Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thanh Văn »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thanh Văn








KẾT QUẢ TRA TỪ


Thanh Văn:

(s: śrāvaka, p: sāvaka, 聲聞): âm dịch là Xá La Bà Ca (舍羅婆迦), ý dịch là Tác Đệ Tử (作弟子); là một trong Nhị Thừa, Tam Thừa; chỉ cho hàng đệ tử xuất gia lắng nghe giáo pháp của đức Phật mà chứng ngộ. Đại Thừa Nghĩa Chương (大乘義章, Taishō Vol. 44, No. 1851) quyển 17, giải thích danh nghĩa Thanh Văn có 3: (1) Theo nhân duyên đắc đạo mà giải thích, nghĩa là nghe lời dạy của đức Phật mà giải ngộ đắc đạo, nên được gọi là Thanh Văn; (2) Theo pháp môn quán sát mà giải thích, như Thập Địa Kinh Luận (十地經論, Taishō Vol. 26, No. 1522) quyển 4 dạy rằng ngã, chúng sanh, v.v., đều có tên, nên được gọi là thanh (âm thanh, tiếng); nhờ âm thanh mà giải ngộ, nên gọi là Thanh Văn; (3) Nhân sự lợi lạc hóa độ tha nhân mà giải thích, như trong Phẩm Tín Giải của Kinh Pháp Hoa dạy rằng nhờ Phật đạo nghe mà khiến cho tất cả được nghe, nên gọi là Thanh Văn. Trong 3 giải thích trên, hai giải thích đầu là thanh văn của Phật Giáo Nguyên Thủy; loại thứ ba là Bồ Tát, tùy nghi mà gọi là Thanh Văn. Nguyên lai, Thanh Văn chỉ cho các đệ tử của đức Phật khi còn tại thế, về sau đối với Duyên Giác, Bồ Tát mà thành ra Nhị Thừa, Tam Thừa. Thanh Văn là vị quán lý Tứ Đế, tu 37 phẩm trợ đạo, đoạn hai hoặc kiến và tu, rồi dần dần chứng được 4 quả Sa Môn, và nhập vào Vô Dư Niết Bàn (無餘涅槃). Thanh Văn Thừa (聲聞乘) là giáo pháp chuyên thuyết về Thanh Văn. Thanh Văn Tạng (聲聞藏) là kinh điển xiển dương giáo thuyết của Thanh Văn. Trong các kinh luận, Thanh Văn có hai loại, 3 loại, 4 loại, 5 loại. Theo Phẩm Vô Tự Tánh Tướng (無自性相品) của Giải Thâm Mật Kinh (解深密經, Taishō Vol. 16, No. 676) quyển 2, có 2 loại Thanh Văn là Nhất Hướng Thú Tịch Thanh Văn (一向趣寂聲聞) và Hồi Hướng Bồ Đề Thanh Văn (迴向菩提聲聞). Nhập Lăng Già Kinh (入楞伽經, Taishō Vol. 16, No. 671) quyển 4 lại nêu ra 3 loại Thanh Văn khác là Quyết Định Tịch Diệt Thanh Văn (決定寂滅聲聞), Phát Bồ Đề Nguyện Thiện Căn Danh Thiện Căn Thanh Văn (發菩提願善根名善根聲聞), Hóa Ứng Hóa Thanh Văn (化應化聲聞). Du Già Sư Địa Luận (Taishō Vol. 30, No. 1579 瑜伽師地論) quyển 73 lại nêu ra 3 loại khác: Biến Hóa Thanh Văn (變化聲聞), Thệ Nguyện Thanh Văn (誓願聲聞), Pháp Tánh Thanh Văn (法性聲聞). Trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Ưu Ba Đề Xá (妙法蓮華經憂波提舍, Taishō Vol. 26, No. 1519) quyển Hạ, Thế Thân (s: Vasubandhu, 世親) chia Thanh Văn làm 4 loại là Quyết Định Thanh Văn (決定聲聞), Tăng Thượng Mạn Thanh Văn (增上慢聲聞), Thối Bồ Đề Tâm Thanh Văn (退菩提心聲聞), Ứng Hóa Thanh Văn (應化聲聞). Bên cạnh đó, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú (妙法蓮華經文句, Taishō Vol. 34, No. 1718) quyển 4 chia Thanh Văn thành 5 loại, gồm: (1) Quyết Định Thanh Văn (決定聲聞), nghĩa là tu tập tiểu thừa đã lâu, muôn kiếp đạo chín muồi mà chứng đắc quả nhỏ; (2) Thối Bồ Đề Tâm Thanh Văn (退菩提心聲聞), vị này vốn tu tập Đại Thừa, muôn kiếp tu đạo, tuy nhiên giữa chừng vì chán ghét sanh tử mà thối đạo tâm lớn, chỉ chứng quả nhỏ thôi; (3) Ứng Hóa Thanh Văn (應化聲聞), nghĩa là các Bồ Tát vì hóa độ hai loại Thanh Văn vừa nêu, nên bên trong thì có đủ hạnh của chư Phật Bồ Tát, ngoại hình thì hiện thân Thanh Văn, để khuyến dụ hàng Tiểu Thừa, khiến cho nhập vào Đại Thừa; (4) Tăng Thượng Mạn Thanh Văn (增上慢聲聞), nghĩa là vì chán ghét sanh tử, vui mừng Niết Bàn, tu tập pháp Tiểu Thừa, chứng đắc pháp nhỏ mà đã thấy đầy đủ, chưa đạt mà cho đã đạt, chưa chứng mà bảo đã chứng; (5) Đại Thừa Thanh Văn (大乘聲聞), vị này lấy âm thanh của Phật đạo, khiến cho hết thảy người được nghe không trú vào thành hóa hiện (tỷ dụ cho cõi Niết Bàn của Tiểu Thừa), mà thảy đều quay về với lý của thật tướng Đại Thừa. Ngoài ra, trong các kinh điển của hệ A Hàm thuộc Phật Giáo Nguyên Thủy, từ Thanh Văn đều chỉ chung cho hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia. Về sau, khi giáo đoàn Phật Giáo được xác lập, từ này được dùng chủ yếu chỉ cho các tăng sĩ xuất gia tu hành. Trong Vạn Thiện Đồng Quy Tập (萬善同歸集, Taishō Vol. 48, No. 2017) quyển Trung có đoạn: “Tu Phạm hạnh, đoạn trần tập chi căn nguyên; hiện bệnh hạnh, khế Thanh Văn chi hóa thành (修梵行、斷塵習之根源、現病行、憩聲聞之化城, tu Phạm hạnh, dứt tập khí ấy nguồn căn; hiện bệnh hạnh, nghỉ Thanh Văn ấy hóa thành).”


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


Giọt mồ hôi thanh thản


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


Vào thiền

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...