Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tam Tỉnh Tự »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tam Tỉnh Tự








KẾT QUẢ TRA TỪ


Tam Tỉnh Tự:

(三井寺, Mii-dera) hay Viên Thành Tự (園城寺, Onjō-ji): ngôi chùa trung tâm của Thiên Thai Tự Môn Tông (天台寺門宗), hiện tọa lạc tại số 246 Onjōji-chō (園城寺町), Ōtsu-shi (大津市), Shiga-ken (滋賀縣), nói cho đúng là Trường Đẳng Sơn Viên Thành Tự (長等山園城寺), nhưng thường được gọi là Tam Tỉnh Tự, hay Ngự Tỉnh Tự (御井寺), và rất nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng thứ 14 trong số 33 ngôi danh lam ở vùng Tây Quốc (西國) được mọi người thường đến tham bái. Tượng thờ chính là Di Lặc Bồ Tát. Suốt trong thời gian từ thời Bình An cho đến Liêm Thương, chùa đã từng đối kháng với Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), rồi cùng với Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji) ở vùng Nam Đô, chùa còn nuôi dưỡng lớp Tăng Binh để tranh đấu với hàng võ môn, là một trong những ngôi tự viện có quyền lực mạnh nhất đương thời. Sau khi Thiên Trí Thiên Hoàng (天智天皇, Tenchi Tennō) băng hà, chùa bắt đầu được dựng lên bởi vị Hoàng Tử của Hoằng Văn Thiên Hoàng (弘文, Kōbun Tennō) là Đại Hữu Dữ Đa Vương (大友與多王) cúng dường khu đất của ông. Đến năm 859 (Trinh Quán [貞觀] nguyên niên), Trí Chứng Đại Sư Viên Trân (圓珍, Enchin) tái kiến lại chùa. Có thuyết cho rằng tên gọi Tam Tỉnh Tự vốn phát xuất từ sự việc phía sau Kim Đường của chùa có một cái giếng, người ta thường dùng nước giếng này để hành lễ Tam Bộ Quán Đảnh (三部灌頂), cho nên chùa có tên như vậy. Cũng có thuyết cho rằng chính nước giếng này được dùng để tắm rửa cho ba vị Thiên Hoàng Thiên Trí (天智, Tenchi), Thiên Võ (天武, Temmu) và Trí Thống (持統, Jitō) khi vừa mới sinh ra. Chùa này ngày xưa là ngôi Biệt Viện của Diên Lịch Tự (延曆寺, Enryaku-ji), môn đồ của chùa đã từng tranh đấu với môn đồ của Viên Nhân (圓仁, Ennin) trên Tỷ Duệ Sơn; cuối cùng vào năm 993 (Chánh Lịch [正曆] 4), chùa tách riêng ra trở thành ngôi chùa tổ trung tâm. Đến cuối thời Bình An, chùa có khoảng 80 ngôi đường tháp, 600 tăng phòng; song chùa cũng đã gặp mấy lần hỏa hoạn, bị cháy tan tành. Ngôi già lam hiện tại có thể nói là kiến trúc tái kiến của mấy vị Tướng Quân nổi tiếng đời đầu của dòng họ Đức Xuyên (德川, Tokugawa) là Gia Khang (家康, Ieyasu), Tú Trung (秀忠, Hidetada), v.v. Hiện tại chùa được liệt vào một trong 4 ngôi tự viện lớn nhất Nhật Bản. Một phần rất rộng lớn của chùa nằm trên núi, lấy Quan Âm Đường làm trung tâm; một phần thì nằm dưới chân núi, chủ yếu là phối trí các ngôi đường tháp. Nơi Quan Âm Đường có tôn thờ tượng Như Ý Luân Quan Âm bằng gỗ Chiên Đàn, là một trong 33 chốn linh trường của vùng Tây Quốc. Tương truyền tượng này là tác phẩm của vị Tổ khai sơn Trí Chứng Đại Sư (智証大師). Ngôi đường hiện tại là kiến trúc được xây dựng vào năm 1689. Trong núi có Kim Đường, là kiến trúc được xây dựng vào năm 1252 (Kiến Trường [建長] 4), được xếp vào hạng quốc bảo. Các ngôi Khách Đường ở Khuyến Học Viện cũng như ở Quang Tịnh Viện cũng đều là quốc bảo. Cách đó khoảng 3 cây số về phía Bắc có Tân La Thiên Thần Đường (新羅天神堂), trong đó Tu Di Đàn cũng được xếp hạng quốc bảo. ngoài ra trong khuôn viên chùa còn có Nhân Vương Môn, Tam Trùng Tháp, Lầu Chuông, Đường Viện, Kinh Đường, Nhà Ăn, Tỳ Sa Môn Đường, v.v., đều là những kiến trúc được xếp hạng tài sản văn hóa trong yếu của quốc gia, và quanh đó cũng có rất nhiều ngôi đường tháp lớn nhỏ. Nơi Kinh Tàng có lưu trữ những bản kinh tạng Cao Lệ (Triều Tiên). Bên cạnh đó, chùa còn lưu giữ vô số các bảo vật khác.


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Em Là Vì Sao Sáng


Hạnh phúc là điều có thật


Tổng quan về Nghiệp


Lược sử Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.129 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...