Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Khi mọi con đường đều bế tắc, đừng từ bỏ. Hãy tự vạch ra con đường của chính mình. (When all the ways stop, do not give up. Draw a way on your own.)Sưu tầm
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tam Bảo »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tam Bảo








KẾT QUẢ TRA TỪ


Tam Bảo:

(s: tri-ratna, ratna-traya, p: ti-ratana, ratanattaya, j: sampō, 三寶): chỉ cho ba ngôi báu, gồm Phật Bảo (佛寶), Pháp Bảo (法寶) và Tăng Bảo (僧寶), mà một tín đồ Phật Giáo cần phải tôn kính, cúng dường; còn gọi là Tam Tôn (三尊). (1) Phật (s, p: buddha, 佛), chỉ cho đấng tự giác ngộ mình và làm cho người khác giác ngộ, là vị giáo chủ phật giáo có thể dạy đỗ, hướng dẫn người khác; hoặc chỉ chung cho chư Phật. (2) Pháp (s: dharma, p: dhamma, 法), là giáo pháp, lời dạy được đức Phật giác ngộ và tuyên thuyết cho người khác. (3) Tăng (s, p: saṅgha, 僧), chỉ cho tập đoàn đệ tử của đức Phật chuyên hành tì, tu tập giáo pháp của Ngài. Thường giáo đoàn này phải 3 người trở lên mới được gọi là Tăng. Ba ngôi báu này có uy đức rất cao tột, vĩnh viễn không thay đổi, giống như bảo vật trên đời, nên có tên là Tam Bảo. Cứu Cánh Nhất Thừa Thật Tánh Luận (究竟一乘寶性論, Taishō Vol. 31, No. 1611) quyển 2 có nêu ra 6 nghĩa của Tam Bảo: (1) Hy hữu, hiếm có, nghĩa rằng ba ngôi này trãi qua trăm ngàn vạn kiếp khó mà găp được, giống như trân bảo trên thế gian vậy. (2) Minh tịnh, trong sạch, nghĩa là ba ngôi báu này xa lìa hết thảy các pháp Hữu Lậu (s: sāsava, p: sāsrava, 有漏); nên không nhơ nhớp mà trong sạch. (3) Có thế lực, nghĩa là ba ngôi báu này đầy đủ năng lực oai đức tự tại không thể nghĩa bàn. (4) Trang nghiêm, nghĩa là ba ngôi báu này có thể trang nghiêm cõi xuất thế gian; giống như các bảo vật có thể làm trang nghiêm thế gian vậy. (5) Tối thắng, nghĩa là trong các pháp xuất thế gian, ba ngôi báu này là pháp vượt hơn hết tất cả. (6) Bất biến, không thay đổi, nghĩa là ba ngôi báu này là pháp Vô Lậu (s: anāsrava, p: anāsava, 無漏), không bị Tám Pháp của thế gian làm cho lay động, thay đổi. Đại Thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương (大乘法苑義林章, Taishō Vol. 45, No. 1861) quyển 6 lại đưa ra 4 nghĩa khác để làm sáng tỏ nguyên do sáng lập Tam Bảo: (1) Tà Tam Bảo (邪三寶) để đối trị ngoại đạo, nghĩa là phản tà quy chánh. (2) Đức Phật là bậc thầy điều ngự, Pháp là giáo pháp của vị thầy đó, Tăng là học trò của thầy đó. Sự chứng đắc của ba ngôi này là vô lượng, chủng loại giống nhau, nên hợp thành một pháp; nhưng vì nhân quả chứng đắc có khác nhau, nên phân thành thầy trò. (3) Người thượng căn muốn chứng quả Bồ Đề của Phật, nên gọi đó là Phật Bảo; người trung căn muốn cầu trí tự nhiên mà liễu đạt pháp nhân duyên, nên gọi đó là Pháp Bảo; người hạ căn nương vào thầy thọ pháp, lý sự không sai khác, nên gọi đó là Tăng Bảo. (4) Đức Phật như vị lương y, Pháp như phương thuốc mầu nhiệm; Tăng giống như người khán bệnh; đối với người bệnh mà nói thì vị lương y, phương thuốc mầu nhiệm và người khán bệnh không thể nào thiếu được. Trong Lễ Phật Nghi Thức (禮佛儀式, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1492) có đoạn: “Hựu phàm vi lễ bái, tất tu tiên kính Tam Bảo, Tam Bảo thị tối thắng cát tường, lương hựu phước điền, năng tiêu chúng sanh nghiệp cấu (又凡爲禮拜、必須先敬三寶、三寶是最勝吉祥、良祐福田、能消眾生業垢, lại phàm là lễ lạy, tất nên trước kính trọng Tam Bảo, Tam Bảo là điều tốt lành trên hết, là ruộng phước phù hộ tốt, có thể tiêu trừ nghiệp cấu của chúng sanh).” Hay trong Quy Giới Yếu Tập (歸戒要集, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 60, No. 1129) quyển 1 cũng có đoạn: “Phù Tam Bảo giả, tánh tướng thường trụ, thể châu pháp giới, tiếp vật ứng cơ, như nhật diệu ư thiên giang, vi thế chu hàng (夫三寶者、性相常住、體周法界、接物應機、如日曜於千江、爲世舟航, phàm ba ngôi báu, tánh tướng thường trụ, thể khắp pháp giới, theo vật ứng cơ, như mặt trời tỏa sáng nơi ngàn sông, làm thuyền bè cho thế gian).”


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Nắng mới bên thềm xuân


Hạnh phúc khắp quanh ta


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...