Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tam Không »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tam Không








KẾT QUẢ TRA TỪ


Tam Không :

(三空): Ba Không. Các nhà Duy Thức nương vào 3 tánh Biến (遍), Y (依), Viên (圓) để lập ra nghĩa của Ba Không; tức là (1) Vô Tánh Không (無性空), còn gọi là Vô Thể Không (無體空), nghĩa là Tánh Biến Kế Sở Chấp (遍計所執性) trước khi vọng tình tuy là có nhưng thể tánh của nó thật sự là không. (2) Dị Tánh Không (異性空), nghĩa là thể tướng của Tánh Y Tha Khởi (依他起性) khác hẳn với Biến Kế Sở Chấp, tuy chẳng phải là không có, nhưng cũng như sở chấp vào vọng tình mà chẳng phải có. (3) Tự Tánh Không (自性空), có nghĩa Tánh Viên Thành Thật (圓成實性) là tự tánh của các pháp, thể hiện rõ hai tánh không của người và pháp. Trong Hiển Dương Thánh Giáo Luận (顯揚聖敎論) quyển 15 có nêu ra Ba Không khác là Vô Thể Không (無體空), Viễn Ly Không (遠離空) và Trừ Di Không (除遺空). Hơn nữa, tùy theo sở chấp mà Không được chia thành 3 loại khác là: (1) Ngã Không (我空), còn gọi là Nhân Không (人空); vì cho rằng pháp Ngũ Uẩn (s: pañca-skandha, p: pañca-khandha, 五蘊, Năm Uẩn) độc lập, chủ tể, nên sinh ra có ngã chấp, nhưng nếu biết rõ Năm Uẩn Sắc (s, p: rūpa, 色), Thọ (s, p: vedanā, 受), Tưởng (s: sañjā, p: saññā, 想), Hành (s: saṁkhāra, p: saṅkhāra, 行) và Thức (s: vijñāna, p: viññāṇa, 識) vốn không có tự tánh, do nhân duyên mà sanh, thì chẳng hiện hữu ngã thể; đó được gọi là Ngã Không. (2) Pháp Không (法空), nghĩa là đối với pháp Năm Uẩn cho là thật có, gọi là chấp vào pháp; nếu nhận thức rõ pháp Năm Uẩn ấy như huyễn hóa, từ duyên mà sanh khởi, vốn chẳng có tự tánh; đó được gọi là Pháp Không. (3) Câu Không (倶空), tức hai chấp trước về ngã và pháp đều đoạn tận, ngay cả pháp chấp vào Không cũng không có thực thể, như vậy mới khế hợp với chân tâm bản tánh. Bên cạnh đó, Tam Không còn chỉ cho Tam Giải Thoát (三解脫, Ba Pháp Giải Thoát) là Không (空), Vô Tướng (無相) và Vô Nguyện (無願); vì 3 pháp này đều làm sáng tỏ đạo lý Không, nên được gọi là Tam Không. Hay khi bố thí, nên quán 3 pháp người thọ nhận, người bố thí và vật bố thí đều là Không. Trong Duy Ma Kinh Lược Sớ Thùy Dụ Ký (維摩經略疏垂裕記, Taishō Vol. 38, No. 1779) quyển 2 có khẳng định rằng: “Tam Không giả, tức Không, Vô Tướng, Vô Nguyện (三空者、卽空、無相、無願, Ba Không là Không, Vô Tướng và Vô Nguyện).” Hay trong Kim Cang Tam Muội Kinh Luận (金剛三昧經論, Taishō Vol. 34, No. 1730) quyển Thượng có câu: “Phù nhất tâm chi nguyên ly hữu vô nhi độc tịnh, Tam Không chi hải dung chơn tục nhi trạm nhiên (夫一心之源離有無而獨淨、三空之海融眞俗而湛然, phàm nguồn nhất tâm lìa xa có không mà thanh tịnh, biển Ba Không dung nhiếp cả chơn tục mà sáng suốt).” Tác phẩm Long Hưng Biên Niên Thông Luận (隆興編年通論, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 75, No. 1512) quyển 29, phần Thái Bình Hưng Quốc Tam Niên (太平興國三年, năm thứ 3 [978] niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc) có đoạn: “Hữu Tây Vức Pháp Sư Thiên Tức Tai đẳng, thường trì Tứ Nhẫn, tảo ngộ Tam Không, phiên bối diệp chi chơn thuyên, tục nhân thiên chi thánh giáo (有西域法師天息災等、常持四忍、早悟三空、翻貝葉之眞詮、續人天之聖敎, có Pháp Sư Thiên Tức Tai người Tây Vức, v.v., thường hành trì Bốn Nhẫn, sớm giác ngộ Ba Không, phiên dịch kinh điển chân lý, kế tục Trời người Thánh giáo).”


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...