Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tây Nham Liễu Huệ »»
(s: pattra, p: patta, 貝葉): Lá Bối, âm dịch là Bối Đa La (貝多羅), gọi tắt là Bối Diệp, Bối Đa (貝多), là lá của loại cây Đa La (多羅, Corypha umbraculifera). Lá của nó dài và rộng, khắc chữ lên lá bằng bút sắt thì rất thích hợp. Trước khi phát minh ra giấy, dưới thời cổ đại Ấn Độ, người ta dùng loại lá cây này thay thế giấy để viết các văn thư, kinh điển và bảo tồn có thể kéo dài đến cả trăm năm. Từ đó, Bối Diệp chỉ cho quyển kinh. Kinh điển được viết trên Lá Bối xuất hiện đầu tiên tại Ấn Độ, sau khi Phật Giáo được truyền vào Trung Quốc, các thư tịch này cũng được lưu truyền. Hiện tại, ở các tự viện thuộc tỉnh Vân Nam cũng như Tây Tạng vẫn còn bảo trì một số lượng rất lớn loại kinh văn Lá Bối này. Như trong bài Sơn Cư (山居) của Tử Bá Lão Nhân Tập (紫柏老人集, CBETA No. 1452) quyển 26 có đoạn: “Bạch nhật lai tham phục hổ Thiền, nạp y thùy cọng nhiễm hương yên, phong trần hữu lộ thông tâm địa, thủy nguyệt vô nhân vấn tánh thiên, không tưởng huyền am phiên bối diệp, diêu tri lôi vũ hộ kim điền, lãnh lãnh tùng hạ thính hàn lãng, vạn kiếp tình căn nhất sái nhiên (白日來參伏虎禪、衲衣誰共染香煙、風塵有路通心地、水月無人問性天、空想玄菴翻貝葉、遙知雷雨護金田、冷冷松下聽寒浪、萬劫情根一洒然, cọp quỳ ban ngày tham vấn Thiền, rách y ai nhuộm khói hương thêm, phong trần có nẻo thông tâm địa, trăng nước không người hỏi tánh thiên, không tưởng am huyền phiên kinh điển, xa hay mưa sấm giúp ruộng vàng, buốt giá cội tùng nghe sóng lạnh, muôn kiếp tình căn rửa sạch liền).” Hay như trong Tây Nham Liễu Huệ Thiền Sư Ngữ Lục (西巖了慧禪師語錄, CBETA No. 1391) cũng có câu: “Hồ tăng phiên bối diệp, Vương Lão tước sanh khương (胡僧翻貝葉、王老嚼生薑, Rợ tăng dịch kinh điển, Vương Lão nhấm gừng non).”
(梅月): chỉ cho tháng 4 Âm Lịch, và cũng chỉ chung cho thời tiết Mai Vũ (梅雨). Như trong bài thơ Ký Vương Địch (寄王滌) của Quán Hưu (貫休, 832-912) nhà Đường có câu: “Mai Nguyệt đa khai hộ, y thường nhuận dục trích, tịch liêu tuy vô hình, bất thị tiểu thù địch (梅月多開戶、衣裳潤欲滴、寂寥雖無形、不是小讎敵, tháng Tư cửa bày mở, áo quần ướt đẩm giọt, vắng vẻ chẳng bóng hình, chẳng phải nào thù địch).” Hay như trong bài thơ Tàng Mặc Quyết (藏墨訣) của Lý Đình Khuê (李廷珪, ?-?) nhà Nam Đường lại có câu: “Tị thử huyền cát nang, lâm phong độ mai nguyệt (避暑懸葛囊、臨風度梅月, tránh nóng treo túi dây, gặp gió qua tháng Tư).” Trong Tây Nham Liễu Huệ Thiền Sư Ngữ Lục (西巖了慧禪師語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 70, No. 1391) quyển Hạ có đoạn: “Dữ Mai Nguyệt tùng phong, kết tận đa thiểu khẩu nghiệp, thử nghiệp thâm hậu, bất tự giác tri (與梅月松風、結盡多少口業、此業深厚、不自覺知, cùng gió tùng tháng Tư, kết tận ít nhiều khẩu nghiệp, nghiệp này sâu dày, chẳng tự biết được).”
(梅月): chỉ cho tháng 4 Âm Lịch, và cũng chỉ chung cho thời tiết Mai Vũ (梅雨). Như trong bài thơ Ký Vương Địch (寄王滌) của Quán Hưu (貫休, 832-912) có câu: “Mai Nguyệt đa khai hộ, y thường nhuận dục trích, tịch liêu tuy vô hình, bất thị tiểu thù địch (梅月多開戶、衣裳潤欲滴、寂寥雖無形、不是小讎敵, tháng Tư cửa bày mở, áo quần ướt đẩm giọt, vắng vẻ chẳng bóng hình, chẳng phải nào thù địch).” Hay như trong bài thơ Tàng Mặc Quyết (藏墨訣) của Lý Đình Khuê (李廷珪, ?-?) nhà Nam Đường lại có câu: “Tị thử huyền cát nang, lâm phong độ mai nguyệt (避暑懸葛囊、臨風度梅月, tránh nóng treo túi dây, gặp gió qua tháng Tư).” Trong Tây Nham Liễu Huệ Thiền Sư Ngữ Lục (西巖了慧禪師語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 70, No. 1391) quyển Hạ có đoạn: “Dữ Mai Nguyệt tùng phong, kết tận đa thiểu khẩu nghiệp, thử nghiệp thâm hậu, bất tự giác tri (與梅月松風、結盡多少口業、此業深厚、不自覺知, cùng gió tùng tháng Tư, kết tận ít nhiều khẩu nghiệp, nghiệp này sâu dày, chẳng tự biết được).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập