Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tháp »»
(s: avaivart, 阿鞞跋致): còn gọi là A Tỳ Bạt Trí (阿毘跋致), A Duy Việt Trí (阿惟越致); ý dịch là bất thối chuyển (不退轉, không thối lui), tức là không thối lui trên con đường tiến lên thành Phật. Đây là tên gọi của giai vị Bồ Tát, trãi qua tu hành một đại A Tăng Kỳ Kiếp mới có thể đạt đến địa vị này. Như trong Đại Trí Độ Luận (大智度論, Taishō Vol. 25, No. 1509) quyển 38, Vãng Sanh Phẩm (往生品), có đoạn rằng: “Cúng dường thập phương chư Phật, thông đạt Bồ Tát đạo, cố nhập Bồ Tát vị, tức thị A Bệ Bạt Trí địa (供養十方諸佛、通達菩薩道、故入菩薩位、卽是阿鞞跋致地, cúng dường mười phương chư Phật, thông đạt Bồ Tát đạo, nên nhập vào địa vị Bồ Tát, tức là cảnh địa không thối chuyển).” Hay trong Phật Thuyết A Di Đà Kinh (佛說阿彌陀經, Taishō Vol. 12, No. 366) cũng có đoạn: “Cực Lạc quốc độ chúng sanh sanh giả, giai thị A Bệ Bạt Trí (極樂國土眾生生者、皆是阿鞞跋致, những chúng sanh nào sanh vào quốc độ Cực Lạc, đều là bực Không Thối Chuyển).”
(s: Amitāyus, Amitābha; t: Dpag-tu-med, Dpag-yas, j: Amidabutsu, 阿彌陀佛): tên gọi của một vị Phật rất quan trọng trong Phật Giáo Đại Thừa, giáo chủ của thế giới Tây Phương Cực Lạc, còn gọi là A Di Đa Phật (阿彌多佛), A Nhi Đa Phật (阿弭跢佛), thường được gọi là A Di Đà Phật hay A Di Đà Như Lai, gọi tắt là Di Đà. Nguyên bản Sanskrit có hai chữ: Amitāyus có âm dịch là A Di Đa Sưu (阿彌多廋), nghĩa là người có thọ mạng vô hạn hay vô lượng thọ; còn Amitābha có âm dịch là A Di Đa Bà (阿彌多婆), là người có ánh sáng vô hạn hay vô lượng quang; nhưng cả hai đều được phiên âm là A Di Đà. Trên thực tế, nguyên ngữ Amitābha được dùng khá phổ biến. Về xuất xứ của danh hiệu A Di Đà Phật này, trong A Di Đà Kinh (阿彌陀經) do Cưu Ma La Thập (s: Kumārajīva, 鳩摩羅什, 344-413) dịch, có đề cập đến. Vị Phật này có ánh sáng vô lượng, tuổi thọ vô lượng, cho nên được gọi là A Di Đà Phật. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào bản tiếng Sanskrit A Di Đà Kinh (阿彌陀經) và Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh (稱讚淨土佛攝受經), vị Phật này có tuổi thọ vô số, ánh sáng vô biên, cho nên được gọi là Vô Lượng Thọ Phật và Vô Lượng Quang Phật. Riêng trong Bình Đẳng Giác Kinh (平等覺經) có bài kệ của A Di Đà Phật, còn trong Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ Kinh, v.v., có danh hiệu khác là Vô Lượng Thanh Tịnh Phật hiện trú tại thế giới thanh tịnh tên Cực Lạc. Kinh điển lấy tín ngưỡng A Di Đà Phật làm chủ đề có 3 bộ kinh của Tịnh Độ là Vô Lượng Thọ Kinh (s: Sukhāvatīvyūha-sūtra, 無量壽經), Quán Vô Lượng Thọ Kinh (觀無量壽經) và A Di Đà Kinh (阿彌陀經); cho nên trên cơ sở của ba kinh này Tịnh Độ Giáo được thành lập. Theo Vô Lượng Thọ Kinh, quyển thượng, trong đời quá khứ xa xưa thời đức Thế Tự Tại Vương Phật (世自在王佛) trụ thế, có vị quốc vương phát tâm vô thượng, xả bỏ vương vị xuất gia, tên là Bồ Tát Pháp Tạng (s: Dharmākara, 法藏, hay Tỳ Kheo Pháp Tạng). Vị này theo tu tập với Thế Tự Tại Vương Phật, phát 48 lời thệ nguyện để cứu độ chúng sanh và sau một thời gian tu hành lâu xa, ngài thành tựu bản nguyện của mình và được thành Phật. Vị Phật này chính là A Di Đà Phật. Cho đến hiện tại ngài vẫn đang thuyết pháp tại thế giới gọi là Cực Lạc (s: Sukhāvatī, 極樂), cách đây khoảng 10 vạn ức Phật độ về phía Tây. Ngài thường tiếp dẫn những người niệm Phật vãng sanh về cõi Tây Phương Tịnh Độ, cho nên được gọi là Tiếp Dẫn Phật. Thông thường tượng A Di Đà Tam Tôn có hai vị Bồ Tát Quan Âm (s: Avalokiteśvara, 觀音) và Thế Chí (s: Mahāsthāmaprāpta, 勢至) đứng hầu hai bên, cho nên hai vị này cùng với Phật A Di Đà được gọi là Tây Phương Tam Thánh. Theo Bát Nhã Tam Muội Kinh (般若三昧經) quyển thượng cho biết rằng đức Phật A Di Đà có 32 tướng tốt, ánh sáng chiếu tỏa khắp, hùng tráng không gì sánh bằng. Đặc biệt, theo lời dạy trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh cho thấy rằng thân của đức Phật Vô Lượng Thọ có trăm ngàn sắc màu vàng rực như vàng Diêm Phù Đàn (s: jambūnadasuvarṇa, 閻浮檀) của Trời Dạ Ma (s, p: Yāma, 夜摩), cao 60 vạn ức na do tha (s: nayuta, niyuta, 那由他) Hằng hà sa số do tuần (s, p: yojana, 由旬). Giữa hai lông mi của ngài có lông mi trắng uyển chuyển xoay về bên phải, tướng lớn nhỏ của lông mi có độ cao gấp 5 lần núi Tu Di (s, p: Sumeru, 須彌山). Mắt của ngài trong trắng, rõ ràng, có bề ngang rộng gấp 4 lần nước biển lớn. Thân ngài có 84.000 tướng tốt, trong mỗi mỗi tướng như vậy có 84.000 ánh sáng chiếu khắp mười phương thế giới, thâu nhiếp các chúng sanh niệm Phật. Tại Tây Tạng, Phật A Di Đà được xem như hai vị Phật Vô Lượng Quang và Vô Lượng Thọ; nếu ai mong cầu có trí tuệ thì quy y Phật Vô Lượng Quang, ai mong cầu tuổi thọ và phước lạc thì quy y Phật Vô Lượng Thọ. Trong Mật Giáo, Phật A Di Đà được xem như là diệu quang sát trí của Đại Nhật Như Lai (s: Vairocana, 大日如來), được gọi là Cam Lồ Vương (s: Amṛta-rāja, 甘露王). Trong Kim Cang Giới Mạn Trà La (金剛界曼茶羅), ngài được gọi là A Di Đà Như Lai có thân thọ dụng trí tuệ, nằm ở trung ương vòng nguyệt luân phía Tây. Thân của ngài có sắc vàng ròng, tay bắt ấn Tam Ma Địa (s, p: samādhi, 三摩地), chủng tử là hrīḥ, mật hiệu là Thanh Tịnh Kim Cang, và hình Tam Muội Da là hoa sen. Trong Thai Tạng Giới Mạn Trà La (胎藏界曼茶羅), ngài được gọi là Vô Lượng Thọ Như Lai, nằm ở phía Tây, trong đài có 8 cánh sen. Thân ngài có sắc màu vàng trắng hay vàng ròng, mắt nhắm lại, thân nhẹ như tà áo, ngồi xếp bằng trên tòa sen báu, tay bắt ấn nhập định, chủng tử là saṃ, mật hiệu là Thanh Tịnh Kim Cang, và hình Tam Muội Da là hoa sen vừa mới hé nở. Tại An Lạc Lâm (安樂林), Bạch Vân Am (白雲菴), thuộc Từ Khê (慈谿), Ninh Ba (寧波), Tỉnh Triết Giang (浙江省) có câu đối như sau: “Nhất cú Di Đà hữu thể hữu tông hữu dụng, tam thiên thế giới tức không tức giả tức trung (一句彌陀有體有宗有用、三千世界卽空卽假卽中, một câu Di Đà, có thể có tông có dụng, ba ngàn thế giới là không là giả là trung).” Hay tại Phổ Đà Tự (普陀寺) ở Hạ Môn (廈門), Tỉnh Phúc Kiến (福建省南) cũng có câu đối tán thán công hạnh của đức Phật A Di Đà như: “Di Đà thủ tiếp Liên Trì khách, chúng sanh tâm quy Cực Lạc bang (彌陀手接蓮池客、眾生心歸極樂邦, Di Đà tay rước Liên Trì khách, chúng sanh tâm về Cực Lạc bang).” Đào Duy Từ (1572-1634) có câu thơ rằng: “Những khi khói tỏ yên hà, mảng âu mây cuốn Di Đà Tây Thiên.” Hay trong truyện Phan Trần cũng có câu: “Tam Quy Ngũ Giới chứng tình, xem câu nhân quả niệm kinh Di Đà.”
(s: Aśoka, p: Asoka, Aikuō, 阿育王, tại vị khoảng 270-230 ttl): âm dịch là A Du Ca (阿輸迦), ý dịch là Vô Ưu (無憂) gọi tắt là Dục Vương (育王), vị vua đời thứ 3 của vương triều Khổng Tước (s: Maurya, 孔雀) vốn lấy thành phố Pāṭaliputra (tức Hoa Thị Thành [華氏城]) của nước Ma Kiệt Đà (s, p: Magadha, 摩掲陀) làm thủ đô. Trong kinh điển Bắc Truyền bằng tiếng Phạn, Hán và Tây Tạng, đại thể ông xuất hiện khoảng hơn 100 năm sau khi đức Phật diệt độ; theo truyền thuyết của thánh điển Pāli thì cho rằng ông tức vị vào năm thứ 128 sau khi đức Phật diệt độ. Niên đại này được suy định từ niên đại của các vị vua Girisha mà có trong bản pháp sắc văn của nhà vua. Khi vua này tại vị, Ấn Độ là quốc gia vĩ đại thống nhất lần đầu tiên và chiếm đại bộ phận nước Ấn Độ dưới thời đại Anh Quốc. Vào thời trai trẻ, ông rất hung bạo đã giết anh em mình để lên làm vua rồi xâm lược các quốc gia lân cận; thế nhưng cuối cùng ông mới phản tỉnh hiểu được rằng bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng bi thảm cũng có nhiều người phải hy sinh, cho nên ông tự trách mình và vô cùng ân hận. Chính sự ân hận ấy đã dẫn dắt ông đến với Phật Giáo, biết rõ rằng chính Phật Giáo có lợi ích cho lí tưởng của nhân sinh và hoà bình của xã hội. Vì vậy ông đã qui y và nỗ lực tuyên xướng giáo lý Phật Giáo. Nhà vua đã đặt tên cho giáo lý này là “pháp”, cho biệt phái các vị Pháp Đại Thần cũng như tăng sĩ để đi truyền giảng pháp trong và ngoài nước. Chính đích thân ông cũng đi tuần du khắp nước, tiến hành thuyết pháp và tham bái các Phật tích. Tương truyền rằng ông đã cho xây dựng đầu tiên là A Dục Vương Viên Tự (阿育王園寺) tại thủ đô và kiến lập 84.000 ngôi Tháp xá lợi khắp trong nước. Bên cạnh đó, ông còn chuyên tâm làm Phật sự, cho nên Phật Giáo đã nhất thời đi đến hưng thịnh tột đỉnh của nó. Chính nhờ vị vua này mà Phật Giáo cũng đã được lan truyền sang các quốc gia lân cận tại Ấn Độ. Phía Tây Bắc từ địa phương Gandhāra đến Girisha, rồi thông qua vùng trung ương Châu Á và đến tận Trung Quốc. Về phương Nam, Phật Giáo cũng được truyền sang Tích Lan (Sri Lanka), và nơi đây đã trở thành nguyên lưu của Phật Giáo Pāli (Nam Truyền Phật Giáo) của các nước phương Nam. Nhờ có A Dục Vương, Phật Giáo Ấn Độ đã phát triển rất mạnh với tư cách là Phật Giáo quốc tế, cho nên trong lịch sử Phật Giáo ông đã trở thành người có công lao cống hiến và ủng hộ đắc lực nhất. Với tư cách là trưởng lão của Phật Giáo, trong các truyện bằng tiếng Pāli, có nêu lên nhân vật Mục Kiền Liên Tử Đế Tu (p: Moggaliputta-tissa, 目犍連子帝須), còn Phật Giáo Bắc Truyền có nhân vật Ưu Ba Cúc Đa (s, p: Upagupta, 優波毱多), cũng chính là vị vua này.
(s: Akṣhobhya-buddha, t: Saṅs-rgyas mi-ḥkhrugs-pa, 阿閦佛): gọi tắt là A Súc (阿閦), còn gọi là A Súc Tì Phật (阿閦鞞佛), A Sô Tì Da Phật (阿芻鞞耶佛), Ác Khất Sô Tỳ Dã Phật (噁乞蒭毘也佛); ý dịch là Bất Động Phật (不動佛), Vô Động Phật (無動佛), hay Vô Nộ Phật (無怒佛), Vô Sân Nhuế Phật (無瞋恚佛); là tên gọi của một trong 5 vị Phật ở 5 phương khác nhau; vị này thường ngự ở phương Đông. Theo Phẩm Phát Ý Thọ Tuệ (發意受慧) và Thiện Khoái (善快) của A Súc Phật Quốc Kinh (阿閦佛國經, Taishō Vol. 11, No. 313) quyển Thượng, vào thời quá khứ cách hơn Phật quốc độ về phương Đông có thế giới tên gọi là A Tỷ La Đề (s: Abhirati, 阿比羅提), đức Đại Mục Như Lai (大目如來) xuất hiện trong thế giới ấy, vì các Bồ Tát thuyết về hạnh Lục Độ Vô Cực (六度無極). Khi ấy có một vị Bồ Tát nhân khi nghe pháp bèn phát tâm vô thượng chánh chân; đức Đại Mục Như Lai thấy vậy rất hoan hỷ nên ban cho hiệu là A Súc. Bồ Tát A Súc thành Phật ở thế giới A Tỷ La Đề, cho đến hiện tại vẫn còn đang thuyết pháp tại quốc độ của Ngài. Hơn nữa, lại căn cứ vào Phẩm Hóa Thành Dụ (化城喩品) của Pháp Hoa Kinh (s: Saddharma-puṇḍarīka-sūtra, 法華經, Taishō Vol. 9, No. 262) cho hay rằng khi chưa xuất gia, đức Đại Thông Trí Thắng Phật (大通智勝佛) có 16 vương tử, về sau tất cả đều xuất gia làm Sa Di; trong đó người con thứ nhất tên Trí Tích (智積), tức là A Súc, thành Phật tại nước Hoan Hỷ ở phương Đông. Bi Hoa Kinh (s: Karuṇā-puṇḍarīka-sūtra, 悲華經, Taishō Vol. 3, No. 157) quyển 4 có ghi rằng đức A Di Đà Phật (s: Amitāyus, Amitābha, 阿彌陀佛) trong thời quá khứ khi làm vua Vô Tránh Niệm (無諍念), có cả ngàn người con, trong đó người con thứ 9 tên Mật Tô (蜜蘇), tức là A Súc, thành Phật ở phương Đông, cõi nước tên là Diệu Lạc (妙樂). Mật Giáo xem A Súc Phật này là một trong 5 vị Phật của Kim Cang Giới (金剛界), tượng trưng cho Đại Viên Cảnh Trí (大圓境智), hay Kim Cang Trí (金剛智). Ngài ngự ở trung ương chánh Đông Nguyệt Luân trong Ngũ Giải Thoát Luân (五解脫輪), phía trước là Kim Cang Tát Đỏa (金剛薩埵), bên phải là Kim Cang Vương Bồ Tát (金剛王菩薩), bên trái là Kim Cang Ái Bồ Tát (金剛愛菩薩), phía sau là Kim Cang Hỷ Bồ Tát (金剛喜菩薩). Hình tượng của Ngài màu vàng kim, tay trái bắt ấn để trên bắp vế, tay phải buông xuống chạm đất, nên được gọi là A Súc Xúc Địa ấn (阿閦觸地印). Mật hiệu của Ngài là Bất Động Kim Cang (不動金剛); chủng tử là hūṃ. Chơn ngôn là “án ác khất sô tỳ dã hồng (唵噁乞蒭毘也吽).” Thân Ngài màu xanh, như trong Phật Mẫu Khổng Tước Tôn Kinh Khoa Thức (佛母孔雀尊經科式, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1479) có đoạn rằng: “Phụng thỉnh Đông phương A Súc Phật, kỳ thân thanh sắc phóng quang minh, thủ ấn chấp trì Hàng Ma Chử, chúng đẳng chí tâm quy mạng lễ (奉請東方阿閦佛、其身青色放光明、手印執持降魔杵、眾等志心歸命禮, cung thỉnh Đông phương A Súc Phật, thân Ngài sắc xanh phóng hào quang, tay ấn cầm giữ Chày Hàng Ma, chúng con chí tâm cung kính lễ).” Trong Diệu Cát Tường Bình Đẳng Bí Mật Tối Thượng Quán Môn Đại Giáo Vương Kinh (妙吉祥平等祕密最上觀門大敎王經, Taishō Vol. 20, No. 1192) quyển 4 lại dạy thêm rằng: “Cầu trường thọ thư A Súc Phật Chủng Trí tự (求長壽書阿閦佛種智字, nếu cầu sống lâu thì viết chữ Chủng Trí của A Súc Phật).” Trong Kim Cang Đảnh Du Già Tam Thập Thất Tôn Lễ (金剛頂瑜伽三十七尊禮, Taishō Vol. 18, No. 879) có đảnh lễ danh hiệu của Ngài: “Nam Mộ Kim Cang Kiên Cố Tự Tánh Thân A Súc Phật (南慕金剛堅固自性身阿閦佛, Kính Lễ Phật A Súc Thân Tự Tánh Kiên Cố Như Kim Cang).”
(安廩[凜], Anhin, 507-583): vị tăng sống dưới thời Nam Triều, xuất thân vùng Lợi Thành (利成), Giang Âm (江陰, thuộc Giang Tô [江蘇]), họ Tần (秦), lúc còn nhỏ đã thông minh hiếu học, có hiếu với song thân. Năm 25 tuổi, ông xuất gia, theo Dung Công (容公) ở Quang Dung Tự (光融寺) vùng Tư Châu (司州) học tập kinh luận và thường nghe Huệ Quang (慧光) ở Thiếu Lâm Tự (少林寺) thuyết giảng về Thập Địa Kinh Luận (十地經論), thọ lãnh yếu chỉ Thiền pháp và ngộ được huyền chỉ. Trong thời gian sống ở đất Ngụy 12 năm, ông chuyên tâm tuyên giảng Tứ Phần Luật (四分律) cùng các kinh luận Đại Thừa khác số lượng người đến tham học ngày càng đông. Vào năm đầu (547) niên hiệu Thái Thanh (太清) nhà Lương, ông cùng với môn nhân đến Dương Đô (楊都), vua Võ Đế cung tiếp hậu hỷ, ban sắc chỉ trú trì Thiên An Tự (天安寺); nhân đó ông tuyên giảng Kinh Hoa Nghiêm tại đây. Vào năm đầu (557) niên hiệu Vĩnh Định (永定), ông vâng sắc chỉ vào trong nội điện thuyết giảng giới luật, khai pháp tại Kỳ Xà Tự (耆闍寺), giảng diễn không hề mệt mỏi. Sau đó, ông vâng mệnh vua Văn Đế khai giảng Đại Tập Kinh (大集經) tại Chiêu Đức Điện (昭德殿). Đến thời vua Tuyên Đế, ông cũng từng thuyết giảng tại Hoa Lâm Viên (華林園). Vào năm đầu niên hiệu Chí Đức (至德) nhà Trần, ông thị tịch, hưởng thọ 77 tuổi.
(安世高, Anseikō, khoảng giữa thế kỷ thứ 2): vị tăng dịch kinh thuộc thời kỳ đầu của Phật Giáo Trung Quốc, người nước An Tức (安息), tên Thanh (清), tự Thế Cao (世高), con của vị quốc vương trong vùng. Họ An của ông vốn xuất phát từ nơi ông sinh ra (nước An Tức). Lúc còn nhỏ ông rất nổi tiếng có hiếu với song thân, tánh chất thương người, học rộng hiểu sâu. Sau khi phụ thân qua đời, ông xả bỏ ngôi vị quốc vương, quy y cửa Phật, thâm hiểu kinh tạng và tinh thông A Tỳ Đàm cũng như Thiền. Vào năm thứ 2 (148) niên hiệu Kiến Hòa (建和) đời vua Hoàn Đế (桓帝) nhà Đông Hán, ông đi qua các nước Tây Vức, rồi đến Lạc Dương (洛陽), chuyên tâm vào việc phiên dịch kinh điển cho đến năm thứ 3 (170) niên hiệu Kiến Ninh (建寧) đời vua Linh Đế (靈帝), tổng cọng hơn 20 năm. Trong khoảng thời gian này, ông đã dịch được tất cả khoảng 34 bộ, 40 quyển (có thuyết cho là 35 bộ, 41 quyển) như An Ban Thủ Ý Kinh (安般守意經), Ấm Trì Nhập Kinh (陰持入經), A Tỳ Đàm Ngũ Pháp Tứ Đế (阿毘曇五法四諦), Thập Nhị Nhân Duyên (十二因緣), Chuyển Pháp Luân (轉法輪), Bát Chánh Đạo (八正道), Thiền Hành Pháp Tưởng (禪行法想), Tu Hành Đạo Địa Kinh (修行道地經), v.v. Kinh điển ông dịch có nghĩa lý rõ ràng, chữ nghĩa súc tích, chủ yếu truyền bá học thuyết A Tỳ Đàm (阿毘曇) của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ thuộc Phật Giáo Tiểu Thừa và lý luận Thiền định. Chính ông đã hình thành nên cơ sở cho việc lưu truyền Phật học vào thời kỳ đầu của Trung Quốc và là người đầu tiên đem Thiền quán vào nước này.
(安祥寺, Anjō-ji): ngôi chùa phụ thuộc vào sự quản lý của Chơn Ngôn Tông trên Cao Dã Sơn, hiện tọa lạc tại Yamashina-ku (山科區), Kyoto-shi (京都市), tên núi là Cát Tường Sơn (吉祥山). Vì đây là ngôi chùa kiêm chuyên trách của Cao Dã Sơn, nên được gọi là Cao Dã Sơn Đường (高野山堂). Ngôi già lam này được khai sáng vào năm 848 (Gia Tường [嘉祥] nguyên niên), nhằm cầu nguyện cho Thuần Hòa Thái Hậu được tăng long phước thọ. Huệ Vận (惠運, Eun) được cung thỉnh làm vị Tổ khai sáng nơi đây. Đến đời vị Tổ thứ 11 là Tông Ý (宗意), vận thế của chùa rất hưng thạnh, trở thành ngôi chùa nổi tiếng hàng đầu trong 3 dòng ở Tiểu Dã (小野) thuộc Chơn Ngôn Tông, từ đó hình thành Dòng An Tường Tự (安祥寺流). Đến năm 1310 (Diên Khánh [延慶] 3), vào thời của Thành Huệ (成惠), vị Tổ đời 18, chùa được liệt vào một trong những ngôi danh thắng dành cho Hoàng Tử và tầng lớp quý tộc ở với hiệu là Môn Tích (門跡, Monzeki). Tuy nhiên, đến thời vị Tổ thứ 21 là Hưng Nhã (興雅), ông nhường lại hiệu chùa và luôn của Dòng An Tường Tự cho Cao Dã Sơn. Vào năm 1469 (Văn Minh [文明] nguyên niên), chùa bị binh hỏa cháy rụi tan tành, rồi dần dần không còn là đạo tràng căn bản tu hành cho ba dòng Tiểu Dã. Vào năm 1759 (Bảo Lịch [寶曆] 9), vị Tổ đời thứ 41 là Hoằng Phạm (弘範) mới tiến hành xây dượng Quan Âm Đường, Bảo Tháp, Địa Tạng Đường, v.v., và chỉnh bị lại cảnh quan của chùa. Trong Chánh Điện chùa có thờ tượng Thập Nhất Diện Quán Thế Âm, Ngũ Trí Như Lai, thuộc dạng quốc bảo. Quần thể kiến trúc hiện tại của chùa có Chánh Điện, Địa Tạng Đường, Đại Sư Đường, được tái kiến vào cuối thời Giang Hộ (江戸, Edo).
(s: Vārāṇasī, Vāraṇasī, Varāṇasī, Varaṇasī, p: Bārāṇasī, 波羅奈): tên của một vương quốc cổ ngày xưa của Ấn Độ, còn gọi là Ba La Nại Tư Quốc (波羅奈斯國), Ba La Nại Quốc (波羅捺國), Ba La Nại Tả Quốc (波羅捺寫國); xưa kia gọi là Già Thi Quốc (s: Kāśī, 伽尸國), hiện tại là Benares. Theo Đại Đường Tây Vức Ký (大唐西域記) quyển 7, vương quốc này có thành quách kéo dài đến tận sông Tây Khắc Già (西殑伽), dài 18, 19 dặm, rộng 5-6 dặm. Dân cư trong thành đông đúc, tính người hiền lương, phần lớn tin vào ngoại đạo, ít người kính trọng Phật pháp. Tăng chúng phần lớn học pháp Chánh Lượng Bộ của Tiểu Thừa. Về phía đông bắc của thành có dòng sông Varaṇā; phía tây sông có Tháp A Dục Vương (s: Aśoka, p: Asoka, 阿育王); phía đông bắc sông khoảng 10 dặm có di tích cũ nơi Bồ Tát Di Lặc (s: Maitreya, p: Metteyya, 彌勒), Bồ Tát Hộ Minh (護明) từng thọ ký. Bên cạnh đó, phía tây bắc thành có vườn Lộc Uyển (s: Mṛgadāva, p: Migadāya, 鹿苑), nơi xưa kia sau khi thành đạo, đức Phật lần đầu tiên giáo hóa cho 5 vị Tỳ Kheo. Từ đó về sau, Ngài thường đến thành này hóa độ chúng sanh và Ba La Nại trở thành một trong 6 trung tâm thuyết pháp lớn đương thời. Hiện tại trong thành có cả ngàn ngôi đền thờ Ấn Độ Giáo. Nơi này xưa kia rất thịnh hành về học thuật, cùng với vùng Takṣasilā là hai trung tâm của Bà La Môn giáo học. Khi cao tăng Huyền Trang (玄奘, 602-664) đến địa phương này, Phái Thấp Bà (s: Śiva, 濕婆) rất hưng thịnh. Sau khi tín đồ Hồi Giáo xâm nhập vào năm 1194, Phật Giáo tiến đến tuyệt tích. Hiện tại nơi đây không chỉ là thánh địa của Ấn Độ Giáo, mà còn là thánh địa của Phật Giáo và Kỳ Na Giáo (耆那敎, Jainism).
(芭蕉慧清, Bashō Esei, ?-?): nhân vật sống vào thời nhà Đường, vị tăng của Quy Ngưỡng Tông Trung Quốc, xuất thân Tân La (新羅), Triều Tiên, pháp từ của Nam Tháp Quang Dũng (南塔光涌). Ông đã từng sống ở Ba Tiêu Sơn (芭蕉山), thuộc Dĩnh Châu (郢州, Tỉnh Hồ Bắc).
(波吒): bức bách, chồng chất, nói lên tình trạng khổ não cao độ. Như trong bài thơ của Thập Đắc (拾得) được thâu lục trong Toàn Đường Thi (全唐詩) quyển 807, có câu: “Phanh trư hựu tể dương, khoa đạo điềm như mật, tử hậu thọ ba tra, cánh mạc xưng oan khuất, Phật ai Tam Giới tử, tổng thị thân nam nữ, khủng trầm hắc ám khanh, thị nghi thùy hóa độ, tận đăng vô thượng đạo (烹豬又宰羊、誇道甜如蜜、死後受波吒、更莫稱冤屈、佛哀三界子、總是親男女、恐沉黑暗坑、示儀垂化度、盡登無上道, nấu heo lại giết dê, khoe đạo ngọt như mật, chết rồi chịu khổ báo, thôi chớ kêu oan khiên, Phật thương con Ba Cõi, đều là nam nữ thân, sợ rớt hầm đen tối, tùy nghi thương hóa độ, thảy chứng đạo vô thượng).” Hay như trong quyển Hạ của Cổ Lâm Thanh Mậu Thiền Sư Thập Di Kệ Tụng (古林清茂禪師拾遺偈頌, CBETA No. 1413) có bài Tống Huệ Thiền Nhân Hành Hóa (送惠禪人行化): “Đại sự viên thành tại đốt ta, mạc sầu đồ lộ khổ ba tra, tam thiên lí ngoại phùng tri kỷ, bút hạ năng khai ngũ diệp hoa (大事圓成在咄嗟、莫愁途路苦波吒、三千里外逢知己、筆下能開五葉花, chuyện lớn tròn thành cũng tại ta, chớ buồn đường sá khổ chi mà, ba ngàn dặm ngoại gặp tri kỷ, dưới bút nở ra năm cánh hoa).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập