Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tam Bộ Kinh »»
(光明寺, Kōmyō-ji): ngôi tự viện trung tâm của Trấn Tây Nghĩa Lục Phái (鎭西義六派) thuộc Tịnh Độ Tông, hiện tọa lạc tại số 6-17-19 Zaimokuza (材木座), Kamakura-shi (鎌倉市), Kanagawa-ken (神奈川縣); hiệu núi là Thiên Chiếu Sơn (天照山), Viện hiệu là Liên Hoa Viện (蓮華院). Tượng thờ chính là A Di Đà Như Lai. Vào năm 1243 (Khoan Nguyên [寛元] nguyên niên), Nhiên A Lương Trung (然阿良忠) của Phái Trấn Tây Nghĩa (鎭西義) được người chấp quyền chính quyền Mạc Phủ Liêm Thương lúc bấy giờ là Bắc Điều Kinh Thời (北條經時, Hōjō Tsunetoki) quy y theo; ông kiến lập ngôi Liên Hoa Tự (蓮華寺) ở Tá Giới Cốc (佐介谷) thuộc Liêm Thương, về sau đổi thành Quang Minh Tự. Bên cạnh đó, Lương Trung còn được sự hỗ trợ của Bắc Điều Thời Lại (北條時頼, Hōjō Tokiyori), lấy chùa này làm trung tâm bố giáo. Về sau, vị Tổ đời thứ 2, đệ tử của ông là Tịch Huệ Lương Hiểu (寂慧良曉), Tổ khai sáng Dòng Bạch Kỳ (白旗流), đã tạo cơ sở hạt nhân cho Phái Trấn Tây Nghĩa (鎭西義). Vào năm 1495 (Minh Ứng [明應] 4), vị Tổ đời thứ 8 là Trường Liên Xã Quán Dự Hựu Sùng (長蓮社觀譽祐崇) tiến hành trì tụng Tịnh Độ Tam Bộ Kinh và Dẫn Thanh Niệm Phật trong cung nội; nhờ vậy chùa được ban cho hiệu là ngôi chùa trung tâm của 6 phái vùng Quan Đông (關東, Kantō). Nhờ vậy, Quang Minh Tự hưng thịnh cao độ với tư cách là ngôi chùa Đàn Lâm của Tịnh Độ Tông; vào năm 1532 (Thiên Văn [天文] nguyên niên), dòng họ Bắc Điều ở Tiểu Điền Nguyên (小田原, Odawara) đã hạ lệnh cho chúng Nhất Hướng Môn Đồ (一向門徒) ở tiểu quốc Tương Mô (相模, Sagami) đến sát nhập làm tín đồ của chùa. Đến năm 1591 (Thiên Chánh [天正] 9), Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu) cúng dường thêm đất đai và sau này đã xếp hạng chùa trở thành bậc nhất trong số 18 ngôi chùa Đàn Lâm vùng Quan Đông. Dưới thời đại Giang Hộ, vị thành chủ của vùng Diên Cương (延岡, Nobeoka) thuộc tiểu quốc Nhật Hướng (日向, Hyūga) là Nội Đằng Nghĩa Khái (內藤義概, Naitō Yoshimune) đã dời nhà thờ bài vị cũng như tháp bằng đá từ Linh Nham Tự (靈巖寺) vùng Giang Hộ đến chùa này. Hiện vẫn không xác định được niên đại chùa được di chuyển về vị trí hiện tại lúc nào. Chùa hiện còn lưu giữ một số bảo vật được xếp hạng quốc bảo có Đương Ma Mạn Trà La Duyên Khởi (當麻曼茶羅緣起); các bảo vật khác thuộc Tài Sản Văn Hóa Trọng Yếu như Tịnh Độ Ngũ Tổ Hội Truyện (淨土五祖繪傳), Đương Ma Mạn Trà La Đồ (當麻曼茶羅圖), Thập Bát La Hán Cập Tăng Tượng (十八羅漢及僧像), Tịnh Độ Ngũ Tổ Hội (淨土五祖繪), v.v.
(選擇本願念佛集, Senchakuhongannembutsushū): tông điển căn bản của Tịnh Độ Tông Nhật Bản, thuật về yếu chỉ sâu xa của bổn nguyện do đức Phật A Di Đà tuyển chọn, và thuyết về việc pháp môn Niệm Phật là giáo lý tương ứng với thời mạt pháp; do Nguyên Không (源空, Genkū, tức Pháp Nhiên [法然, Hōnen, 1133-1212]) soạn, 1 quyển; được soạn thuật vào năm 1198 (Kiến Cửu [建久] thứ 9) thể theo lời thỉnh cầu của Cửu Điều Kiêm Thật (九條兼實, Kujō Kanezane). Thông thường, tác phẩm này được gọi tắt là Tuyển Trạch Tập (選擇集, Senchakushū). Cơ sở soạn thuật Tuyển Trạch Tập được xem như có trong tác phẩm Nghịch Tu Thuyết Pháp (逆修說法) cũng như Tam Bộ Kinh Thích (三部經釋); cho nên nó được hình thành trước khi đem ra giảng thuyết ở Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji) vào năm đầu (1190) niên hiệu Kiến Cửu. Bản thảo hiện tồn ở Lô Sơn Tự (盧山寺), Kyoto; đầu đề hàng chữ “Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật Tập (選擇本願念佛集)”, “Nam Mô A Di Đà Phật, Vãng Sanh Chi Nghiệp Niệm Phật Vi Tiên (南無阿彌陀佛、徃生之業念佛爲先)” tương truyền do chính tay Nguyên Không viết. Nội dung của thư tịch này được chia làm 16 chương: (1) Nhị Môn Chương (二門章), (2) Nhị Hạnh Chương (二行章), (3) Bổn Nguyện Chương (本願章), (4) Tam Bối Chương (三輩章), (5) Niệm Phật Lợi Ích Chương (念佛利益章), (6) Đặc Lưu Chương (特留章), (7) Nhiếp Thủ Chương (攝取章), (8) Tam Tâm Chương (三心章), (9) Tứ Tu Chương (四修章), (10) Hóa Tán Chương (和讚章), (11) Ước Đối Chương (約對章), (12) Phó Chúc Chương (付囑章), (13) Đa Thiện Chương (多善章), (14) Chứng Thành Chương (証誠章), (15) Hộ Niệm Chương (護念章), (16) Ân Cần Chương (慇懃章). Hầu hết các chương đều có trích dẫn văn trong 3 bộ kinh của Tịnh Độ, thuật rõ ý kinh theo giải thích của Đại Sư Thiện Đạo (善導), nêu rõ yếu chỉ đức Phật A Di Đà tuyển chọn chỉ một hạnh Niệm Phật trong muôn vàn pháp môn của Phật đạo, và chính đó là pháp môn duy nhất có thể giúp chúng sanh vãng sanh về thế giới Cực Lạc (s: Sukhāvatī, 極樂). Căn cứ của chủ trương này thông qua quá trình chọn lựa ba tầng, được thể hiện mang tính lý luận; tức làm sáng tỏ vấn đề chính một hạnh Xưng Danh (xưng tán danh hiệu) là Chánh Định Nghiệp. Nhờ chuyên tu Chánh Định Nghiệp này mà được an tâm, như trong đoạn văn khai tông của Quán Kinh Sớ (觀經疏) có giải thích lập trường căn bản là: “Nhất tâm chuyên niệm danh hiệu Di Đà, chẳng kể xa gần thời gian khi đi đứng nằm ngồi, người không xả từng niệm, đây gọi là Nghiệp Chánh Định; vì lẽ thuận theo nguyện của đức Phật kia.” Tuyển Trạch Tập có thể được xem như là thư tịch làm sáng tỏ một cách có hệ thống nội dung khai tông của Tịnh Độ Tông. Sau khi Nguyên Không qua đời, sách này được khai bản, nhưng gặp phải khá nhiều phản hưởng mạnh, như Cao Biện (高辨) ở Mẫu Vĩ (栂尾, Tsugao), Định Chiếu (定照) ở Tinh Hạ (幷榎, Namie), v.v., bị phía Thánh Đạo Môn công kích mãnh liệt. Tuy nhiên, chính tác phẩm này đã mang lại ảnh hương vô cùng to lớn cho Phật Giáo Liêm Thương. Tuyển Trạch Tập được truyền thừa như là điển tịch trọng yếu của chư Tổ; nhưng chung quanh việc giải thích của môn hạ Nguyên Không về thư tịch, lại nảy sinh đối lập, và cuối cùng phát triển thành nhiều dòng phái khác nhau. Chính sự đối lập này càng tăng lên thì nhiều sách chú thích về thư tịch này càng xuất hiện, thậm chí lên đến 521 bộ. Riêng trong Chơn Tông đã có 266 bộ. Nguyên bản hiện được bảo tồn tại Lô Sơn Tự. Tuyển Trạch Tập được thâu tập vào trong Pháp Nhiên Thượng Nhân Toàn Tập (法然上人全集) của Thạch Tỉnh Giáo Đạo (石井敎道, Ishi Kyōdō), Tịnh Độ Tông Toàn Thư (淨土宗全書) 7.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập