Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thanh Hòa Thiên Hoàng »»
(眞雅, Shinga, 801-879): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời đại Bình An (平安, Heian), người khai cơ Trinh Quán Tự (貞觀寺, Jōgan-ji), thụy hiệu là Pháp Quang Đại Sư (法光大師) và Trinh Quán Tự Tăng Chánh (貞觀寺僧正), em ruột của Không Hải. Ông theo hầu Không Hải, rồi đến năm 825 thì được thọ pháp Quán Đảnh và làm chức A Xà Lê. Năm 835, ông được Không Hải phó chúc cho quản lý Tàng Kinh Các của Đông Tự (東寺, Tō-ji), Chơn Ngôn Viện của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji) và Hoằng Phước Tự (弘福寺, Gūfuku-ji). Năm 847, ông được cử làm chức Biệt Đương của Đông Đại Tự, đến năm 864 thì làm Tăng Chánh và trở thành Pháp Ấn Đại Hòa Thượng (法印大和尚). Bên cạnh đó, ông còn được Thanh Hòa Thiên Hoàng (清和天皇, Seiwa Tennō) tôn kính và tín nhiệm, mặt khác ông rất thâm giao với Tướng Quân Đằng Nguyên Lương Phòng (藤原良房, Fujiwara Yoshifusa), cho nên vào năm 862, ông kiến lập Trinh Quán Tự ở kinh đô Kyoto. Đệ tử của ông có Chơn Nhiên (眞然, Shinzen), Nguyên Nhân (源仁, Gennin).
(藤原良房, Fujiwara-no-Yoshifusa, 804-972): nhà quý tộc, sống dưới thời đại Bình An, thứ nam của Đằng Nguyên Đông Từ (藤原冬嗣, Fujiwara-no-Fuyutsugu, 775-826); mẫu thân là Đằng Nguyên Mỹ Đô Tử (藤原美都子, Fujiwara-no-Mitsuko). Sau khi Văn Đức Thiên Hoàng (文武天皇, Montoku Tennō, tại vị 850-858) tức vị, ông rất có thế lực, được cử làm Thái Chính Đại Thần (太政大臣); rồi sau khi Thanh Hòa Thiên Hoàng (清和天皇, Seiwa Tennō, tại vị 858-876) tức vị, ông được cử làm Nhiếp Chính. Chính ông là người soạn ra bộ Tục Nhật Bản Hậu Kỷ (續日本後紀, Zokunihonkōki). Người đời thường gọi ông là Ngài Bạch Hà (白河殿), Nhiễm Điện Đại Thần (染殿大臣), thụy hiệu là Trung Nhân Công (忠仁公).
(陽成天皇, Yōzei Tennō, tại vị 876-884): vị Thiên Hoàng sống vào đầu thời kỳ Bình An, Hoàng Tử thứ nhất của Thanh Hòa Thiên Hoàng (清和天皇, Seiwa Tennō), tên là Trinh Minh (貞明, Sadaakira). Ông bị Đằng Nguyên Cơ Kinh (藤原基經, Fijiwara-no-Mototsune) phế vị.
(瀧泉寺, Ryūsen-ji): ngôi chùa của Thiên Thai Tông, hiện tọa lạc tại số 20-26 3 Chōme (三丁目), Shitameguro (下目黑), Meguro-ku (目黑區), Tokyo-to (東京都); hiệu núi là Thái Duệ Sơn (泰叡山); còn gọi là Mục Hắc Bất Động Tôn (目黑不動尊). Tượng thờ chính là Bất Động Minh Vương (不動明王). Tương truyền vào năm 808 (Đại Đồng [大同] 3), khi Viên Nhân (圓仁, Ennin) theo hầu thầy Quảng Trí (廣智) lên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), giữa đường được Bất Động Minh Vương (不動明王) báo mộng; bèn cho đấng chí tôn của Nhật Bản là Bất Động Minh Vương và kiến lập chùa này. Vào năm 860 (Trinh Quán [貞觀] 2), Thanh Hòa Thiên Hoàng (清和天皇, Seiwa Tennō) ban sắc ngạch cho chùa; vào năm 1624 (Khoan Vĩnh [寬永] nguyên niên), Tướng Quân Đức Xuyên Gia Quang (德川家光, Tokugawa Iemitsu) đặt trận thế thả chim ưng, cho tạo dựng các ngôi đường xá của chùa. Trong khuôn viên chùa có Thác Độc Cô (獨鈷瀧) tương truyền do Viên Nhân đào nên, và rất nhiều tín đồ đến tham bái nơi đây.
(勝尾寺, Katsuō-ji): ngôi chùa của Chơn Ngôn Tông thuộc Cao Dã Sơn (高野山, Kōyasan), hiện tọa lạc tại 2914-1 Aomatani (粟生間谷), Minoo-shi (箕面市), Ōsaka-fu (大阪府), hiệu núi là Ứng Đảnh Sơn (應頂山), nơi tham bái hành hương thứ 23 trong số 33 nơi tham bái chính ở vung Tây Quốc (西國, Saikoku). Tên chính thức của chùa là Ứng Đảnh Sơn Thắng Vĩ Tự (應頂山勝尾寺); còn gọi là Di Lặc Tự (彌勒寺). Tương truyền ban đầu hai người con song sinh của Đằng Nguyên Chính Phòng (藤原政房, Fujiwara-no-Munefusa) là Thiện Trọng (善仲) và Thiện Toán (善算) dựng một ngôi thảo am gần bên thác Ky Diện (箕面) vào năm 727 (niên hiệu Thần Quy [神龜] thứ 4) mà tu hành. Đến năm đầu (765) niên hiệu Thiên Bình Thần Hộ (天平神護), vị Hoàng Tử của Quang Nhân Thiên Hoàng (光仁天皇, Kōnin Tennō) là Khai Thành (開成) mới vào núi hầu hạ hai vị Thượng Nhân này. Sau khi thầy qua đời, thể theo di chí của thầy, ông sao chép lại 600 quyển Kinh Đại Bát Nhã, rồi đem chôn xuống đất, phía trên dựng ngôi nhà hình lục giác. Vào năm thứ 8 (777) niên hiệu Bảo Quy (寶龜), Khai Thành dựng lên nơi đây ngôi Đại Giảng Đường, lấy tên gọi là Di Lặc Tự. Về bức tượng bổn tôn Thập Nhất Diện Thiên Thủ Quan Thế Âm Bồ Tát (十一面千手観世音菩薩) hiện vẫn còn truyền thuyết lưu lại. Từ ngày khai sơn chùa trở đi, Hoàng Tử đã cất công tìm kiếm những bậc thầy tạc tượng Phật, nhưng bỗng một hôm ông thấy một vị Tỳ Kheo tên là Diệu Quán (妙觀) dẫn theo 18 vị đồng tử đến và bảo rằng muốn tạc tượng thờ. Vì thế vào ngày 18 tháng 7 năm 780 thì bắt đầu công việc và đến ngày 18 tháng 8 thì hoàn thành xong công việc tạc tượng bổn tôn. Như vậy từ khi khởi công cho đến khi làm xong chỉ mất tròng vòng 1 tháng và đều khởi đầu cũng như kết thúc bằng ngày 18, nên ngày tế lễ cúng dường đức Quan Âm cũng được bắt đầu vào ngày này. Về sau, Thanh Hòa Thiên Hoàng (清和天皇, Seiwa Tennō) đến đây tham bái, rồi ban sắc ngạch cho chùa, và đổi tên chùa cho đến ngày nay. Trong cuộc chiến loạn năm Nguyên Bình (源平), đại bộ phận đường tháp của chùa bị cháy rụi, nhưng sau đó thì được Tướng Quân Nguyên Lại Triều (源賴朝, Minamoto-no-Yoritomo) cúng dường, rồi Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi) hỗ trợ; nên ngôi chùa lại được phục hưng và long thạnh một thời gian dài. Bảo vật của chùa có 1 quyển Pháp Hoa Kinh được viết bằng mực đen trên giấy bồi, tượng Dược Sư Như Lai bằng gỗ.
(清淨華院, Shōjōke-in): một trong 4 ngôi chùa bổn sơn trung tâm của Tịnh Độ Tông; hiện tọa lạc tại Teramachidōri (寺町通), Jōkyō-ku (上京區), Kyoto-shi (京都市), không có hiệu chùa cũng như hiệu núi. Tượng thờ chính là Pháp Nhiên Thượng Nhân. Tương truyền theo sắc nguyện của Thanh Hòa Thiên Hoàng (清和天皇, Seiwa Tennō, tại vị 858-876), ngôi viện vốn phát xuất từ đạo tràng nhỏ do Viên Nhân (圓仁, Ennin) sáng lập, rồi vị khai Tổ của Tịnh Độ Tông là Nguyên Không (源空, Genkū, tức Pháp Nhiên) mới khai sáng ra ngôi viện này; nhưng thật tế người khai sơn viện này chính là Hướng A Chứng Hiền (向阿証賢), vào khoảng đầu thế kỷ 14. Đầu tiên nó nằm ở vùng Cao Thương (高倉, Takakura), nhưng đến năm 1339 thì Tướng Quân Túc Lợi Tôn Thị (足利尊氏, Ashikaga Takauji) mới dựng lên Đẳng Trì Tự (等持寺) và dời về chùa này. Hơn nữa, trong khoảng niên hiệu Thiên Chánh (天正, 1573-1592), do chính sách cải cách kinh đô của Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi), nên chùa được dời về vị trí hiện tại. Với tư cách là cứ điểm của Phái Nhất Điều (一條派) thuộc Tịnh Độ Tông, chùa đã hưng thạnh rực rỡ, rồi được hàng ngũ công khanh cũng như Hoàng Thất quy y theo rất nhiều; nhưng trong hai vụ Loạn Ứng Nhân (應仁) và Văn Minh (文明) thì vận chùa bị suy thối, nhưng đến khoảng đầu thế kỷ thứ 17 thì chùa lại được phục hưng. Nguyên lai chùa này vốn là đạo tràng trong cung cấm nên hiện tại trong khuôn viên chùa vẫn còn nhiều ngôi mộ của các Hoàng Tử, Hoàng Nữ, Công Chúa, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập