Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tam Thiên Phật Danh Kinh »»
(s, p: buddha, 佛): gọi đủ là Phật Đà (佛陀、佛馱), Hưu Đồ (休屠), Phù Đà (浮陀), Phù Đồ (浮屠、浮圖), Phù Đầu (浮頭), Một Đà (沒馱), Bột Đà (勃陀、馞陀), Bộ Tha (步他); ý dịch là Giác Giả (覺者), Tri Giả (知者), Giác (覺); nghĩa là đấng giác ngộ chân lý; cũng có nghĩa là đầy đủ tự giác (自覺, tự giác ngộ mình), giác tha (覺他, làm cho người khác giác ngộ), giác hành viên mãn (覺行圓滿, giác ngộ và thực hành đều viên mãn), thấy biết như thật hết thảy tánh tướng của các pháp, là bậc Đại Thánh thành tựu Đẳng Chánh Giác. Đây là quả vị tối cao trong tu hành của Phật Giáo. Ba yếu tố tự giác, giác tha và giác hành viên mãn, đối với hạng phàm phu thì không yếu tố nào đầy đủ cả; đối với hàng Nhị Thừa Thanh Văn (s: śrāvaka, p: sāvaka, 聲聞), Duyên Giác (s: pratyeka-buddha, p: pacceka-buddha, 緣覺) thì chỉ có tự giác; Bồ Tát (s: bodhisattva, p: bodhisatta, 菩薩) thì có đủ tự giác và giác tha; chỉ có Phật mới có đủ ba yếu tố này; cho nên đây là tôn xưng cao quý nhất. Về nội dung chứng ngộ của đức Phật, các kinh luận có nhiều thuyết khác nhau. Về thân Phật, cõi nước Phật, v.v., các tông phái cũng có nhiều dị thuyết. Cũng có biết bao danh xưng để tán than đức Phật như 10 danh hiệu của đức Như Lai, Nhất Thiết Tri Giả (一切知者, người biết tất cả), Nhất Thiết Kiến Giả (一切見者, người thấy tất cả), Tri Đạo Giả (知道者, người biết đạo), Khai Đạo Giả (開道者, người khai mở đạo [con đường]), Thuyết Đạo Giả (說道者, người thuyết về đạo), Thế Tôn (世尊, đấng được cuộc đời tôn kính), Thế Hùng (世雄, bậc hùng mạnh có thể đoạn trừ mọi phiền não của thế gian), Thế Nhãn (世眼, người có con mắt dẫn dắt thế gian), Thế Anh (世英, bậc ưu tú nhất thế gian), Thiên Tôn (天尊, Đệ Nhất Nghĩa Thiên tối thắng trong 5 vị trời), Đại Giác Thế Tôn (大覺世尊, hay Đại Giác Tôn), Giác Vương (覺王, vua giác ngộ), Giác Hoàng (覺皇, vua giác ngộ), Pháp Vương (法王, vua của các pháp), Đại Đạo Sư (大導師, vị thầy hướng dẫn vĩ đại), Đại Thánh Nhân (大聖人), Đại Sa Môn (大沙門), Đại Tiên (大仙, đấng tôn kính nhất trong chư tiên), Đại Y Vương (大醫王, như danh y tùy theo bệnh mà cho thuốc hay, đức Phật là người tùy theo tâm bệnh mà thuyết pháp), Phật Thiên (佛天), Phật Nhật (佛日, đức Phật như mặt trời chiếu sang khắp nơi), Lưỡng Túc Tôn (兩足尊, đấng tôn kính nhất trong loài có hai chân, lưỡng túc ở đây còn có nghĩa là đầy đủ hai yếu tố nguyện và hạnh), Nhị Túc Tôn (二足尊), Lưỡng Túc Tiên (兩足仙), Nhị Túc Tiên (二足仙), Thiên Trung Thiên (天中天, bậc tối thắng trong chư thiên), Nhân Trung Ngưu Vương (人中牛王, tỷ dụ đức Phật là vua của loài trâu), Nhân Hùng Sư Tử (人雄師子, tỷ dụ đức Phật là con sư tử hùng mạnh trong loài người), v.v. Đức Phật là người có thể hóa độ, dẫn dắt mình và người khác, nên có tên là Năng Nhân (能人); cho nên Phật A Di Đà cũng được gọi là An Lạc Năng Nhân (安樂能人). Đức Phật có những đức tính đặc thù, như thân Ngài có 32 tướng tốt, 48 vẻ đẹp; ngoài ra còn có 10 Lực, 18 pháp bất cọng, v.v. Định, Trí và Bi của Phật đều tối thắng, nên gọi là Đại Định (大定), Đại Trí (大智), Đại Bi (大悲); phối với Ba Đức là Đoạn Đức (斷德), Trí Đức (智德) và Ân Đức (恩德), gọi chung là Đại Định Trí Bi (大定智悲). Chư Phật xuất hiện trong thời quá khứ được gọi là Quá Khứ Phật (過去佛) hay Cổ Phật (古佛), như 7 vị Phật quá khứ, Phật Nhiên Đăng (s: Dīpaṃkara, 燃燈), v.v. Chư Phật sẽ xuất hiện nơi cõi Ta Bà trong tương lai thì gọi là Hậu Phật (後佛) hay Đương Lai Phật (當來佛), như Phật Di Lặc (s: Maitreya, p: Metteyya, 彌勒). Ban đầu, Phật là chỉ cho đức Phật của lịch sử, tức là Phật Thích Ca; về sau sản sinh tư tưởng 7 vị Phật quá khứ, rồi lại có Phật tương lai và đức Phật Di Lặc; nay khoảng cách giữa đức Phật Thích Ca và Phật Di Lặc lại có thời gian không có Phật. Phật Giáo Nguyên Thủy thì cho rằng trong đời hiện tại không thể tồn tại cả hai vị Phật như vậy; đến thời kỳ Phật Giáo Đại Thừa, tùy thế giới quan mở rộng, cho rằng trong nhất thời có nhiều đức Phật tồn tại. Tỷ dụ như, phương Đông có Phật A Súc (s: Akṣhobhya, 阿閦), phương Tây có Phật A Di Đà (s: Amitāyus, Amitābha, 阿彌陀); đồng thời ngay hiện tại, ở thế giới phương khác lại có vô số chư Phật hiện hữu, gọi là thập phương hằng sa chư Phật (十方恒沙諸佛, chư Phật nhiều như số cát sông Hằng ở mười phương). Đại Chúng Bộ (s, p: Mahāsāṅghika, 大眾部) của Phật Giáo Nguyên Thủy công nhận rằng tam thiên đại thiên thế giới đồng thời có các đức Phật khác tồn tại, nên chủ trương thuyết gọi là “nhất Phật nhất giới, đa Phật đa giới (一界一佛、多界多佛, một đức Phật một thế giới, nhiều đức Phật nhiều thế giới).” Hữu Bộ (s: Sarvāstivādin, 有部) thì chủ trương thuyết “đa giới nhất Phật (多界一佛, nhiều thế giới một đức Phật).” Chữ “giới (界)” ở đây nghĩa là tam thiên đại thiên thế giới. Ngoài ra, ba đời chư Phật tức chỉ cho ngàn vị Phật của Trang Nghiêm Kiếp (莊嚴劫) trong thời quá khứ, ngàn vị Phật của Hiền Kiếp (賢劫) trong thời hiện tại, và ngàn vị Phật của Tinh Tú Kiếp (星宿劫) trong thời tương lai; hợp lại thành ba ngàn vị Phật. Danh xưng của chư vị Phật này có trong Tam Kiếp Tam Thiên Phật Danh Kinh (三劫三千佛名經).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập