Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thập Quy Luận »»
(五家七宗, Gokeshichishū): Thiền Tông của Trung Quốc từ vị Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma (菩提達磨), kinh qua Nhị Tổ Huệ Khả (慧可), Tam Tổ Tăng Xán (僧燦), Tứ Tổ Đạo Tín (道信), và Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (弘忍); sau đó thì phân ra thành Bắc Tông Thiền của Thần Tú (神秀) và Nam Tông Thiền của Huệ Năng (慧能). Nam Tông Thiền thì hưng thạnh từ cuối thời Trung Đường. Đặc biệt hệ thống của hai vị đệ tử của Huệ Năng là Nam Nhạc Hoài Nhượng (南岳懷讓) và Thanh Nguyên Hành Tư (青原行思) thì trở thành chủ lưu Thiền Tông từ cuối thời nhà Đường trở đi; về sau hệ thống này lại phân phái ra thành Ngũ Gia Thất Tông vốn cao xướng Tông phong đặc dị của họ. Cuối thời nhà Đường, Tông Quy Ngưỡng (潙仰宗) phát xuất từ dòng Thiền của Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海), môn hạ của Nam Nhạc, càng lúc càng phát triển mạnh mẽ; rồi tiếp theo thì Tông Lâm Tế vốn chủ trương Thiền phong đại cơ đại dụng cũng bắt đầu hình thành, và sau đó thì Hoàng Long Phái (黃龍派) và Dương Kì Phái (楊岐派) do người sáng lập ra là môn hạ của Thạch Sương Sở Viên (石霜楚圓) cũng ra đời. Đối với việc thành lập Ngữ Lục Thiền vào thời Bắc Tống vốn đại biểu là hai bộ Mã Tổ Tứ Gia Lục (馬祖四家錄) và Hoàng Long Tứ Gia Lục (黃龍四家錄), những người của Phái Hoàng Long đã đóng góp rất nhiều; tuy nhiên phái này thì lại sớm bị suy vong. Mặt khác, Phái Dương Kì thì được rất nhiều vị thuộc tầng lớp sĩ phu thời Bắc Tông quy y theo, nên từ cuối thời nhà Minh cho đến đầu thời nhà Thanh thì hưng long rực rỡ. Còn Tào Động Tông thì chủ trương Thiền phong chuyên ngồi Thiền và tu Ngũ Vị (五位), nên không phát triển mạnh như Lâm Tế Tông được. Pháp Nhãn Tông thì vào đầu thời nhà Tống nhân có nhà họ Tiền (錢) ở Giang Nam quy y theo, đã thể hiện hưng thạnh rất rõ ràng đến nỗi đã thành lập nên được Tổ Đường Tập (祖堂集) và Truyền Đăng Lục (傳燈錄) với tính cách là tập đoàn chuyên tu theo lối công án niệm tụng. Bộ Tông Môn Thập Quy Luận (宗門十規論) của Pháp Nhãn Văn Ích (法眼文益), tác phẩm nói lên hết tất cả đặc sắc của bốn Tông kia, lần đầu tiên xuất hiện. Vân Môn Tông (雲門宗) thì chiếm cứ vùng Quảng Đông, rồi sau đó thì kế thừa bước chân của Pháp Nhãn Tông và phát triển mạnh ở vùng đất Giang Nam, song đến cuối thời Nam Tống thì tiêu mất bóng dáng. Sự khác nhau của Ngũ Gia là sự khác nhau về Tông phong, còn Tông chỉ thì chẳng có gì khác nhau cả. Chính Đạo Nguyên (道元, Dogen) cũng cho rằng: “Cho dầu là Ngũ Gia đi nữa thì cũng chỉ Một Phật Tâm Ấn mà thôi.”
Goke : khái niệm gọi là Ngũ Gia do Pháp Nhãn Văn Ích (法眼文益) khởi xướng qua tác phẩm của ông là Tông Môn Thập Quy Luận (宗門十規論, Shūmonjukkiron) vốn đã được một số trước tác khác kế thừa như Ngũ Gia Tông Phái (五家宗派, Gokeshūha) của Đạt Quán Đàm Dĩnh (達觀曇頴), Nhân Thiên Nhãn Mục (人天眼目, Nindenganmoku, năm 1188) của Hối Nham Trí Chiêu (晦巖智昭, hậu bán thế kỷ 12), Ngũ Gia Chánh Tông Tán (五家正宗賛, Gokeshōshūsan, năm 1254) của Hy Tẩu Thiệu Đàm (希叟紹曇), cho nên vào thời nhà Tống thì khái niệm này đã trở thành cố định. Sự hiện hữu của bộ Ngũ Gia Ngữ Lục (五家語錄, Gokegoroku, năm 1630) do Ngữ Phong Viên Tín (五風圓信, 1571-1647) và Quách Ngưng Chi (郭凝之, ?-?) biên tập, có thể nói là sự quy kết của khái niệm này. Sự cố định của Ngũ Gia đã dẫn đến sự cố định hóa tông phong của mỗi tông phái. Trong các tác phẩm như Nhân Thiên Nhãn Mục, v.v., ta có thể tìm thấy những quy định rất chi tiết về tông phong; nhưng người mà thể hiện quan niệm thông thường đơn giản và dễ hiểu về Ngũ Gia có thể được xem như khởi đầu từ Cao Phong Nguyên Diệu (高峰原妙, 1238-1295) nhà Nguyên. Đó là những giải thích như Lâm Tế Tông thì đau nhức khoái lạc, Quy Ngưỡng Tông thì cẩn trọng nghiêm khắc, Vân Môn Tông thì cao siêu cổ xưa, Tào Động Tông thì chi tiết chặt chẽ, Pháp Nhãn Tông thì rõ ràng sáng sủa. Hơn nữa, về tính cách của Ngũ Gia thì ở tại Nhật Bản cũng có đề cập đến qua tác phẩm Ngũ Gia Tham Tường Yếu Lộ Môn (五家參詳要路門, Gokesanshōyōromon, năm 1788) của Đông Lãnh Viên Từ (東嶺圓慈, 1721-1791). Ngoài ra, từ lập trường nhìn tuyệt đối Phật đạo toàn nhất, Đạo Nguyên (道元, Dōgen, 1200-1253) của Nhật Bản đã phê phán kịch liệt bộ Nhân Thiên Nhãn Mục khi giải thích riêng về Ngũ Gia.
(五門): hay còn gọi là Ngũ Gia (五家), tên gọi chung của 5 Tông phái lớn của Trung Quốc, gồm Quy Ngưỡng (潙仰), Lâm Tế (臨濟), Tào Động (曹洞), Vân Môn (雲門) và Pháp Nhãn (法眼). Khái niệm gọi là Ngũ Gia do Pháp Nhãn Văn Ích (法眼文益) khởi xướng qua tác phẩm của ông là Tông Môn Thập Quy Luận (宗門十規論). Bộ Nhân Thiên Nhãn Mục (人天眼目), 3 quyển, hay bản 6 quyển, do Hối Nham Trí Chiêu (晦巖智昭) nhà Tống biên, san hành vào năm thứ 15 (1188) niên hiệu Thuần Hy (淳熙), là tác phẩm nêu rõ tông yếu của Ngũ Gia, trình bày cương lĩnh các Tông phái do chư vị tiên đức đề xướng và thâu lục những niêm đề, kệ tụng của liệt vị cổ đức.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập