Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thần Quan »»
(白虎): hổ trắng, trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, là tên gọi của 1 trong 4 vị thần. Căn cứ học thuyết Ngũ Hành (五行), đây là con linh thú đại biểu cho phương Tây, hình tượng là con hổ màu trắng, đại diện cho mùa Thu. Trong Nhị Thập Bát Tú (二十八宿), nó là tên gọi chung của 7 ngôi sao ở phương Tây gồm: Khuê (奎), Lâu (婁), Vị (胃), Mão (昴), Tất (畢), Tuy (觜) và Sâm (參). Cho nên trong Thái Thượng Hoàng Lục Trai Nghi (太上黃籙齋儀) quyển 44 của Đạo Giáo gọi Bạch Hổ Tây Đẩu Tinh Quân (白虎西斗星君) là: “Khuê Tú Thiên Tướng Tinh Quân, Lâu Tú Thiên Ngục Tinh Quân, Vị Tú Thiên Thương Tinh Quân, Mão Tú Thiên Mục Tinh Quân, Tất Tú Thiên Nhĩ Tinh Quân, Chuy Tú Thiên Bình Tinh Quân, Tham Tú Thiên Thủy Tinh Quân (奎宿天將星君、婁宿天獄星君、胃宿天倉星君、昴宿天目星君、畢宿天耳星君、觜宿天屛星君、參宿天水星君).” Người thời nhà Hán xem con hổ là tượng trưng cho vua của trăm thú. Tương truyền khi một con hổ sống đến 500 tuổi thì lông của nó tự nhiên biến thành màu trắng; cho nên hổ trắng được xem như là đại diện cho một loại linh vật. Khi bậc đế vương có đủ tài đức hay lúc thiên hạ thái bình thì loại thần thú này xuất hiện. Vì màu trắng đại biểu cho phương Tây, nên hổ trắng là thần bảo vệ phương Tây. Trong Đạo Môn Thông Giáo Tất Dụng Tập (道門通敎必用集) quyển 7 có giải thích rằng: “Tây phương Bạch Hổ thượng ứng Chuy tú, anh anh tố chất, túc túc thanh âm, uy nhiếp cầm thú, khiếu động sơn lâm, lai lập ngô hữu (西方白虎上應觜宿、英英素質、肅肅聲音、威攝禽獸、嘯動山林、來立我右, hổ trắng phương Tây trên ứng với sao Chuy, tinh túy nguyên chất, nghiêm nghị âm thanh, uy nhiếp cầm thú, rống động núi rừng, đến bên phải ta).” Hổ trắng là chiến thần, tức là thần sát phạt, do tinh tú biến thành, có đủ quyền năng thần lực như trừ tà, giải trừ tai ương, cầu no đủ, trị ác, khuyến thiện, ban tài lộc, kết lương duyên, v.v. Sở dĩ hổ trắng đại diện cho phương Tây vì trong Ngũ Hành, phương Tây thuộc về Kim, màu trắng. Cho nên tên gọi Bạch Hổ không phải căn cứ vào màu sắc, mà vốn có do Ngũ Hành. Đạo Giáo cũng lấy hổ trắng làm thuật ngữ luyện đơn, như trong Vân Cấp Thất Hy (雲笈七羲) quyển 72 có dẫn bài Cổ Kinh (古經), cho rằng: “Bạch Hổ giả, Tây phương Canh Tân Kim Bạch Kim dã, đắc chân nhất chi vị (白虎者、西方庚辛金白金也、得眞一之位, Bạch Hổ là Kim, Bạch Kim thuộc Canh Tân ở phương Tây, đắc chân vị số một).” Ngoài ra, Bạch Hổ còn là hình tượng của một hung thần; như trong Hiệp Kỷ Biện Phương (協紀辨方) có dẫn nhân Nguyên Bí Xu Kinh (元秘樞經): “Bạch Hổ giả, tuế trung hung thần dã, thường cư tuế hậu Tứ Thần, sở cư chi địa, phạm chi, chủ hữu tang phục chi tai (白虎者、歲中凶神也、常居歲後四辰、所居之地、犯之、主有喪服之災, Bạch Hổ là hung thần trong năm, thường cư bốn mùa sau một năm; vùng đất ngài sống, nếu phạm phải, chủ yếu có tai họa tang phục).” Thuật Phong Thủy chỉ Bạch Hổ là địa hình phía bên phải huyệt núi; như trong Táng Kinh (葬經) của Quách Phác (郭璞, 276-324) nhà Đông Tấn có cho rằng: “Địa hữu tứ thế, khí tùng bát phương, cố táng giả dĩ tả vi Thanh Long, hữu vi Bạch Hổ (地有四勢、氣從八方、故葬者以左爲青龍、右有白虎, đất có bốn thế, khí từ tám hướng, cho nên người chôn cất gọi bên trái là Thanh Long, bên phải là Bạch Hổ).” Hay Bạch Hổ còn là tên gọi của con đường lớn bên phải, như trong Dương Trạch Thập Thư (陽宅十書) quyển 1 có câu: “Phàm trạch, hữu hữu trường đạo vị chi Bạch Hổ (凡宅、右有長道謂之白虎, phàm nhà phía bên phải có đường dài, được gọi là Bạch Hổ).” Trong Bắc Cực Thất Nguyên Tử Diên Bí Quyết (北極七元紫延秘訣) có đề cập đến hiệu của Bạch Hổ là “Giám Binh Thần Quân (監兵神君).”
(平田篤胤, Hirata Atsutane, 1776-1883): nhà Quốc Học, Thần Đạo, tư tưởng gia, y sĩ, sống vào khoảng cuối thời Giang Hộ; xuất thân Phiên Cửu Bảo Điền (久保田藩, Kubota-han), Xuất Vũ (出羽, Dewa); sau khi thành nhân là con nuôi của Bình Điền Đốc Ổn (平田篤穩), nhà binh học của Phiên Tùng Sơn (松山藩, Matsuyama-han), Bị Trung (僃中, Bicchū). Tên lúc nhỏ của ông là Chánh Cát (正吉); thông xưng là Bán Binh Vệ (半兵衛); hiệu Khí Xuy Xá (氣吹舍), Đại Giác (大角), Đại Hác (大壑); gia hiệu là Chơn Quản Nãi Ốc (眞菅乃屋). Với tư cách là nhà y học, ông dùng tên Huyền Trác (玄琢) và sau khi qua đời thì được nhà Bạch Xuyên (白川, Shirakawa) tặng cho danh hiệu là Thần Linh Năng Chơn Trụ Đại Nhân (神靈能眞柱大人). Ông là người hình thành hệ thống gọi là Phục Cổ Thần Đạo (復古神道, tức Cổ Đạo Học), cùng với Hà Điền Xuân Mãn (河田春滿), Hạ Mậu Chơn Châu (加茂眞洲), Bổn Cư Tuyên Trường (本居宣長), được liệt vào Quốc Học Tứ Đại Nhân. (國學四大人). Ông học ở Giang Hộ, rồi sau Bổn Cư Tuyên Trường qua đời, ông tự xưng là “môn nhân sau khi chết” của vị này. Ông cấu tưởng vũ trụ luận mang tính quốc học vốn phát xuất từ Thiên Địa Khai Tị Luận (天地開闢論, luận trời đất mở mang), chỉnh lý trật tự các Thần và hình thành Thần Đạo Thần Học. Trên cơ sở xã hội quan mới mẻ thông qua khái niệm gọi là “sản linh (産靈)”, ông lấy quan niệm U Minh Giới (幽冥界, cõi sau khi chết) để thêm vào tính tôn giáo trong quốc học. Bình Điền Học Phái (平田學派) phát triển rộng rãi trong tầng lớp người nông dân giàu có cũng như Thần Quan, hình thành một học phái lớn ở trung tâm vùng Trung Bộ, Quan Đông và đã đem đến ảnh hưởng không nhỏ cho cuộc vận động Tôn Vương (尊王) vào cuối thời Mạc Phủ. Trước tác của ông có rất nhiều như Cổ Đạo Đại Ý (古道大意), Linh Năng Chơn Trụ (靈能眞柱), Cổ Sử Trưng (古史徴), Quỷ Thần Tân Luận (鬼神新論), Cổ Kim Yêu Mị Khảo (古今妖魅考), Mật Giáo Tu Sự Bộ Loại Cảo (密敎修事部類稿), Cổ Dịch Thành Văn (古易成文), Tiên Cảnh Dị Văn (仙境異聞), Cổ Dịch Đại Tượng Kinh Thành Văn (古易大象經成文), Y Xuy Ư Lữ Chí (伊吹於呂志), Thần Đồng Bằng Đàm Lược Ký (神童憑談略記), Cổ Dịch Đại Tượng Kinh Truyện (古易大象經傳), Đồng Mông Nhập Học Môn (童蒙入學門), Tam Dịch Do Lai Ký (三易由來記), Tam Thần Sơn Dư Khảo (三神山余考), Tượng Dịch Chánh Nghĩa (象易正義), Tục Thần Đạo Đại Ý (俗神道大意), Thái Hạo Cổ Dịch Truyện Thành Văn (太昊古易傳成文), Tây Tịch Khái Luận (西籍概論), Vụ Đảo Sơn U Hương Chơn Ngữ (霧島山幽郷眞語), Xuất Định Tiếu Ngữ (出定笑語), Xích Huyện Thái Cổ Truyện (赤縣太古傳), Khâm Mạng Lục (欽命錄), Ca Đạo Đại Ý (歌道大意), Thiên Trụ Ngũ Nhạc Khảo (天柱五嶽考), Thái Hạo Cổ Lịch Truyện (太昊古曆傳), Khí Xuy Xá Ca Văn Tập (氣吹舍歌文集), Cổ Lịch Nhật Bộ Thức (古曆日歩式), Chí Đô Năng Thạch Ốc (志都能石屋), Ngũ Nhạc Chơn Hình Đồ Thuyết (五嶽眞形圖說), Y Tông Trọng Cảnh Khảo (醫宗仲景考), Cát Tiên Ông Văn Túy (葛仙翁文粋), Xuân Thu Lịch Bổn Thuật Thiên (春秋曆本術篇), Đại Đạo Hoặc Vấn (大道或問), Cát Tiên Ông Truyện (葛仙翁傳), Hoàng Đế Truyện Ký (黃帝傳記), Hoằng Nhân Lịch Vận Ký Khảo (弘仁歷運記考), Ngưu Đầu Thiên Vương Lịch Thần Biện (牛頭天王曆神辨), v.v. Môn đệ của ông có Đại Quốc Long Chánh (大國隆正), Linh Mộc Trùng Dận (鈴木重胤), Lục Nhân Bộ Thị Hương (六人部是香), Sanh Điền Vạn (生田萬), Quyền Điền Trực Trợ (權田直助), v.v.
(周倉將軍): vị phó tướng của Quan Thánh Đế Quân (關聖帝君). Truyền thuyết cho rằng ông người vùng Bình Lục (平陸), nhà Đông Hán. Khi Quan Thánh Đế Quân trấn thủ Kinh Châu (荆州), ông được cử trấn thủ Mạch Thành (麥城); lúc bấy giờ quân Đông Ngô tấn công Kinh Châu, Quan Thánh Đế Quân bị bại trận phải chạy đến Mạch Thành lánh nạn, nhưng giữa đường bị giết chết. Châu Thương đứng trên thành nhìn xuống thấy đầu Quan Thánh, bèn tự vẫn chết theo. Ông được thờ trong Miếu Quan Thánh cùng với Quan Bình Thái Tử (關平太子), hình tượng đứng, mặt đen, râu ngắn, mắt sáng quắt, tròn xoe, thân mang áo giáp, tay trái cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao (青龍偃月刀), khuôn mặt thể hiện thần sắc uy lẫm. Như trong Đào Viên Minh Thánh Kinh (桃園明聖經) của Đạo Giáo có xưng tán rằng: “Chí tâm quy mạng lễ: Phù Thiên Dũng Tướng, Sát Địa Mãnh Thần, thiết tu ngân xỉ, hắc diện chu thần, tinh trung đặc lập, kính tiết kinh nhân, khể tra thiện ác, củ sát phàm trần, minh minh hiển hách, xứ xứ du tuần, sừ gian sừ ác, cứu thế ưu dân, trung thần nghĩa sĩ, phù bỉ siêu thần, quai nhi nghịch tử, bất thắng nỗ sân, duy trì thế giáo, khuông chánh nhân luân, trảm yêu hộ pháp, đại đạo thường tồn, tối linh chơn tể, tối hiển thần quân, hộ triều hộ quốc, Cương Trực Trung Dũng Đại Thiên Tôn (志心皈命禮、扶天勇將、察地猛神、鐵鬚銀齒、黑面朱唇、精忠特立、勁節驚人、稽查善惡、糾察凡塵、冥冥顯赫、處處遊巡、鋤奸鋤惡、救世憂民、忠臣義士、扶彼超伸、乖兒逆子、不勝怒瞋、維持世敎、匡正人倫、斬妖護法、大道常存、最靈真宰、最顯神君、護朝護國、剛直忠勇大天尊, Một lòng quy mạng lễ: Phò Trời Dũng Tướng, Xét Đất Mãnh Thần, râu sắt răng bạc, mặt đen môi hồng, trung nghĩa hiên ngang, tiết vững kinh người, kiểm tra thiện ác, xem xét phàm trần, mờ mờ hiển hách, chốn chốn tuần du, trừng gian phạt ác, cứu thế độ dân, trung thần nghĩa sĩ, giúp người việc phải, con cái trái nghịch, giận dữ khôn xiết, duy trì đạo đời, chỉnh đốn nhân luân, chém yêu hộ pháp, đạo lớn thường tồn, tột linh chơn tể, tột hiển thần quân, giúp vua giúp nước, Cương Trực Trung Dũng Đại Thiên Tôn).”
(朱雀):
(1) Tên của một loại thần điểu, như trong Mộng Khê Bút Đàm (夢溪筆談) quyển 7 có câu: “Tứ phương thủ tượng, Thương Long, Bạch Hổ, Châu Tước, Quy Xà; duy Châu Tước mạc tri hà vật, đản vị điểu nhi châu giả, vũ tộc xích tường thượng, tập tất phụ mộc, thử hỏa chi tượng dã; hoặc vị chi trường cầm (四方取象、蒼龍、白虎、朱雀、龜蛇、唯朱雀莫知何物、但謂鳥而朱者、羽族赤而翔上、集必附木、此火之象也、或謂之長离, bốn phương có các hình tượng là Thương Long, Bạch Hổ, Châu Tước, Quy Xà; chỉ có Châu Tước không biết thuộc vật nào; có người bảo rằng chim màu đỏ là loại có lông đỏ mà bay liệng trên cao; khi tập trung thì nương vào cây; loại này tượng trưng cho lửa; hoặc bảo nó là loài chim dài).”
(2) Tên gọi chung của bảy ngôi sao ở phương Nam, gồm: Tỉnh (井), Quỷ (鬼), Liễu (柳), Tinh (星), Trương (張), Dực (翼) và Chẩn (軫). Cho nên, trong Thái Thượng Hoàng Lục Trai Nghi (太上黃籙齋儀) quyển 44 của Đạo Giáo gọi Nam Phương Châu Thôi Tinh Quân (南方朱崔星君) là Tỉnh Tú Thiên Tỉnh Tinh Quân, Quỷ Tú Thiên Quỹ Tinh Quân, Liễu Tú Thiên Trù Tinh Quân, Tinh Tú Thiên Khố Tinh Quân, Trương Tú Thiên Bình Tinh Quân, Dực Tú Thiên Đô Tinh Quân, Chẩn Tú Thiên Nhai Tinh Quân (井宿天井星君、鬼宿天匱星君、柳宿天廚星君、星宿天庫星君、張宿天秤星君、翼宿天都星君、軫宿天街星君).
(3) Một trong Tứ Linh (四靈), là vị thần thủ hộ phương Nam trong thần thoại cổ đại Trung Quốc, còn gọi là Châu Điểu (朱鳥), cũng gọi là Phụng Hoàng (鳳凰) hay Huyền Điểu (玄鳥). Châu là màu đỏ, tượng trưng cho lửa, phương Nam thuộc lửa, nên có tên Phụng Hoàng. Châu Tước cũng thuộc một dạng của Bất Tử Điểu (不死鳥) ở phương Tây, vì vậy có tên là Khiếu Hỏa Phụng Hoàng (叫火鳳凰). Trong Bắc Cực Thất Nguyên Tử Diên Bí Quyết (北極七元紫延秘訣) của Đạo Giáo có đề cập đến hiệu của Châu Tước là “Lăng Quang Thần Quân (陵光神君).” Trong Đạo Môn Thông Giáo Tất Dụng Tập (道門通敎必用集) quyển 7 có giải thích rằng: “Nam phương Châu Thôi, tùng cầm chi trưởng, đan huyệt hóa sanh, bích lôi lưu hưởng, kỳ thái ngũ sắc, thần nghi Lục Tượng, lai đạo ngã tiền (南方朱崔、從禽之長、丹穴化生、碧雷流響、奇彩五色、神儀六象、來導吾前, Châu Thôi phương Nam, từ loài chim lớn lên, hóa sanh trong hang đỏ, sấm xanh vang tiếng, năm sắc kỳ diệu, dung nghi vượt Sáu Loài, dẫn đến trước ta).” Đạo Giáo dùng tên Châu Tước làm thuật ngữ luyện đan, như trong Vân Cấp Thất Hy (雲笈七羲) quyển 72 có dẫn bài Cổ Kinh (古經), cho rằng: “Châu Thôi giả, Nam phương Bính Đinh Hỏa Chu Sa dã; bào dịch thành long, kết khi thành điểu; kỳ khí đằng nhi vi thiên, kỳ chất trận nhi vi địa; sở dĩ vi đại đan chi bổn dã; kiến hỏa tức phi, cố đắc Châu Thôi chi xưng dã; Thanh Long đích phương vị thị Đông, đại biểu Xuân quý; Bạch Hổ đích phương vị thị Tây, đại biểu Thu quý; Châu Tước đích phương vị thị Nam, đại biểu Hạ quý; Huyền Võ đích phương vị thị Bắc, đại biểu Đông quý (朱崔者、南方丙丁火朱砂也、刨液成龍、結氣成鳥、其氣騰而爲天、其質陣而爲地、所以爲大丹之本也、見火卽飛、故得朱崔之稱也、青龍的方位是東、代表春季、白虎的方位是西、代表秋季、朱雀的方位是南、代表夏季、玄武的方位是北、代表冬季, Châu Thôi là Chu Sa, Bính Đinh, thuộc Hỏa; biến chất dịch thành rồng, kết khí thành chim; khí của nó bốc lên làm trời, chất của nó dàn trận thành đất, nên được gọi là nguồn gốc của màu đỏ huyết; thấy lửa thì bay, nên có tên gọi Châu Thôi; phương vị của Thanh Long là Đông, đại diện cho mùa Xuân; phương vị của Bạch Hổ là Tây, đại diện cho mùa Thu; phương vị của Châu Tước là Nam, đại diện cho mùa Hạ; phương vị của Huyền Võ là Bắc, đại diện cho mùa Đông).”
(4) Tên gọi của một trong Lục Thú (六獸) hay Lục Thần (六神), gồm: Thanh Long (青龍), Châu Tước (朱雀), Câu Trần (勾陳), Đằng Xà (騰蛇), Bạch Hổ (白虎) và Huyền Võ (玄武).
(5) Tên của một trong 12 vị Thiên Tướng, gồm: Thanh Long (青龍), Bạch Hổ (白虎), Huyền Võ (玄武), Châu Tước (朱雀), Quý Nhân (貴人), Đằng Xà (螣蛇), Lục Hợp (六合), Câu Trần (勾陳), Thiên Không (天空), Thái Thường (太常), Thái Âm (太陰) và Thiên Hậu (天后). (6) Tên gọi của một trong 8 vị thần, gồm: Trực Phù (直符), Đằng Xà (螣蛇), Thái Âm (太陰), Lục Hợp (六合), Câu Trần (勾陳), Châu Tước (朱雀), Cửu Địa (九地) và Cửu Thiên (九天).
(九天應元雷聲普化天尊): còn gọi là Cửu Thiên Ứng Nguyên Lôi Thanh Phổ Hóa Chơn Vương (九天應元雷聲普化眞王), tức Lôi Thần (雷神), Lôi Tổ (雷祖), Thiên Lôi (天雷). Về lai lịch, Vô Thượng Cửu Tiêu Ngọc Thanh Đại Phạm Tử Vi Huyền Đô Lôi Đình Ngọc Kinh (無上九霄玉清大梵紫微玄都雷霆玉經) cho rằng Lôi Tổ là hóa thân của Ngọc Thanh Chơn Vương (玉清眞王), con thứ 9 của Phù Lê Nguyên Thỉ Thiên Tôn (浮黎元始天尊). Cũng có thuyết cho rằng Hoàng Đế Hiên Viên (軒轅) sau khi lên cõi tiên thì trở thành Lôi Tinh (雷精), thần chủ quản về sấm sét, mưa. Lôi Tổ là phong hiệu của ông, cư trú tại Thần Tiêu Ngọc Phủ (神霄玉府), trong Bích Tiêu Phạm Khí (碧霄梵氣), cách Lôi Thành (雷城) khoảng 2.300 dặm. Lôi Thành là nơi Thiên Đình làm sấm, bên trái có Ngọc Xu Ngũ Lôi Sứ Viện (玉樞五雷使院), bên phải có Ngọc Phủ Ngũ Lôi Sứ Viện (玉府五雷使院). Trước Thiên Tôn có trống sấm 36 mặt, do 36 vị thần quản lý. Khi làm sấm, Lôi Tổ đánh một tiếng trống, tức thời Lôi Công (雷公), Lôi Sư (雷師) phát ra tiếng sấm. Trong Lôi Bộ có 36 thành viên, mỗi người đều có công trạng và được phong thần. Tiểu thuyết Phong Thần Diễn Nghĩa (封神演義) nhà Minh cho Văn Trọng (聞仲) là Cửu Thiên Ứng Nguyên Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn, thống lãnh bộ hạ 24 bộ hạ kéo mây góp mưa, làm sấm. Trong số đó, tại các đền thờ Đạo Giáo thường có tôn thờ các vị Thiên Tướng như Luật Lịnh Đại Thần Đặng Nguyên Soái Trung (律令大神鄧元帥忠), Ngân Nha Diệu Mục Tân Thiên Quân Hoàn (銀牙耀目辛天君環), Phi Tiệp Báo Ứng Trương Sứ Giả Tiết (飛捷報應張使者節), Tả Phạt Ma Sứ Cẩu Nguyên Soái Chương (左伐魔使苟元帥章), Hữu Phạt Ma Sứ Tất Nguyên Soái Hoàn (右伐魔使畢元帥環). Bên cạnh đó, lại có Đào Thiên Quân Vinh (陶天君榮), Bàng Thiên Quân Hồng (龐天君洪), Tần Thiên Quân Hoàn (秦天君完), Triệu Thiên Quân Giang (趙天君江), Đổng Thiên Quân Toàn (董天君全), Viên Thiên Quân Giác (袁天君角), v.v. Từ ngàn xưa, người ta đã sùng bái Lôi Công, Lôi Thần; nhưng mãi đến cuối thời Bắc Tống (北宋, 960-1127) mới hình thành việc thiết trí ra Lôi Bộ do Cửu Thiên Ứng Nguyên Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn quản lãnh. Trong phần Lễ Chí (禮志) của Minh Sử (明史) có giải thích rằng: “Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn giả, Đạo gia dĩ vi tổng ty Ngũ Lôi, hựu dĩ lục nguyệt nhị thập tứ nhật vi Thiên Tôn hiện thị chi nhật, cố tuế dĩ thị nhật khiển quan nghệ Hiển Linh Cung trí tế (雷聲普化天尊者、道家以爲總司五雷、又以六月二十四日爲天尊現示之日、故歲以是日遣官詣顯靈宮致祭, Lôi Thanh Phổ Hóa Thiên Tôn, Đạo Giáo cho rằng người tổng quản Ngũ Ty, lại lấy ngày 24 tháng 6 làm ngày Thiên Tôn thị hiện; cho nên hằng năm vào ngày này sai các quan đến Hiển Linh Cung cúng tế).” Vì vậy, cứ mỗi năm vào ngày 24 tháng 6 Âm Lịch, tín đồ Đạo Giáo đến các đền thờ dâng hương, cầu phước, tiêu trừ tai họa. Trong nghi lễ trai đàn của Chánh Nhất Phái (正一派) thuộc Đạo Giáo có thiết bài vị của Lôi Tổ, và trong khoa nghi cũng có văn triệu thỉnh chư vị Thiên Quân trong Lôi Bộ. Như trong lòng văn sớ trên, khi tiến hành tụng kinh cầu nguyện giải Trùng Tang, Thần Sát thì cần phải tuyên sớ cung thỉnh Thiên Lôi giáng lâm đàn tràng chứng minh, gia hộ để được giải nạn, hạn ách, tiêu tai cát tường.
(藤田豐八, Fujita Toyohachi, 1869-1929): hiệu là Kiếm Phong (劍峯), là nhà Đông Dương Sử Học dưới hai thời Minh Trị (明治, Meiji) và Đại Chánh (大正, Taishō); xuất thân Quận Lí Thôn (郡里村), Mỹ Mã Quận (美馬郡, Mima-gun), tiểu quốc A Ba (阿波, Awa, hiện tại thuộc Tokushima-ken [德島懸]). Sau khi tốt nghiệp Tiến Sĩ trường Đế Quốc Đại Học (帝國大學, Teikoku Daigaku), ông làm Giáo Sư dạy môn Trung Quốc Văn Học Sử (中國文學史) tại Tảo Đạo Điền Đại Học (早稻田大學, Waseda Daigaku), Đông Dương Đại Học (東洋大學, Tōyō Daigaku). Đến năm 1896, ông cùng với nhóm Tiểu Liễu Ty Khí Thái (小柳司氣太, Oyanagi Shigeta), Điền Cương Lãnh Vân (田岡嶺雲) sáng lập Đông Á Học Viện (東亞學院); bắt đầu san hành tập Giang Hồ Văn Học (江湖文學). Sau đó, ông sang Thượng Hải (上海), đến năm 1898 thì thiết lập Đông Văn Học Xã (東文學社); năm 1908 thì được Bắc Kinh Đại Học (北京大學) mời sang giảng dạy và tận lực đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của Trung Quốc. Trước tác của ông có Trung Dẳng Giáo Dục Đông Dương Sử (中等敎育東洋史), Nghiên Cứu Về Đông Tây Giao Bộ Sử (東西交渉史の研究), v.v. Ông có hơn 1700 thư tịch Hán ngữ, trong đó có bộ Hải Ngoại Kỷ Sự (海外紀事); sau khi qua đời thì hiến tặng cho Đông Dương Văn Khố (東洋文庫, Tōyōbunko), và trở thành tư liệu vô cùng quý báu.
(家風, kafū): Gia (家) nghĩa là sư gia, Thiền gia, gia đình, v.v.; phong (風) là phong nghi, phong tục, phong cách. Như vậy, gia phong ở đây có nghĩa là phong nghi của một nhà nào đó. Trong Thiền Tông, đây là phong nghi sinh ra từ Ngũ Gia Thất Tông (五家七宗); còn gọi là tông phong (宗風), Thiền phong (禪風). Như trong Tục Đăng Chánh Thống (續燈正統, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 84, No. 1583) quyển 7, phần Hàng Châu Phủ Linh Ẩn Lãn Am Đạo Xu Thiền Sư (杭州府靈隱懶菴道樞禪師) có câu: “Tuyết lí mai hoa xuân tin tức, trì trung nguyệt sắc dạ tinh thần, niên lai bất thị vô giai thú, mạc bả gia phong cử tợ nhân (雪裡梅華春信息、池中月色夜精神、年來不是無佳趣、莫把家風舉似人, trong tuyết hoa mai xuân báo tin, bên hồ trăng tỏ đêm tinh thần, xuân về chẳng phải không thú đẹp, chớ lấy gia phong nói cùng người).” Hay trong Viên Ngộ Phật Quả Thiền Sư Ngữ Lục (圓悟佛果禪師語錄, Taishō Vol. 47, No. 1997) quyển 6 có đoạn: “Xích nhục đoàn thượng, nhân nhân cổ Phật gia phong; Tỳ Lô đảnh môn, xứ xứ Tổ sư ba tỷ; niêm nhất cơ thiên cơ vạn cơ thông thấu; dụng nhất cú thiên cú vạn cú lưu thông (赤肉團上、人人古佛家風、毘盧頂門、處處祖師巴鼻、拈一機千機萬機通透、用一句千句萬句流通, trên đống thịt đỏ, người người gia phong cổ Phật; cửa đỉnh Tỳ Lô, chốn chốn xuất xứ Tổ sư; đưa ra một cơ duyên thì ngàn cơ duyên, vạn cơ duyên đều thông thấu; dùng một câu thôi mà ngàn câu, vạn câu thảy lưu thông).” Hoặc như trong Liệt Tổ Đề Cương Lục (列祖提綱錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1260) quyển 11 có câu: “Độc lâu thường can thế giới, tỷ khổng ma xúc gia phong, vạn lí Thần Quang đảnh hậu tướng, trực hạ hội đắc, chuyển phàm thành Thánh chỉ tại phiến thời (髑髏常干世界、鼻孔摩觸家風、萬里神光頂後相、直下會得、轉凡成聖只在片時, đầu lâu thường chạm thế giới, lỗ mũi xát đụng gia phong, vạn dặm hào quang sau đỉnh đầu, ngay đó ngộ được, chuyển phàm thành Thánh chỉ trong phút chốc).”
(家風, kafū): Gia (家) nghĩa là sư gia, Thiền gia, gia đình, v.v.; phong (風) là phong nghi, phong tục, phong cách. Như vậy, gia phong ở đây có nghĩa là phong nghi của một nhà nào đó. Trong Thiền Tông, đây là phong nghi sinh ra từ Ngũ Gia Thất Tông (五家七宗); còn gọi là tông phong (宗風), Thiền phong (禪風). Như trong Tục Đăng Chánh Thống (續燈正統, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 84, No. 1583) quyển 7, phần Hàng Châu Phủ Linh ẩn Lãn Am Đạo Xu Thiền Sư (杭州府靈隱懶菴道樞禪師) có câu: “Tuyết lí mai hoa xuân tin tức, trì trung nguyệt sắc dạ tinh thần, niên lai bất thị vô giai thú, mạc bả gia phong cử tợ nhân (雪裡梅華春信息、池中月色夜精神、年來不是無佳趣、莫把家風舉似人, trong tuyết hoa mai xuân báo tin, bên hồ trăng tỏ đêm tinh thần, xuân về chẳng phải không thú đẹp, chớ lấy gia phong nói cùng người).” Hay trong Viên Ngộ Phật Quả Thiền Sư Ngữ Lục (圓悟佛果禪師語錄, Taishō Vol. 47, No. 1997) quyển 6 có đoạn: “Xích nhục đoàn thượng, nhân nhân cổ Phật gia phong; Tỳ Lô đảnh môn, xứ xứ Tổ sư ba tỷ; niêm nhất cơ thiên cơ vạn cơ thông thấu; dụng nhất cú thiên cú vạn cú lưu thông (赤肉團上、人人古佛家風、毘盧頂門、處處祖師巴鼻、拈一機千機萬機通透、用一句千句萬句流通, trên đống thịt đỏ, người người gia phong cổ Phật; cửa đỉnh Tỳ Lô, chốn chốn xuất xứ Tổ sư; đưa ra một cơ duyên thì ngàn cơ duyên, vạn cơ duyên đều thông thấu; dùng một câu thôi mà ngàn câu, vạn câu thảy lưu thông).” Hoặc như trong Liệt Tổ Đề Cương Lục (列祖提綱錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1260) quyển 11 có câu: “Độc lâu thường can thế giới, tỷ khổng ma xúc gia phong, vạn lí Thần Quang đảnh hậu tướng, trực hạ hội đắc, chuyển phàm thành Thánh chỉ tại phiến thời (髑髏常干世界、鼻孔摩觸家風、萬里神光頂後相、直下會得、轉凡成聖只在片時, đầu lâu thường chạm thế giới, lỗ mũi xát đụng gia phong, vạn dặm hào quang sau đỉnh đầu, ngay đó ngộ được, chuyển phàm thành Thánh chỉ trong phút chốc).”
(降魔藏, Kōmazō, ?-?): nhân vật sống dưới thời nhà Đường, thuộc Bắc Tông Thiền, xuất thân Quận Triệu (趙郡, Tỉnh Hà Bắc), họ Vương (王). Năm lên 7 tuổi đã từng sống một mình ở chỗ vắng vẻ, chẳng hề sợ sệt và lớn lên tự xưng là Hàng Ma. Ông đến tham yết Minh Tán (明讚) ở Quảng Phước Viện (廣福院), thông hiểu về Pháp Hoa. Sau khi xuống tóc xuất gia và thọ giới Cụ Túc, ông chuyên học về Luật. Mặc dầu ông đã từng giảng thuyết về Nam Tông Luận, nhưng ông từ bỏ và theo hầu hạ Bắc Tông Thần Tú (神秀). Ông thị tịch ở tuổi 91.
(行賀, Gyōga, 729-803): vị tăng của Pháp Tướng Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Nại Lương, húy là Hành Hạ (行賀), xuất thân Quảng Lại (廣瀬, Hirose), Đại Hòa (大和, Yamato), họ Thượng Dã Mao (上野毛). Ông theo xuất gia và thọ giới với Vĩnh Nghiêm (永嚴), sau đó học về Pháp Tướng, Duy Thức với Bình Bị (平僃) ở Nguyên Hưng Tự (元興寺, Gankō-ji). Năm 752, nhận sắc lệnh của triều đình, ông sang nhà Đường cầu pháp, chuyên học cả Thiên Thai lẫn Pháp Tướng. Sau 31 năm lưu học bên đó, ông trở về nước, mang theo hơn 100 quyển kinh sớ. Trước tác của ông có Duy Thức Nghĩa Tinh (唯識義精) 1 quyển, nhưng bị tán thất. Ông được xem là một trong 6 vị tổ của Pháp Tướng Tông Nhật Bản.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập