Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tây Ngâm »»
(南天): có mấy nghĩa. (1) Chỉ bầu trời ở phương Nam. Như trong bài thơ Bồi Tộc Thúc Diệp Du Động Đình (陪族叔曄游洞庭) của Lý Bạch (李白, 701-762) nhà Đường có câu: “Động Đình Tây vọng Sở giang phân, thủy tận Nam thiên bất kiến vân (洞庭西望楚江分、水盡南天不見雲, Động Đình Tây ngắm sông Sở chia, nước tận trời Nam chẳng thấy mây).” (2) Chỉ cho đất nước ở phương Nam, hay Việt Nam (nghĩa trong bài). Như Thiền sư Pháp Thuận (法順, 915-990) có làm bài thơ rằng: “Quốc tộ như đằng lạc, Nam thiên lí thái bình, vô vi cư điện các, xứ xứ tức đao binh (國祚如藤絡、南天裏太平、無爲居殿閣、處處息刀兵, vận nước như dây quấn, trời Nam hưởng thái bình, an nhiên nơi điện các, chốn chốn hết đao binh).” (3) Chỉ phương Nam. Như trong bài thơ Tống Lô Thiếu Phủ Phó Diên Lăng (送盧少府赴延陵) của Lý Kì (李頎, 690-751) nhà Đường có câu: “Bắc cố ba đào hiểm, Nam thiên phong tục thù (北固波濤險、南天風俗殊, núi Bắc sóng cồn hiểm, phương Nam phong tục lạ).”
(能化, Nōke): tiếng kính xưng cũng như chức vụ đối với chư vị sư phạm, thầy dạy học, người chỉ đạo, hướng dẫn. Từ này còn chỉ cho chư Phật, Bồ Tát giáo hóa chúng sanh. Trong Tịnh Độ Chơn Tông, chức này được dùng để chỉ cho quý vị cao đức hướng dẫn, dạy dỗ chúng tăng ở các Học Lâm của Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji). Chuẩn Huyền (准玄) là người đầu tiên được bổ nhiệm chức Năng Hóa ở Học Lâm của Tây Bổn Nguyện Tự vào năm 1639 (Khoan Vĩnh [寛永] 16), và trãi qua 7 đời, đến Trí Động (智洞) thì chấm dứt. Lịch đại chư vị đảm nhiệm chức này như sau: (1) Chuẩn Huyền (准玄, 1639-1647, tại chức 9 năm), (2) Tây Ngâm (西吟, 1647-1664, tại chức 18 năm), (3) Tri Không (知空, 1664-1718, tại chức 55 năm), (4) Nhã Lâm (若霖, 1718-1735, tại chức 18 năm), (5) Pháp Lâm (法霖, 1735-1741, tại chức 7 năm), (6) Nghĩa Giáo (義敎, 1755-1768, tại chức 14 năm), (7) Công Tồn (功存, 1769-1796, tại chức 28 năm), và (8) Trí Động (智洞, 1797-1801, tại chức 5 năm). Trong đó, người tại chức lâu nhất là Tri Không và ngắn nhất là Trí Động.
(月感, Gekkan, 1600-1674): học Tăng của Phái Bổn Nguyện Tự thuộc Tịnh Độ Chơn Tông, sống vào khoảng đầu thời Giang Hộ; húy là Minh Liễu (明了), Nguyệt Cảm (月感); tự là Viên Hải (圓海); xuất thân vùng Phản Tỉnh (坂井, Sakai), Phì Hậu (肥後, Higo, thuộc Kumamoto-ken [熊本縣]). Ông được Liễu Tôn (了尊) ở Diên Thọ Tự (延壽寺) nuôi dưỡng, cho tu học và cuối cùng kế thế trú trì chùa này. Sau ông đến đọc các kinh sách ở Tàng Kinh Các của Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji), rồi du học ở Trường Khi (長崎, Nagasaki). Năm 1652, ông phê phán học thuyết tà nghĩa Tự Tánh Duy Tâm (自性唯心) của Năng Hóa Tây Ngâm (能化西吟) ở Học Liêu của Tây Bổn Nguyện Tự (西本願寺, Nishihongan-ji). Vấn đề này làm phát triển sự đối lập giữa Tây Bổn Nguyện Tự và Hưng Chánh Tự (興正寺, Kōshō-ji), rồi theo lệnh của chính quyền Mạc Phủ thì Học Liêu bị phá bỏ và bản thân ông bị lưu đày đến địa phương Xuất Vân (出雲, Izumo). Về sau, ông chuyển sang Phái Đại Cốc (大谷派). Trước tác của ông có An Tâm Quyết Định Sao Nhu Ký (安心決定鈔糅記) 17 quyển, Tứ Thập Bát Nguyện Lược Sao (四十八願略鈔) 2 quyển, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập