Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thập Hiệu »»
(妙道): đạo mầu nhiệm, đạo tối thượng, đạo vô thượng; là từ thay thế cho giáo pháp của đức Phật. Như trong Vĩnh Giác Nguyên Hiền Thiền Sư Quảng Lục (永覺元賢禪師廣錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 72, No. 1437) quyển 17, phần Độc Nghệ Sư Tạo Tĩnh Thất Sớ (獨詣師造靜室疏), có đoạn: “Nguyên phù, vô động vô tĩnh giả, diệu đạo chi thể; hữu động hữu tĩnh giả, diệu đạo chi dụng (原夫、無動無靜者、妙道之體、有動有靜者、妙道之用, nguyên lai cái không động không tĩnh là thể của đạo mầu; cái có động có tĩnh là dụng của đạo mầu).” Hay trong Tục Truyền Đăng Lục (續傳燈錄, Taishō Vol. 51, No. 2077) quyển 3, phần Tùy Châu Đại Hồng Pháp Vi Thiền Sư (隨州大洪法爲禪師), lại có đoạn: “Pháp Thân vô tướng, bất khả dĩ âm thanh cầu; diệu đạo vong ngôn, khởi khả dĩ văn tự hội (法身無相、不可以音聲求、妙道亡言、豈可以文字會, Pháp Thân không tướng, chẳng thể lấy âm thanh mà tìm; đạo mầu quên lời, liệu có thể lấy chữ nghĩa hiểu được chăng ?).” Hoặc trong Thiền Lâm Sớ Ngữ Khảo Chứng (禪林疏語考證, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1252) quyển 3, phần Tiến Điệu Môn (薦悼門), có câu: “Lễ Thập Hiệu chi từ tôn, ngộ Nhất Thừa chi diệu đạo (禮十號之慈尊、悟一乘之妙道, lạy Mười Hiệu đấng từ tôn, ngộ Một Thừa ấy đạo mầu).”
(s: puruṣa damyasārathi, p: purisadammasārathi, 調御丈夫): âm dịch là Phú Lâu Sa Đàm Miệu Ta La Đề (富樓沙曇藐娑羅提), một trong 10 danh hiệu của Phật, nghĩa là một bậc thầy khéo điều phục và chế ngự, hóa đạo hết thảy các trượng phu. Đây là đại bi và đại trí của Phật, có khi dùng lời nhu hòa, có khi dùng lời bi thiết hay tạp ngữ, v.v., lấy đủ các loại phương tiện để điều ngự người tu hành, giúp cho họ nhập Niết Bàn. Mười danh hiệu này phát xuất từ trong Phật Thuyết Thập Hiệu Kinh (佛說十號經, Taishō No. 782), phần giải thích về Điều Ngự Trượng Phu như sau: “Vân hà Điều Ngự Trượng Phu ? Phật ngôn: 'Phật thị Đại Trượng Phu, nhi năng điều ngự thiện ác nhị loại; ác giả khởi bất thiện Tam Nghiệp, nhi tác chư ác đọa Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Bàng Sanh nhi đắc ác báo; thiện giả ư thân khẩu ý nhi tu chúng thiện, đắc nhân thiên phước quả; thử chi thiện ác giai do tâm tác, Phật dĩ đệ nhất nghĩa thiện Niết Bàn chi pháp, hiển thị diều ngự linh ly cấu nhiễm hoạch đắc tối thượng tịch diệt Niết Bàn, thị cố đắc danh Điều Ngự Trượng Phu' (云何調御丈夫、佛言、佛是大丈夫、而能調御
善惡二類、惡者起不善三業、而作諸惡墮地
獄餓鬼傍生而得惡報、善者於身口意而修
眾善、得人天福果、此之善惡皆由心作、佛
以第一義善涅槃之法、顯示調御令離垢染
獲得最上寂滅涅槃、是故得名調御丈夫, Thế nào là Điều Ngự Trượng Phu ? Phật dạy: 'Phật là Đại Trượng Phu, có thể điều ngự hai loại thiện và ác; người ác khởi Ba Nghiệp không lành, mà tạo các điều ác, đọa vào Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Bàng Sanh và bị quả báo ác; người thiện tu các điều lành đối với thân, miệng, ý, được quả phước của trời người; thiện và ác này đều do tâm tạo ra; Phật lấy pháp lành Niết Bàn nghĩa thứ nhất để hiển bày, điều ngự, khiến cho xa lìa cấu nhiễm, đạt được Niết Bàn vắng lặng tối thượng; cho nên có tên gọi là Điều Ngự Trượng Phu).” Câu “Điều Ngự Trượng Phu, nãi huấn Tứ Sanh chi tử (調御丈夫、乃訓四生之子)” có nghĩa là đấng Đại Trượng Phu điều ngự, dạy dỗ đàn con của Bốn Loài.
(s: tri-kāya, 三身): ba loại thân của Phật, gồm có Pháp Thân (s: dharma-kāya, 法身), Báo Thân (s: sambhoga-kāya, 報身) và Ứng Thân (s: nirmāṇa-kāya, 應身). Với ý nghĩa là thân thể của chân lý (pháp), Pháp Thân là đương thể chân lý vĩnh viễn bất biến, là đức Phật lý tánh không sắc không hình mà đem lại ý nghĩa mang tính nhân cách cho lý thể của chân như. Báo Thân là thân Phật có tướng tốt hiển hiện tùy theo hạnh nguyện của nhân vị, tích chứa các hạnh làm nhân để thành Phật và đầy đủ công đức. Ứng Thân là thân Phật hóa hiện ứng theo căn cơ của chúng sanh. Theo Pháp Tướng Tông, Tam Thân là Tự Tánh Thân (自性身), Thọ Dụng Thân (受用身) và Biến Hóa Thân (變化身). Tự Tánh Thân tương đương với Pháp Thân, là thân nương tựa vào Thọ Dụng Thân và Biến Hóa Thân. Thọ Dụng Thân là thân để thọ dụng pháp lạc, gồm có 2 loại: Tự Thọ Dụng Thân (自受用身) và Tha Thọ Dụng Thân (他受用身). Tự Thọ Dụng Thân tương đương với Báo Thân và Tha Thọ Dụng Thân thì ứng với Ứng Thân. Còn Biến Hóa Thân là thân thị hiện đem lại lợi ích cho hàng Bồ Tát trước khi vào Thập Địa cũng như chúng sanh. Trong Thiếu Thất Lục Môn (少室六門, Taishō No. 2009) có giải thích về Tam Thân rằng: “Phật hữu Tam Thân giả, Hóa Thân Báo Thân Pháp Thân; nhược chúng sanh thường tác thiện căn, tức Hóa Thân hiện; tu trí tuệ tức Báo Thân hiện; giác Vô Vi tức Pháp Thân hiện; phi đằng thập phương tùy nghi cứu tế giả, Hóa Thân Phật dã; đoạn cảm tu thiện Tuyết Sơn thành đạo giả, Báo Thân Phật dã; vô ngôn vô thuyết trạm nhiên thường trú giả, Pháp Thân Phật dã (佛有三身者、化身報身法身、若眾生常作善根、卽化身現、修智慧卽報身現、覺無爲卽法身現、飛騰十方隨宜救濟者、化身佛也、斷惑修善雪山成道者、報身佛也、無言無說湛然常住者、法身佛也, Phật có ba thân là Hóa Thân, Báo Thân, và Pháp Thân; nếu chúng sanh thường tạo căn lành, tức Hóa Thân hiện; nếu tu trí tuệ tức Báo Thân hiện; hiểu rõ Vô Vi tức Pháp Thân hiện; thân bay cùng khắp mười phương, tùy nghi cứu độ là Hóa Thân Phật; thân đoạn trừ các hoặc, tu thiện và thành đạo ở Tuyết Sơn là Báo Thân Phật; thân không nói lời nào, không thuyết lời nào, vắng lặng thường trú là Pháp Thân Phật).” Tại Chánh Điện Chùa Trúc Lâm, thành phố Huế, có câu đối rằng: “Hương lí kết tường vân Tam Thân viên hiển, hoa khai trình diệu tướng Thập Hiệu hùng tôn (香裡結祥雲三身圓顯、花開呈妙相十號雄尊, trong hương kết mây lành Ba Thân lộ rõ, hoa nở trình tướng báu Mười Hiệu hùng tôn).”
(十種通號): xem Thập Hiệu (十號) bên dưới.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập