Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tâm Hải »»
(阿彌陀三十七號, Amidasanjūnanagō): 37 đức hiệu của đức Phật A Di Đà, do Thân Loan (親鸞, Shinran, 1173-1262), tổ khai sáng Tịnh Độ Chơn Tông (淨土眞宗, Jōdōshin-shū) của Nhật Bản lấy từ bài Kệ Tán A Di Đà của Đàm Loan (曇鸞, 476-?) cho vào trong bản Tịnh Độ Hòa Tán (淨土和讚, Jōdōwasan) của ông. Đó là:
(1) Vô Lượng Quang, - (2) Chân Thật Minh,
(3) Vô Biên Quang, - (4) Bình Đẳng Giác,
(5) Vô Ngại Quang - (6) Nan Tư Nghì,
(7) Vô Đối Quang, - (8) Tất Cánh Y,
(9) Quang Viêm Vương, - (10) Đại Ứng Cúng,
(11) Thanh Tịnh Quang, - (12) Hoan Hỷ Quang,
(13) Đại An Úy, - (14) Trí Huệ Quang,
(15) Bất Đoạn Quang, - (16) Nan Tư Quang
(17) Vô Xưng Quang, - (18) Siêu Nhật Nguyệt Quang,
(19) Vô Đẳng Đẳng, - (20) Quảng Đại Hội,
(21) Đại Tâm Hải, - (22) Vô Thượng Tôn,
(23) Bình Đẳng Lực, - (24) Đại Tâm Lực,
(25) Vô Xưng Phật, - (26) Bà Già Bà,
(27) Giảng Đường, - (28) Thanh Tịnh Đại Nhiếp Thọ,
(29) Bất Khả Tư Nghì Tôn, - (30) Đạo Tràng Thọ,
(31) Chơn Vô Lượng, - (32) Thanh Tịnh Lạc,
(33) Bản Nguyện Công Đức Tụ, - (34) Thanh Tịnh Huân,
(35) Công Đức Tạng, - (36) Vô Cực Tôn, và
(37) Nam Mô Bất Khả Tư Nghì Quang.
(日出, Nisshutsu, 1381-1459): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng thời đại Thất Đinh, húy là Chánh Tín (正信), Nhật Xuất (日出); tự là Thị Sanh (是生), hiệu Nhất Thừa Phòng (一乘房); xuất thân vùng Võ Tàng (武藏, Musashi). Trước kia ông vốn là tăng sĩ của Thiên Thai Tông, nhưng sau khi được anh ông là Nhật Học (日學) ở Cửu Viễn Tự (久遠寺, Kuon-ji) giáo hóa, ông chuyển sang Nhật Liên Tông. Ông sáng lập ra Bổn Giác Tự (本覺寺) ở vùng Tam Đảo (三島, Mishima), Y Đậu (伊豆, Izu). Về sau, ông luận tranh về Tông nghĩa với Tâm Hải (心海) ở Bảo Giới Tự (寶戒寺) thuộc Thiên Thai Tông và thắng thế; rồi được vị quản lãnh vùng Quan Đông (關東, Kantō) là Túc Lợi Trì Thị (足利持氏, Ashikaga Mochiuji) cúng dường đất đai để kiến lập nên một ngôi Bổn Giác Tự khác, và mở rộng phạm vi giáo hóa của ông đến các địa phương như Giáp Phỉ (甲斐, Kai), Y Đậu (伊豆, Izu) và Liêm Thương (鎌倉, Kamakura). Trước tác của ông có Vĩnh Hưởng Vấn Đáp Ký (永享問答記) 1 quyển.
(俊芿, Shunjō, 1166-1227): học Tăng phục hưng Giới Luật, sống vào đầu thời Liêm Thương, vị Tổ khai sơn Tuyền Dũng Tự (泉涌寺, Sennyū-ji), húy là Tuấn Nhưng (俊芿), tự Bất Khả Khí (不可棄), hiệu là Ngã Thiền Phòng (我禪房), thụy hiệu Đại Hưng Chánh Pháp Quốc Sư (大興正法國師), Đại Viên Giác Tâm Chiếu Quốc Sư (大圓覺心照國師), Nguyệt Luân Đại Sư (月輪大師); xuất thân vùng Vị Mộc (味木, Miki), Phì Hậu (肥後, Higo, thuộc Kumamoto-ken [熊本懸]). Sau khi thọ giới ở Quan Thế Âm Tự (觀世音寺) của Thái Tể Phủ (太宰府), ông tu học giới luật ở Kinh Đô, Nam Đô; rồi kiến lập ở Đổng Nhạc (筒岳), Phì Hậu ngôi Chánh Pháp Tự (正法寺) và tận lực lưu bố pháp môn của ông. Đến năm 1199, ông sang nhà Tống, học về Thiên Thai, Thiền cũng như Mật Giáo; đặc biệt ông có học về giới luật với Như Am Liễu Hoằng (如庵了宏) ở Cảnh Phước Tự (景福寺) thuộc Tứ Minh Sơn (四明山). Vào năm 1211, ông trở về nước, đem theo rất nhiều điển tịch, Xá Lợi Phật, được Minh Am Vinh Tây (明菴榮西) nghênh đón vào Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji). Năm 1218, Trung Nguyên Tín Phòng (中原信房) dâng cúng cho ông ngôi Tiên Du Tự (仙遊寺) ở vùng Đông Sơn (東山, Higashiyama). Ông đổi tên chùa thành Tuyền Dũng Tự, chỉnh trang cảnh quan chùa và trở thành đạo tràng phát triển giới luật, kiêm tu cả Thiên Thai, Mật Giáo, Thiền và Tịnh Độ. Từ tầng lớp quyền môn như Hậu Điểu Vũ Thượng Hoàng (後鳥羽上皇), Bắc Điều Thái Thời (北條泰時), v.v., cho đến hàng thứ dân, đều tập trung quy y về chùa. Phong trào vận dộng phục hưng giới luật của ông đã tạo ảnh hưởng rất lớn đối với giới Phật Giáo đương thời. Hậu thế gọi giới luật của ông là Bắc Kinh Luật (北京律). Đệ tử của ông có Định Thuấn (定舜), Trạm Hải (湛海), Tâm Hải (心海), Liễu Chơn (了眞), v.v. Trước tác của ông để lại có Tam Thiên Nghĩa Bị Kiểm (三千義僃檢) 2 quyển, Phật Pháp Tông Chỉ Luận (佛法宗旨論) 1 quyển, Niệm Phật Tam Muội Phương Pháp (念佛三昧方法) 1 quyển, Tọa Thiền Sự Nghi (坐禪事儀) 1 quyển.
(永享の法難, Eikyō-no-hōnan): vụ đàn áp môn đồ Nhật Liên Tông ở vùng Liêm Thương vào năm 1436. Trước khi xảy ra vụ này, Nhật Xuất (日出) mở rộng phạm vi giáo hóa của ông rất mạnh ở Liêm Thương và hàng phục được các tông phái khác. Nhân đó, Tâm Hải (心海), vị Tăng ở Kim Cang Bảo Giới Tự (金剛寶戒寺) thuộc Thiên Thai Tông, mới nổi giận và khiêu khích luận tranh về giáo lý với Nhật Xuất. Cuộc luận tranh được tổ chức vào ngày 13 tháng 5 năm 1436, và được gọi là Cuộc Vấn Đáp Vĩnh Hưởng. Lúc ấy, đệ tử của Nhật Thân (日親) là Nhật Xuất cũng tham gia vào cuộc luận tranh này. Kết quả thì Tâm Hải bị bại trận. Nhật Xuất ghi lại tất cả sự việc này rồi đem trình lên cho người quản lãnh Liêm Thương lúc bấy giờ là Túc Lợi Trì Thị (足利持氏, Ashikaga Mochiuji), để tuyên xướng về Tông nghĩa của mình và can gián đừng gây tổn hại cho Tông môn ông nữa. Đương thời, chính Trì Thị cũng hay có sự bất hòa với Thượng Sam Hiến Thật (上杉憲實), người quản lãnh vùng Quan Đông (關東, Kantō) và rất được chính quyền Mạc Phủ tín nhiệm, đến nỗi Hiến Thật phải cử binh đánh Trì Thị. Phần Tâm Hải thì sau khi bị bại về tay Nhật Xuất, ông đã gởi thư kháng tố lên Trì Thị. Theo Truyền Đăng Sao (傳燈抄) của Nhật Thân, Trì Thị đã tịch thâu khoảng 16 ngôi chùa của Nhật Liên Tông ở vùng Liêm Thương; tu sĩ thì bị đày đi xứ xa, còn tín đồ thì bị chém đầu. Chủ yếu ông dùng thủ đoạn này để làm cho tín đồ sợ hãi, không còn chí hướng hành đạo nữa. Nhưng ngược lại khi nghe như vậy, khoảng 10 người đại diện cho tín đồ đã tập trung đứng dậy đấu tranh. Khi nghe vậy, Trì Thị mới hạ lệnh tha tội cho những người bị bắt.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập