Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tả Khê Huyền Lãng »»
(荆溪湛然, Keikei Tannen, 711-782): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, tổ thứ 9 của Thiên Thai Tông Trung Quốc, người vùng Kinh Khê (荆溪), Thường Châu (常州, tức Nghi Hưng, Giang Tô), họ Thích (戚), cả nhà đều theo Nho Giáo, chỉ mình ông thích Phật pháp. Năm 17 tuổi, ông học Thiên Thai Chỉ Quán (天台止觀) với Kim Hoa Phương Nham (金華芳巖), đến năm 20 tuổi theo làm môn hạ của Tả Khê Huyền Lãng (左溪玄朗), dốc chí học tập giáo quán Tông Thiên Thai. Năm 38 tuổi, ông xuất gia ở Tịnh Lạc Tự (淨樂寺) vùng Nghi Hưng (宜興), rồi đến Việt Châu (越州) học luật với Đàm Nhất (曇一) và sau đó giảng Chỉ Quán ở Khai Nguyên Tự (開元寺), Quận Ngô (呉郡). Sau khi thầy mình qua đời, ông kế thừa pháp tịch, tự nhận trách nhiệm trùng hưng Thiên Thai Tông, đưa ra thuyết “vô tình hữu tánh (無情有性)”, chủ trương các loài cỏ cây, sỏi đá đều có Phật tánh. Ông đã từng sống qua các chùa Lan Lăng (蘭陵), Thanh Lương (清涼), và khi ông đến nơi đâu thì chúng theo học rất đông, tiếng tăm vang khắp. Trong khoảng thời gian niên hiệu Thiên Bảo (天寳) và Đại Lịch (大曆), các vua Huyền Tông, Túc Tông, Đại Tông đều ưu ái thỉnh vào cung, tuy nhiên ông cáo bệnh không đi. Đến cuối đời, ông đến trú tại Thiên Thai Quốc Thanh Tự (天台國清寺). Vào năm thứ 3 niên hiệu Kiến Trung (建中), ông thị tịch tại đạo tràng Phật Lũng (佛隴), thọ 72 tuổi đời và 43 hạ lạp. Đệ tử Lương Túc (梁肅) soạn văn bia. Ông là vị tổ trung hưng của Thiên Thai Tông, được người đời gọi là Kinh Khê Tôn Giả (荆溪尊者), Diệu Lạc Đại Sư (妙樂大師) hay Ký Chủ Pháp Sư (記主法師). Đệ tử của ông có 39 người như Đạo Thúy (道邃), Phổ Môn (普門), Nguyên Hạo (元皓), Trí Độ (智度), Hành Mãn (行滿), v.v. Bình sinh ông soạn thuật rất nhiều như Pháp Hoa Kinh Huyền Nghĩa Thích Thiêm (法華經玄義釋籤) 10 quyển, Pháp Hoa Văn Cú Ký (法華文句記) 10 quyển, Chỉ Quán Phổ Hành Truyền Hoằng Quyết (止觀普行傳弘決) 10 quyển, Chỉ Quán Sưu Yếu Ký (止觀捜要記) 10 quyển, Chỉ Quán Đại Ý (止觀大意) 1 quyển, Kim Cang Phê Luận (金剛錍論) 1 quyển, Pháp Hoa Tam Muội Bổ Trợ Nghi (法華三昧補助儀) 1 quyển, Thủy Chung Tâm Yếu (始終心要) 1 quyển, Thập Bất Nhị Môn (十不二門) 1 quyển, v.v.
(法子): chỉ cho người xuất gia quy nhập chánh pháp của Phật, hay tùy thuận Phật đạo, được pháp nuôi dưỡng thành. Pháp do đức Phật thuyết rất vi diệu, nên các pháp được xem như là người mẹ; nếu người nào an trú vào trong chánh tín này, tức sẽ được tăng trưởng vững chắc, không mất đi niềm tin. Như trong Bạch Y Kim Tràng Nhị Bà La Môn Duyên Khởi Kinh (白衣金幢二婆羅門緣起經, Taishō Vol. 1, No. 10) quyển Thượng có giải thích rằng: “Nhược Sa Môn, nhược Bà La Môn, nhược Thiên Ma Phạm, Tam Giới nhất thiết, tất thị ngã tử, giai đồng nhất pháp, nhi vô sai biệt, chánh pháp khẩu sanh, đồng nhất pháp chủng, tùng pháp sở hóa, thị chơn pháp tử (若沙門、若婆羅門、若天魔梵、三界一切、悉是我子、皆同一法、而無差別、正法口生、同一法種、從法所化、是眞法子, nếu là Sa Môn, nếu là Bà La Môn, nếu là Thiên Ma Phạm, Ba Cõi hết thảy, tất là con ta, đều cùng một pháp, mà không sai khác, chánh pháp từ miệng sanh, cùng một hạt giống pháp, từ pháp biến hóa thành, là đúng người con pháp).” Thêm vào đó, trong A Di Đà Kinh Sớ (阿彌陀經疏, Taishō Vol. 37, No. 1757), Khuy Cơ (窺基, 632-682), sơ Tổ của Pháp Tướng Tông Trung Quốc, cho rằng Phật là vua của các pháp, cho nên Phật tử nào tuân thủ theo mà tu hành, và thể nhập vào pháp đó, thì gọi là pháp tử. Ngoài ra, từ này còn có nghĩa là người kế thừa dòng pháp của thầy. Trong Ưu Bà Di Tịnh Hạnh Pháp Môn Kinh (優婆夷淨行法門經, Taishō Vol. 14, No. 579) quyển 2 có đoạn: “Nhược xuất gia tác Phật, pháp tử hữu thiên vạn, giới định thần thông lực, năng tồi phục ma oán (若出家作佛、法子有千萬、戒定神通力、能摧伏魔怨, nếu xuất gia làm Phật, pháp tử có ngàn vạn, sức thần thông giới định, hàng phục được ma oán).” Hay trong Tống Cao Tăng Tuyện (宋高僧傳, Taishō Vol. 50, No. 2061) quyển 6, phần Đường Đài Châu Quốc Thanh Tự Trạm Nhiên Truyện (唐台州國清寺湛然傳), lại có câu: “Trí Giả chi ngũ thế tôn dã, Tả Khê Lãng Công chi pháp tử dã (智者之五世孫也、左溪朗公之法子也, Kinh Khê Trạm Nhiên là cháu đời thứ 5 của Thiên Thai Trí Khải, là pháp tử của Tả Khê Huyền Lãng vậy).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập