Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thác ấm »»
(禪苑蒙求, Zennenmōkyū): còn gọi là Thiền Uyển Dao Lâm (禪苑瑤林, Zennenyōrin), Thiền Mông Cầu (禪蒙求, Zenmōkyū), 3 quyển, do Thác Am Chí Minh (錯庵志明) nhà Tống soạn, Tuyết Đường Đức Gián (雪堂德諫) nhà Nguyên chú, Vương Khê (王溪) san hành vào năm thứ 3 (1255) niên hiệu Bảo Hựu (寳祐) nhà Nam Tống. Thác Am Chí Minh, người xuất thân từ Tung Sơn Thiếu Lâm Tự (嵩山少林寺) ở Hà Nam (河南), bắt chước bộ Mông Cầu (蒙求) của Lý Cán (李澣) nhà Đường, biên thuật thành tác phẩm này để cho hàng sơ tâm cầu học biết rõ hành trạng của chư Phật tổ trong vườn Thiền, làm tư lương để soi sáng tâm mình và tìm thấy đạo. Với hình thức đối ngẫu vận ngữ, hai câu 5-6, tổng số chữ là 2.248, từ đức Thế Tôn cho đến Thủ Sơn Tỉnh Niệm (守山省念), Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲), Giác Phạm Huệ Hồng (覺範慧洪), v.v., mỗi hành trạng của mỗi vị đều có 2 câu thêm vào, đây là sách giáo huấn hữu ích cho Thiền môn. Vào năm thứ 3 niên hiệu Bảo Hựu, khi Vương Khê có ý định san hành bộ này, Tuyết Đường Đức Gián (雪堂德諫)―đệ tử của Vạn Tùng Hành Tú (萬松行秀)―viết lời chú giải tường tận về tác phẩm này và giao cho Vương Khê; nhân đó, Vương Khê kết hợp luôn cả phần chú giải này và cho san hành. Tại Nhật Bản, cũng có san hành bộ này vào năm thứ 16 (1639) và 17 (1640) niên hiệu Khoan Vĩnh (寬永).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập