Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Chúng ta không có quyền tận hưởng hạnh phúc mà không tạo ra nó, cũng giống như không thể tiêu pha mà không làm ra tiền bạc. (We have no more right to consume happiness without producing it than to consume wealth without producing it. )George Bernard Shaw
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tam Thập Thiếp Sách Tử »»
(眞言法文策子三十帖): xem Tam Thập Thiếp Sách Tử (三十帖册子, Sanjūjōsakushi) bên dưới.
(眞然, Shinzen, 804/812?-898): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời Bình An, Tự Trưởng đời thứ 6 của Đông Tự (東寺, Tō-ji), húy là Chơn Nhiên (眞然), thường gọi là Trung Viện Tăng Chánh (中院僧正), Hậu Tăng Chánh (後僧正), xuất thân vùng Đa Độ (多度, Tado), Tán Kì (讚岐, Sanuki), họ Tá Bá (佐伯). Ban đầu ông theo hầu Không Hải (空海, Kūkai), rồi đến năm 831 thì thọ phép Quán Đảnh với Chơn Nhã (眞雅, Shinga), đến năm 834 thì được Không Hải phó chúc cho xây dựng già lâm ở Cao Dã Sơn. Năm 836, ông cùng với Chơn Tế (眞濟, Shinzei) có ý định sang nhà Đường cầu pháp, nhưng vì phong ba bão táp dữ dội nên sự việc bất thành, cuối cùng vào năm này ông đến trú tại Thái Long Tự (太龍寺) ở vùng A Ba (阿波, Awa) và soạn bản duyên khởi của chùa này. Năm 861, ông làm đơn xin mượn bộ Tam Thập Thiếp Sách Tử (三十帖册子) để xem. Vào năm 883 thì được cử làm Quyền Thiếu Tăng Đô. Đến năm sau, ông làm Tự Trưởng đời thứ 6 của Đông Tự, rồi đến năm 889, do vì ông mang bộ sách này về Cao Dã Sơn, nên từ đó tạo sự phân tranh với Đông Tự. Suốt trong 56 năm tận lực chỉnh bị cho Cao Dã Sơn, ông đã dưỡng thành một số đệ tử nổi danh như Thọ Trường (壽長), Vô Không (無空), Duy Thủ (惟首), Thánh Bảo (正寶), v.v. Trước tác của ông để lại có Vô Chướng Kim Cang Thứ Đệ (無障金剛次第) 1 quyển, Nhiếp Nhất Thiết Phật Đảnh Luân Vương Niệm Tụng Pháp (攝一切佛頂輪王念誦法) 1 quyển, Chơn Nhiên Tăng Chánh Ký (眞然僧正記) 1 quyển, Hoan Hỷ Thiên Cúng Pháp (歡喜天供法) 1 quyển, v.v.
(弘法大師請來法文册子三十帖): xem Tam Thập Thiếp Sách Tử (三十帖册子, Sanjūjōsakushi) bên dưới.
(觀賢, Kangen, 854-925): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào giữa thời Bình An, Tự Trưởng đời thứ 9 của Đông Tự, Tọa Chủ đời thứ 4 của Cao Dã Sơn, húy là Quán Hiền (觀賢), tên lúc nhỏ là A Cổ Ma Lữ (阿古麻呂); thường gọi là Bát Nhã Tự Tăng Chánh (般若寺僧正). Ông theo Thánh Bảo (聖寶) lên kinh đô, rồi năm 872 thì xuất gia thọ giới với Chơn Nhã (眞雅), đến năm 895 thì thọ phép Quán Đảnh với Thánh Bảo ở Đông Tự. Năm 900, ông làm chức Biệt Đương của Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji), rồi sáng lập ra Bát Nhã Tự (般若寺, Hannya-ji) ở vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro). Đến năm 909, ông làm Tự Trưởng của Đông Tự, rồi năm sau thì làm Quyền Thiếu Tăng Đô, năm 916 thì làm Quyền Đại Tăng Đô, năm 918 làm Kiểm Hiệu của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), năm 919 làm Tọa Chủ của Đề Hồ Tự (醍醐寺, Daigo-ji), và sau được bổ nhiệm làm Tọa Chủ của Cao Dã Sơn. Cũng vào năm 919, ông thâu hồi lại được bộ Tam Thập Thiếp Sách Tử (三十帖册子) của Không Hải và đem nạp vào Tàng Kinh Các của Đông Tự. Ông được xem như là vị Tổ đời thứ 12 của Chơn Ngôn Tông. Trước tác của ông để lại có rất nhiều như Đại Nhật Kinh Sớ Sao (大日經疏抄) 4 quyển, Tam Thập Thiếp Sách Tử Khám Văn (三十帖册子勘文), v.v.
(傳法會, Dempōe): pháp hội được thiết lập trên cơ sở yếu chỉ Tam Nghiệp Độ Nhân (三業度人) của Không Hải Đại Sư, với tư cách là chế độ làm cho hưng long giáo học, khiến cho chánh pháp tồn tại lâu dài trên thế gian. Có 3 Truyền Pháp Hội nổi tiếng trong Phật Giáo Nhật Bản. (1) Đông Tự Truyền Pháp Hội (東寺傳法會): trên cơ sở Không Hải Đại Sư lấy lý tưởng giáo dục, ban cho người dân bình thường cơ hội học tập bình đẳng, Tông Nghệ Chủng Trí Viện (綜藝種智院) được thiết lập vào năm 828 (niên hiệu Thiên Trường [天長] thứ 5). Vì gặp khó khăn về kinh tế, cơ sở này bị bán đi vào năm 845 (niên hiệu Thừa Hòa [承和] thứ 12), rồi mua lại khu vực sơn trang ở vùng Đơn Ba (丹波, Tamba) để làm chi phí cho Truyền Pháp Hội. Từ năm 847 trở đi, Đông Tự Truyền Pháp Hội được khởi đầu và mở ra hội diễn giảng các kinh sớ y cứ của Chơn Ngôn Tông vào mùa Xuân và Thu hằng năm. Thế nhưng sau đó, vào năm 1312 (niên hiệu Ứng Trường [應長] thứ 2), Hội này bị suy tàn; song nhờ sự khuyên nhủ của Ngã Bảo (我寶), Đạo Ngã (道我) lại phục hưng lần nữa. Hậu Vũ Đa Pháp Hoàng (後宇多法皇) cúng dường tiền phí tổn cho Hội để hồi hướng cầu nguyện cho lịch đại tiên đế quá cố. Năm sau, trong hội diễn giảng, chân dung của Hoằng Pháp Đại Sư do tự tay Pháp Hoàng vẽ được đưa vào Truyền Pháp Hội làm đề tài bàn luận xem thử có nên chọn làm tượng thờ chính hay không. Từ đó trở về sau, mỗi mùa có 30 ngày, Hội tiến hành đàm luận nghĩa học liên tục. (2) Cao Dã Sơn Truyền Pháp Hội (高野山傳法會): từ khi chế độ mỗi năm được phép xuất gia, được tiến hành trên Cao Dã Sơn (高野山, Kōyasan) vào năm 835 (niên hiệu Thừa Hòa thứ 2), bắt chước theo trường hợp ở Đông Tự (東寺, Tō-ji), Chơn Nhiên (眞然, Shinzen) cũng khai sáng ra Truyền Pháp Hội ở đây, vào mùa Xuân từ ngày mồng 1 đến 21 tháng 3, mùa Thu từ ngày mồng 5 đến 18 tháng 10 với tên gọi là Luyện Học Hội (練學會). Kể từ đó trở đi, trong vòng 60 năm, sau vụ việc của Tam Thập Thiếp Sách Tử (三十帖册子), Hội bị hoang phế, và trãi qua hơn 200 năm dài đăng đẳng, Giác Noan (覺鑁) mới phục hưng lại vào năm 1132 (niên hiệu Thiên Thừa [天承] nguyên niên). Thể theo hạnh nguyện của Điểu Vũ Pháp Hoàng (鳥羽法皇), lễ cúng dường lạc thành Đại Truyền Pháp Viện (大傳法院), Mật Nghiêm Viện (密嚴院) được tiến hành và Đại Hội Truyền Pháp bắt đầu hoạt động. Cứ mỗi mùa trong vòng 50 ngày, mùa Xuân là Tu Học Hội (修學會), mùa Thu là Luyện Hành Hội (錬行會), Hội tiến hành luận nghị về giáo nghĩa của tông phái. Về sau, do sự phân tranh xảy ra giữa hai phía Kim Cang Phong Tự (金剛峰寺, Kongōbō-ji) và Truyền Pháp Viện (傳法院, Dempō-in), hoạt động của tổ chức này bị ngưng trệ vào năm 1175 (niên hiệu An Nguyên [安元] nguyên niên). Khi ấy, Tây Hành (西行) kiến lập Liên Hoa Thừa Viện (蓮華乘院) để làm nơi luận đàm học nghĩa, rồi đến năm sau thì dời về vùng Tăng Thượng (增上), và tiến hành Đại Hội Truyền Pháp. Về sau, Hội vẫn tiếp tục hoạt động mạnh mẽ và trở thành cơ sở để làm cho giáo học tông pháp hưng thịnh. (3) Truyền Pháp Hội của Phái Tân Nghĩa (新義派): từ khi Lại Du (賴瑜) làm chức Học Đầu (學頭) của Đại Truyền Pháp Viện vào năm 1266 (niên hiệu Văn Vĩnh [文永] thứ 3), ông tiến hành Truyền Pháp Hội tại Trượng Lục Đường (丈六堂) trên Cao Dã Sơn; nhưng sau vì nảy sinh cuộc cạnh tranh giữa các tự viện trên núi, Hội phải dời về Căn Lai Sơn (根來山) vào năm1288 (niên hiệu Chánh Ứng [正應] nguyên niên) và mỗi năm đều tu học nghiêm túc. Sau vụ binh lửa xảy ra trong khoảng thời gian niên hiệu Thiên Chánh (天正), Trí Sơn (智山) và Phong Sơn (豐山) phân chia làm hai; tại Phong Sơn thì lập Hội ở Trường Cốc Tự (長谷寺), tại Trí Sơn có Hội ở Trí Tích Viện (智積院). (4) Ngoài ra, tại Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji) ở vùng Ngự Thất (御室) cũng có Truyền Pháp Hội, nhưng sử liệu về Hội này rất hiếm hoi.
(無空, Mukū, ?-918): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào giữa thời Bình An, Tọa Chủ đời thứ 2 của Cao Dã Sơn, húy là Vô Không (無空). Ban đầu ông theo học Mật Giáo với Chơn Nhiên (眞然), rồi sau đó trở thành Tọa Chủ của Cao Dã Sơn. Vào năm 900, nhân khi Vũ Đa Pháp Hoàng (宇多法皇) đi tham bái các chùa, ông làm tiền đạo dẫn đường cho Pháp Hoàng. Năm 912, Quán Hiền (觀賢) ở Đông Tự yêu cầu ông trả lại bộ Tam Thập Thiếp Sách Tử (三十帖册子) của Không Hải, nhưng ông từ chối; đến năm 916, ông lấy bộ sách này cùng với chúng đệ tử đến Vi Đề Tự (圍堤寺) ở vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro), rồi sau đó chuyển sang Liên Đài Tự (蓮台寺) ở Y Hạ (伊賀, Iga) và qua đời tại đó.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập