Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thẩm Tường »»
(華嚴宗, Kegon-shū): tông phái được thành lập vào khoảng đời nhà Tùy cho đến đầu nhà Đường và hìnhthành nên giáo học cố hữumang tính căn bản dựa trên kinh điển tối cao là Hoa Nghiêm Kinh (s: Buddhāvataṃsaka-nāma-mahāvaipulya-sūtra, 華嚴經) và tư tưởng của bộ kinh này. Theo cách nhìn truyền thống thì có hai thuyết: Ngũ Tổ và Thất Tổ. Ngũ Tổ gồm Sơ Tổ Đỗ Thuận (杜順, 557-640), Nhị Tổ Trí Nghiêm (智嚴, 602-668), Tam Tổ Pháp Tạng (法藏, 643-712), Tứ Tổ Trừng Quán (澄觀, 738-839) và Ngũ Tổ Tông Mật (宗密, 780-841). Thất Tổ thì trước Đỗ Thuận có thêm vào Mã Minh (Aśvaghoṣa, 馬鳴, khoảng thế kỷ thứ 2) và Long Thọ (Nāgārjuna, 龍樹, khoảng 150-250). Ở Trung Hoa, sau thời Tông Mật thì Hoa Nghiêm Tông bắt đầu yếu dần thế lực. Đến năm 671 có Nghĩa Sương (義湘), người đồng hàng sư huynh của Pháp Tạng, đã truyền tông này sang Tân La (新羅, tức Triều Tiên); và vào năm 736 thì Thẩm Tường (審祥), môn hạ của Pháp Tạng, truyền tông này sang Nhật Bản. Bên cạnh căn cứ vào Hoa Nghiêm Kinh, Hoa Nghiêm Tông của Nhật còn chú trọng đến Phạm Võng Kinh (梵綱經), lập cước ở Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), kết hợp giữa tư tưởng của Lý Thông Huyền (李通玄) và tư tưởng Mật Giáo. Thêm vào đó, việc xác lập nên hệ thống giáo học Đông Đại Tự của Ngưng Nhiên (凝然, Gyōnen, 1240-1321) là điểm trọng yếu.
(良辨, Rōben, 689-773): vị tăng của Hoa Nghiêm Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Nại Lương, vị trú trì đời thứ nhất của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), húy Lương Biện (良辨), thông xưng là Căn Bổn Tăng Chánh (根本僧正), Kim Thứu Bồ Tát (金鷲菩薩), Kim Chung Hành Giả (金鐘行者), xuất thân vùng Tương Mô (相模, Sagami, thuộc Kanagawa-ken [神奈川縣], cũng có thuyết cho là vùng Chí Hạ [志賀], Cận Giang [近江, Ōmi] ?), họ Tất Bộ (漆部, hay Bách Tế [百濟] ?). Ông học Pháp Tướng với Nghĩa Uyên (義淵, Giin), Hoa Nghiêm với Thẩm Tường (審祥, Shinjō). Năm 733, ông kiến lập Kim Chung Tự (金鐘寺, Konshō-ji, tức Pháp Hoa Đường của Đông Đại Tự). Vào năm 740, ông cung thỉnh Thẩm Tường đến làm giảng sư tại chùa này, tận lực cống hiến cho Đông Đại Tự như sáng lập Pháp Hoa Hội, v.v., và đến năm 752 thì làm chức Biệt Đương đầu tiên của chùa. Ông từng làm Thiền Sư khán bệnh cho Thánh Võ Thượng Hoàng (聖武天皇, Shōmu Jōkō) và đến năm 756 thì được tiến chức Đại Tăng Đô. Năm 760, ông cùng với nhóm Từ Huấn (慈訓, Jikun) đề cử cải cách về chế độ giai cấp trong tăng lữ. Năm 773, ông làm Tăng Chánh và khai sơn Thạch Sơn Tự (石山寺) ở vùng Cận Giang. Câu chuyện lúc nhỏ ông bị chim ưng bắt đi, sau lớn lên gặp lại được song thân, đã trở thành truyền thuyết nổi tiếng trong dân gian.
(嚴智, Gonchi, ?-?): vị tăng của Hoa Nghiêm Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Nại Lương, húy là Nghiêm Trí (嚴智). Ông học cả Pháp Tướng, Duy Thức cũng như Tam Luận và theo học Hoa Nghiêm với Thẩm Tường (審祥, Shinjō). Sau đó, ông đến trú tại Nguyên Hưng Tự (元興寺, Gankō-ji), tân lực tuyên dương giáo học Hoa Nghiêm. Trong khoảng thời gian niên hiệu Thiên Bình (天平, 729-749), thể theo sắc mệnh, ông thuyết giảng bộ Hoa Nghiêm Kinh (華嚴經) 60 quyển tại Kim Chung Tự (金鐘寺, Konshō-ji, tức Pháp Hoa Đường của Đông Đại Tự [東大寺, Tōdai-ji]).
Goke : khái niệm gọi là Ngũ Gia do Pháp Nhãn Văn Ích (法眼文益) khởi xướng qua tác phẩm của ông là Tông Môn Thập Quy Luận (宗門十規論, Shūmonjukkiron) vốn đã được một số trước tác khác kế thừa như Ngũ Gia Tông Phái (五家宗派, Gokeshūha) của Đạt Quán Đàm Dĩnh (達觀曇頴), Nhân Thiên Nhãn Mục (人天眼目, Nindenganmoku, năm 1188) của Hối Nham Trí Chiêu (晦巖智昭, hậu bán thế kỷ 12), Ngũ Gia Chánh Tông Tán (五家正宗賛, Gokeshōshūsan, năm 1254) của Hy Tẩu Thiệu Đàm (希叟紹曇), cho nên vào thời nhà Tống thì khái niệm này đã trở thành cố định. Sự hiện hữu của bộ Ngũ Gia Ngữ Lục (五家語錄, Gokegoroku, năm 1630) do Ngữ Phong Viên Tín (五風圓信, 1571-1647) và Quách Ngưng Chi (郭凝之, ?-?) biên tập, có thể nói là sự quy kết của khái niệm này. Sự cố định của Ngũ Gia đã dẫn đến sự cố định hóa tông phong của mỗi tông phái. Trong các tác phẩm như Nhân Thiên Nhãn Mục, v.v., ta có thể tìm thấy những quy định rất chi tiết về tông phong; nhưng người mà thể hiện quan niệm thông thường đơn giản và dễ hiểu về Ngũ Gia có thể được xem như khởi đầu từ Cao Phong Nguyên Diệu (高峰原妙, 1238-1295) nhà Nguyên. Đó là những giải thích như Lâm Tế Tông thì đau nhức khoái lạc, Quy Ngưỡng Tông thì cẩn trọng nghiêm khắc, Vân Môn Tông thì cao siêu cổ xưa, Tào Động Tông thì chi tiết chặt chẽ, Pháp Nhãn Tông thì rõ ràng sáng sủa. Hơn nữa, về tính cách của Ngũ Gia thì ở tại Nhật Bản cũng có đề cập đến qua tác phẩm Ngũ Gia Tham Tường Yếu Lộ Môn (五家參詳要路門, Gokesanshōyōromon, năm 1788) của Đông Lãnh Viên Từ (東嶺圓慈, 1721-1791). Ngoài ra, từ lập trường nhìn tuyệt đối Phật đạo toàn nhất, Đạo Nguyên (道元, Dōgen, 1200-1253) của Nhật Bản đã phê phán kịch liệt bộ Nhân Thiên Nhãn Mục khi giải thích riêng về Ngũ Gia.
(慈訓, Jikun, 691-777): vị tăng của Pháp Tướng Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Nại Lương, húy Từ Huấn (慈訓), xuất thân vùng Hà Nội (河內, Kawachi, thuộc Ōsaka [大阪]). Ông theo học Pháp Tướng với Lương Mẫn (良敏, Ryōbin) ở Nguyên Hưng Tự (元興寺, Gankō-ji), Hoa Nghiêm với Thẩm Tường (審祥, Shinjō) ở Đại An Tự (大安寺, Daian-ji) và trú tại Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji). Năm 740, lần đầu tiên thuyết giảng Hoa Nghiêm Kinh, ông làm giảng sư phụ, đến năm 742 mới chính thức làm giảng sư. Sau đó, ông làm giảng sư trong cung nội, thường khán bệnh cho Thánh Võ Thượng Hoàng (聖武上皇, Shōmu Jōkō), mở rộng thế lực ngang hàng với Đằng Nguyên Trọng Ma Lữ (藤原仲麻呂, Fujiwara-no-nakamaro). Vào năm 756, ông được thăng chức Thiếu Tăng Đô (少僧都) và làm Quản Chưởng Hưng Phước Tự. Năm 760, ông cùng với nhóm Lương Biện (良辨, Rōben) tâu trình lên nhà vua xin cải cách tăng giai và tận lực quản lý tăng ni. Vào năm 763, ông bị Đạo Kính (道鏡, Dōkyō) giải nhiệm, đến năm 770, khi vị này qua đời ông mới được phục chức. Ông thâu tập khá nhiều kinh luận và thỉnh thoảng có thỉnh kinh từ nơi chép kinh về. Trong Nguyên Hanh Thích Thư (元亨釋書, Genkōshakusho) có ghi lại ký sự lúc ông sang nhà Đường cầu pháp.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.129 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập