Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tạng Tẩu Lãng Dự »»
(心地覺心, Shinchi Kakushin): tức Vô Bổn Giác Tâm (無本覺心, Muhon Kakushin, 1207-1298), vị Tổ của Phái Pháp Đăng (法燈派) thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản; húy là Giác Tâm (覺心), đạo hiệu Vô Bổn (無本), hiệu là Tâm Địa Phòng (心地房); thụy hiệu Pháp Đăng Thiền Sư (法燈禪師), Pháp Đăng Viên Minh Quốc Sư (法燈圓明國師); xuất thân vùng Tín Nùng (信濃, Shinano, thuộc Nagano-ken [長野縣]), họ là Hằng (恆, có thuyết cho là Thường Trừng [常澄]). Vào năm thứ 3 (1221) niên hiệu Thừa Cửu (承久), ông vào Thần Cung Viện ở quê mình mà học kinh sử, rồi đến năm 29 tuổi thì đến Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji) đăng đàn thọ Cụ Túc Giới. Tiếp đến, ông theo hầu Giác Phật (覺佛) ở Truyền Pháp Viện (傳法院) trên Cao Dã Sơn (高野山, Kōyasan) mà tu học về Mật Giáo, rồi kế đến ông đến tham bái Thối Canh Hành Dũng (退耕行勇) ở Kim Cang Tam Muội Viện (金剛三昧院). Sau đó, ông lại đến bái yết Đạo Nguyên (道元) ở Cực Lạc Tự (極樂寺, Gokuraku-ji) thuộc vùng Thâm Thảo (深草, Fukakusa) và thọ Bồ Tát Giới với vị này. Tiếp theo ông còn đến tham vấn nhiều nơi như Vinh Triêu (榮朝) ở Trường Lạc Tự (長樂寺, Chōraku-ji) vùng Thượng Dã (上野, Ueno, thuộc Gunma-ken [群馬縣]), Sanh Liên (生蓮) ở Tâm Hành Tự (心行寺) vùng Giáp Phỉ (甲斐, Kai, thuộc Yamanashi-ken [山梨縣]), Tạng Tẩu Lãng Dự (藏叟朗譽) ở Thọ Phước Tự (壽福寺, Jufuku-ji), và Thiên Hựu Tư Thuận (天祐思順) ở Thắng Lâm Tự (勝林寺, Shōrin-ji). Đến năm thứ 3 (1249) niên hiệu Bảo Trị (寶治), ông khởi chí muốn sang nhà Tống cầu pháp, rồi lênh đênh trải qua hai tháng trường mới đến được vùng Cửu Châu. Đến năm thứ 10 (1250) niên hiệu Thuần Hựu (淳祐), ông đến được Dục Vương Sơn (育王山), rồi tham yết Vô Môn Huệ Khai (無門慧開) và đắc pháp của vị này. Sau đó, ông trở về nước, lên Cao Dã Sơn, nương theo Long Thiền (隆禪) ở Thiền Định Viện (禪定院) làm Thủ Tòa ở đây, nhưng sau ông lại từ giã nơi ấy mà đến ở tại Thứu Phong Sơn (鷲峰山) thuộc vùng Kỷ Y (紀伊, Kii, thuộc Wakayama-ken [和歌山懸]). Vào năm thứ 4 (1264) niên hiệu Hoằng Trường (弘長), Nguyện Chủ Nguyện Tánh (願主願性) của Tây Phương Tự (西方寺, Saihō-ji, sau là Hưng Quốc Tự [興國寺]) nhường chùa này lại cho Giác Tâm. Năm thứ 4 (1281) niên hiệu Hoằng An (弘安), Quy Sơn Thiên Hoàng (龜山天皇, Kameyama Tennō) cho mời ông đến ở tại Thắng Lâm Tự (勝林寺, Shōrin-ji) trong Kinh Đô để thường xuyên vấn pháp, rồi Hậu Vũ Đa Thiên Hoàng (後宇多天皇, Gouda Tennō) cũng biến ly cung của mình thành Thiền lâm, rồi thỉnh ông làm sơ Tổ nơi ấy, nhưng ông đã cố từ mà không nhận. Vào ngày 13 tháng 10 năm thứ 6 niên hiệu Vĩnh Nhân (永仁), ông thị tịch tại Tây Phương Tự, hưởng thọ 92 tuổi. Quy Sơn Thiên Hoàng ban thụy hiệu cho ông là Pháp Đăng Thiền Sư; sau đó Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng (後醍醐天皇, Godaigo Tennō) còn ban tặng thêm cho ông thụy hiệu khác là Pháp Đăng Viên Minh Quốc Sư. Tương truyền tâm ông mến mộ vùng Phổ Hóa (普化), Trấn Châu (鎭州), thường hay thổi sáo hát ca, nên được kính ngưỡng như là vị Tổ của Tông Phổ Hóa (普化宗).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập