều Dự (朝譽), tự là Lý Giáo (理敎). Ông theo học Tam Luận với Giác Thọ (覺樹) ở Đông Nam Viện của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), rồi thọ nhận Mật Giáo của Dòng Tiểu Dã (小野流) nơi Tĩnh Dự (靜譽). Ông ít thích xã giao, đến sống ở Quang Minh Sơn Tự (光明山寺) thuộc vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro) và chuyên tâm tu Tịnh Độ Giáo. Trước tác của ông có Thập Trụ Tâm Luận Sao (十住心論鈔) 3 quyển, Tất Đàm Tự Ký Sao (悉曇字記鈔) 2 quyển, Bí Tông Giáo Tướng Sao (秘宗敎相鈔) 10 quyển, Bí Tông Thâm Mật Sao (秘宗深密鈔) 3 quyển, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập