Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thập Triền »»
(s: ṣaḍ-indriyāṇi, 六根): hay còn gọi là Lục Tình (六情), tức 6 cơ quan cảm giác hay năng lực nhận thức, là Sáu Xứ trong Mười Hai Xứ, Sáu Căn Giới trong Mười Tám Giới. Căn (s, p: indriya, 根) có nghĩa là cơ quan nhận thức. Sáu Căn gồm:
(1) Nhãn (s: cakṣus, p: cakkhu, 眼, mắt, cơ quan và năng lực thị giác);
(2) Nhĩ (s: śrotra, śrotas, p: sota, 耳, tai, cơ quan và năng lực thính giác);
(3) Tỷ (s: ghrāṇa, p: ghāna, 鼻, mũi, cơ quan và năng lực khứu giác);
(4) Thiệt (s: jihvā, p: jivhā, 舌, lưỡi, cơ quan và năng lực vị giác);
(5) Thân (s, p: kāya, 身, thân thể, cơ quan và năng lực xúc giác); và
(6) Ý (s: manaḥ, p: mano, manas, 意, ý, cơ quan và năng lực tư duy).
Năm Căn đầu được gọi là Ngũ Căn (五根), thuộc về sắc pháp, có 2 loại: cơ quan sinh lý là Phù Trần Căn (浮塵根, hay Thô Sắc Căn [粗色根]), tức 5 căn này hiện hình trạng ra bên ngoài; còn Ý Căn là nơi nương tựa của tâm để sanh khởi tâm lý, nương vào Phù Trần Căn để có thể phát sinh tác dụng thấy, nghe, hiểu biết, v.v.; có tên là Thắng Nghĩa Căn (勝義根, hay Tịnh Sắc Căn [淨色根]). Như trong Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh (大佛頂如來密因修證了義諸菩薩萬行首楞嚴經, Taishō No. 945) quyển 6 có dạy rằng: “Nhất thiết chúng sanh, Lục Thức tạo nghiệp, sở chiêu ác báo, tùng Lục Căn xuất (一切眾生、六識造業、所招惡報、從六根出, hết thảy chúng sanh, Sáu Thức tạo nghiệp, ác báo nhận lấy, do Sáu Căn ra).” Hay trong Đạt Ma Đại Sư Phá Tướng Luận (達磨大師破相論, CBETA No. 1220) có giải thích về Lục Căn thanh tịnh rằng: “Lục Ba La Mật giả, tức tịnh Lục Căn dã; Hồ danh Ba La Mật, Hán danh đạt bỉ ngạn, dĩ Lục Căn thanh tịnh, bất nhiễm Lục Trần, tức thị độ phiền não hà, chí Bồ Đề ngạn; cố danh Ba La Mật (六波羅蜜者、卽淨六根也、胡名波羅蜜、漢名達彼岸、以六根清淨、不染六塵、卽是度煩惱河、至菩提岸、故名六波羅蜜, Sáu Ba La Mật tức là làm trong sạch Sáu Căn; người Ấn Độ gọi là Ba La Mật, người Trung Quốc gọi là qua bờ bên kia; do Sáu Căn trong sạch, không nhiễm Sáu Trần, tức là qua sông phiền não, đến bờ Bồ Đề; nên được gọi là Ba La Mật).” Hoặc trong bài Di Sơn Phát Nguyện Văn (怡山發願文) của Thiền Sư Di Sơn Kiểu Nhiên (怡山皎然, ?-?) nhà Đường cũng có câu: “Đệ tử mỗ giáp, tự vi chơn tánh, uổng nhập mê lưu, tùy sanh tử dĩ phiêu trầm, trục sắc thanh nhi tham nhiễm; Thập Triền Thập Sử, tích thành Hữu Lậu chi nhân; Lục Căn Lục Trần, vọng tác vô biên chi tội (弟子某甲、自違眞性、枉入迷流、隨生死以飄沉、逐色聲而貪染、十纏十使、積成有漏之因、六根六塵、妄作無邊之罪, đệ tử …, tự sai chơn tánh, lầm nhập dòng mê, theo sanh tử để thăng trầm, đắm sắc thanh mà tham nhiễm; Mười Triền Mười Sử, tích thành Hữu Lậu nhân sâu, Sáu Căn Sáu Trần, lầm tạo vô biên tội lỗi).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập