Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tam Hà »»
(阿彌陀三十七號, Amidasanjūnanagō): 37 đức hiệu của đức Phật A Di Đà, do Thân Loan (親鸞, Shinran, 1173-1262), tổ khai sáng Tịnh Độ Chơn Tông (淨土眞宗, Jōdōshin-shū) của Nhật Bản lấy từ bài Kệ Tán A Di Đà của Đàm Loan (曇鸞, 476-?) cho vào trong bản Tịnh Độ Hòa Tán (淨土和讚, Jōdōwasan) của ông. Đó là:
(1) Vô Lượng Quang, - (2) Chân Thật Minh,
(3) Vô Biên Quang, - (4) Bình Đẳng Giác,
(5) Vô Ngại Quang - (6) Nan Tư Nghì,
(7) Vô Đối Quang, - (8) Tất Cánh Y,
(9) Quang Viêm Vương, - (10) Đại Ứng Cúng,
(11) Thanh Tịnh Quang, - (12) Hoan Hỷ Quang,
(13) Đại An Úy, - (14) Trí Huệ Quang,
(15) Bất Đoạn Quang, - (16) Nan Tư Quang
(17) Vô Xưng Quang, - (18) Siêu Nhật Nguyệt Quang,
(19) Vô Đẳng Đẳng, - (20) Quảng Đại Hội,
(21) Đại Tâm Hải, - (22) Vô Thượng Tôn,
(23) Bình Đẳng Lực, - (24) Đại Tâm Lực,
(25) Vô Xưng Phật, - (26) Bà Già Bà,
(27) Giảng Đường, - (28) Thanh Tịnh Đại Nhiếp Thọ,
(29) Bất Khả Tư Nghì Tôn, - (30) Đạo Tràng Thọ,
(31) Chơn Vô Lượng, - (32) Thanh Tịnh Lạc,
(33) Bản Nguyện Công Đức Tụ, - (34) Thanh Tịnh Huân,
(35) Công Đức Tạng, - (36) Vô Cực Tôn, và
(37) Nam Mô Bất Khả Tư Nghì Quang.
(諸岳奕堂, Morotake Ekidō, 1805-1879): vị tăng của Tào Động Tông Nhật Bản, sống vào khoảng giữa hai thời đại Giang Hộ và Minh Trị, húy là Dịch Đường (奕堂), đạo hiệu Toàn Nhai (旋崖), hiệu là Vô Tợ Tử (無似子), Tam Giới Vô Lại (三界無頼), thụy hiệu Hoằng Tế Từ Đức Thiền Sư (弘濟慈德禪師), xuất thân vùng Danh Cổ Ốc (名古屋, Nagoya), Vĩ Trương (尾張, Owari). Năm 1813, ông theo xuất gia với Tuyết Đường Hiểu Lâm (雪堂曉林) ở Thánh Ứng Tự (聖應寺) vùng Vĩ Trương, sau đó kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau ông có theo hầu Đạo Khế Chứng Ứng (道契証應) ở Đổng Long Tự (董龍寺), Lai Ứng (來應) ở Chánh Võ Tự (正武寺) vùng Mỹ Nùng (美濃, Mino), Động Môn (洞門) ở Toàn Cửu Viện (全久院) vùng Tín Nùng (信濃, Shinano), và được ấn khả của Bổn Cao (本高) ở Hương Tích Tự (香積寺) vùng Tam Hà (三河, Mikawa). Về sau, ông đã từng sống qua vài nơi như Long Hải Viện (龍海院), Thiên Đức Viện (天德院) ở Gia Hạ (加賀, Kaga), và nỗ lực điều đình hòa hoãn cuộc kháng tranh giữa hai chùa Vĩnh Bình Tự (永平寺, Eihei-ji) và Tổng Trì Tự (總持寺, Sōji-ji). Trước tác của ông có Huyền Lâu Thiền Sư Lược Truyện (玄樓禪師略傳), Tổng Trì Dịch Đường Thiền Sư Di Cảo (總持奕堂禪 師遺稿), Toàn Nhai Dịch Đường Thiền Sư Ngữ Lục (旋崖奕堂禪師語錄).
(妙國寺, Myōkoku-ji): ngôi chùa của Nhật Liên Tông, hiện tọa lạc tại số 1-4 Zaimokuchōhigashi (材木町東), Sakai-ku (堺區), Sakai-shi (堺市), Ōsaka-fu (大阪府); hiệu là Quảng Phổ Sơn (廣普山), người đời thường gọi là Tô Thiết Tự (蘇鐵寺). Phát xuất từ việc Trưởng Quan Kami của vùng Tam Quốc (三國, Mikuni), Nhiếp Hà Tuyền (攝河泉) là Tam Hảo Chi Khang (三好之康, tức Tam Hảo Nghĩa Hiền [三好義賢, Miyoshi Yoshikata]) bị chiến tử vào năm 1562 (Vĩnh Lộc [永祿] 5), em ông là Nghĩa Trường (義長) bèn phát tâm cúng dường toàn bộ biệt trang của Chi Khang để xây chùa với mục đích hồi hướng công đức cầu nguyện cho anh ông được siêu độ. Nhân đó, một thương gia giàu có trong vùng là Du Ốc Thường Ngôn (油屋常言) cúng dường xây dựng các ngôi đường xá; và Phật Tâm Viện Nhật Quang (佛心院日珖), con trai của Thường Ngôn, trở thành Tổ khai sơn của chùa này. Đến năm 1594 (Văn Lộc [文祿] 3), nhân khi Nhật Quang kế thừa ngôi vị trú trì của Pháp Hoa Kinh Tự (法華經寺) thuộc vùng Trung Sơn (中山, Nakayama), Hạ Tổng (下總, Shimōsa, thuộc Chiba-ken [千葉縣]), ngôi chùa này được liệt ngang hàng với Đảnh Diệu Tự (頂妙寺) và Bổn Pháp Tự (本法寺) ở kinh đô Kyoto. Vâng mệnh của Tướng Quân Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu), vị trú trì đời thứ 2 của chùa là Nhật Thống (日統) cùng với Nhật Thiệu (日紹) đã luận tranh Tông nghĩa với Nhật Áo (日奥) ở Thành Đại Phản (大阪城), và luận thắng chủ trương Không Nhận Không Cho của Nhật Áo. Chùa hiện còn một số kiến trúc chính như Chánh Điện, Tháp Ba Tầng, Phương Trượng, Khách Điện, Nhà Kho, v.v. Trong khuôn viên chùa còn có cây Tô Thiết (蘇鐵) rất lớn, tương truyền được đem từ vương quốc Cao Lệ (Triều Tiên) sang trồng. Người ta bảo rằng Tướng Quân Chức Điền Tín Trưởng (織田信長, Oda Nobunaga) có lần đã đem cây này trồng trong Thành An Thổ (安土城, Azuchi-jō), nhưng đêm về lại nghe tiếng yêu quái vang rền, nên ông đem trả cây lại cho chùa.
(德川, Tokugawa): tên gọi của một dòng họ, là dòng họ Tướng Quân của chính quyền Mạc Phủ Giang Hộ. Nguyên lai của dòng họ này phát xuất từ họ Tùng Bình (松平, Matsudaira) ở Thôn Tùng Bình (松平村), Quận Gia Mậu (加茂郡), tiểu quốc Tam Hà (三河, Mikawa). Có thuyết cho rằng để làm Tướng Quân, Gia Khang (家康, Ieyasu) đã cho Phạm Thuấn (梵舜) ngụy tạo gia hệ của mình mà đổi thành Đức Xuyên.
(藥石, yakuseki): nghĩa là thuốc chữa bệnh và cây kim bằng đá, tức y dược và đồ dùng trị bệnh. Trong La Hán Dược Thực Điều (羅漢藥食條) của Tổ Đình Sự Uyển (祖庭事苑) có đoạn rằng: “Thực đương tác thạch, thủ liệu bệnh nghĩa, cố viết dược thạch (食當作石、取療病義、故曰藥石, thức ăn nên xem như đá, với nghĩa để trị bệnh, cho nên gọi là viên đá thuốc)”. Từ này còn gọi là dược thực (藥食, thức ăn thuốc), tức bữa ăn chiều trong Thiền môn. Đức Phật quy định rằng các Tỳ Kheo không được ăn quá ngọ, cho nên các tự viện Thiền Tông gọi bữa ăn chiều là dược thạch (藥石, viên đá thuốc) và đó cũng là ẩn ngữ của buổi ăn tối. Hơn nữa, căn cứ vào tích xưa có vị tăng mỗi ngày chỉ ăn 2 bữa mà thôi, nhưng đến mùa đông lạnh giá, đến buổi chiều tối vị này thường lấy khối đá hâm nóng bỏ trên bụng mình để chống lạnh và trị cơn đói, như là linh đơn có thể trị các bệnh về đường ruột, cho nên đời sau người ta thường gọi bữa ăn thứ 3 trong 1 ngày là dược thạch. Trong phần Đạt Ma Kỵ (達摩忌) của Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (勅修百丈清規) 2 có đoạn rằng: “Tất minh Tăng Đường chung tam hạ, chúng tán hoặc thỉnh tựu tọa dược thạch (畢鳴僧堂鐘三下、眾散或請就坐藥石, sau khi đánh ba tiếng chuông ở Tăng Đường xong, đại chúng phân tán hay mời ngồi dùng cơm chiều).”
(皇圓, Kōen, ?-1169): vị học Tăng của Thiên Thai Tông, húy là Hoàng Viên (皇圓), thông xưng là Phì Hậu A Xà Lê (肥後阿闍梨), Công Đức Viện A Xà Lê (功德院阿闍梨); con trai đầu của vị Trưởng Quan Kami vùng Tam Hà (三河, Mikawa) là Đằng Nguyên Trùng Kiêm (藤原重兼). Sau đó ông xuất gia, ông lên Tỷ Duệ Sơn, theo hầu hạ Hoàng Giác (皇覺) thuộc Dòng Thương Sanh (椙生流) và tu học cả Hiển lẫn Mật Giáo. Sau đó, ông đến trú tại Công Đức Viện ở phía Đông Tháp, chuyên tâm giáo dưỡng học đồ, mà trong đó có Nguyên Không (源空), tức Pháp Nhiên (法然, Hōnen), sau này trở thành vị Tổ khai sáng nên một Tông phái riêng. Ông rất tường tận về lịch sử, và là tác giả của bộ sử thư nổi tiếng Phù Tang Lược Ký (扶桑略記), 30 quyển. Tương truyền rằng vào năm 1169, ông thác hóa thành con rắn lớn để chờ đến khi Đức Phật Di Lặc ra đời.
(s: padma, kōren, 紅蓮): hoa sen hồng, âm dịch là Bát Đầu Ma (鉢頭摩), nguyên sản ở vùng Đông Ấn Độ, Ba Tư (波斯). Trong 40 tay của Thiên Thủ Quan Âm (千手觀音, Quan Âm Ngày Tay), có 1 tay bên phải cầm hoa này, gọi là Hồng Liên Hoa Thủ (紅蓮華手, tay hoa sen hồng). Trong Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni (千手千眼觀世音菩薩大悲心陀羅尼, Taishō 20, 118) có đoạn rằng: “Nhược vi cầu sanh chư Thiên cung giả, đương ư Hồng Liên Hoa Thủ; chơn ngôn: 'án thương yết lệ tát phạ hạ' (若爲求生諸天宮者、當於紅蓮華手、眞言:唵商掲隷薩嚩賀, nếu có người vì cầu sanh lên cung điện của chư Thiên thì nên ở nơi cánh tay cầm hoa sen hồng; chơn ngôn là 'án thương yết lệ tát phạ hạ').” Trong bài kệ xưng tán Kinh Pháp Hoa có câu: “Lục vạn dư ngôn thất trục trang, vô biên diệu nghĩa quảng hàm tàng, Bạch Ngọc xỉ biên lưu Xá Lợi, Hồng Liên thiệt thượng phóng hào quang, hầu trung Cam Lồ quyên quyên nhuận, khẩu nội Đề Hồ trích trích lương, giả nhiêu tạo tội quá sơn nhạc, bất tu diệu pháp lưỡng Tam Hàng (六萬餘言七軸裝、無邊妙義廣含藏、白玉齒邊流舍利、紅蓮舌上放毫光、喉中甘露涓涓潤、口內醍醐滴滴涼、假饒造罪過山嶽、不須妙法兩三行, hơn sáu vạn lời bảy cuốn thành, vô biên nghĩa mầu rộng ẩn tàng, bên răng Ngọc Trắng tuôn Xá Lợi, trên lưỡi sen hồng phóng hào quang, trong cổ Cam Lồ rả rích nhỏ, trên miệng Đề Hồ giọt giọt tan, giả như tạo tội hơn núi cả, chẳng bằng diệu pháp vài ba hàng).”
(今川, Imagawa): tên gọi của một dòng họ, chi tộc của họ Túc Lợi (足利), Thủ Hộ Đại Danh của vùng đất Tuấn Hà (駿河, Suruga), sau đó làm Đại Danh Chiến Quốc cả vùng Đông Hải. Quê hương gốc của dòng họ này là vùng Kim Xuyên (今川), Quận Phan Đậu (幡豆郡), tiểu quốc Tam Hà (三河, Mikawa).
(禮光, Raikō, ?-?): vị tăng của của Tam Luận Tông Nhật Bản, sống dười thời đại Nại Lương, húy là Lễ Quang (禮光) hay Lại Quang (賴光, Raikō). Ông theo hầu Trí Tạng (智藏, Chizō) ở Nguyên Hưng Tự (元興寺, Gankō-ji), cùng với Trí Quang (智光, Chikō) học về Tam Luận. Ông trú tại chùa này và xiển dương giáo học Tam Luận; đến cuối đời thì quay về với Tịnh Độ Giáo, chuyên tâm hành trì pháp môn Quán Tướng Niệm Phật và mấy năm sau thì viên tịch. Trí Quang mộng thấy Lễ Quang được vãng sanh về thế giới Cực Lạc, bèn cho vẽ đồ hình A Di Đà Tịnh Độ; đó chính là bức Trí Quang Mạn Trà La (智光曼茶羅).
(了源, Ryōgen, 1295-1336): vị Tăng của Chơn Tông Nhật Bản, sống vào khoảng cuối thời Liêm Thương, vị Tổ đời thứ 7 của Phật Quang Tự (佛光寺, Bukkō-ji), thuộc Phái Phật Quang Tự (佛光寺派), vị tổ đời thứ 7 của Hưng Chánh Tự (興正寺, Kōshō-ji) thuộc Phái Hưng Chánh (興正派), húy là Liễu Nguyên (了源), tục danh là Di Tam Lang (彌三郎), hiệu là Không Tánh (空性), húy là Quang Sơn Viện (光山院); con của Liễu Hải (了海), vị Tổ đời thứ 4 của Phật Quang Tự. Năm 1320, ông lên kinh đô, làm môn đệ của Giác Như (覺如, Kakunyo) ở Bổn Nguyên Tự (本願寺, Hongan-ji), nhưng lại trực tiếp theo hầu hạ Tồn Giác (存覺, Zonkaku). Vào năm 1324, ông kiến lập nên Hưng Chánh Tự (興正寺, ) ở vùng Sơn Khoa (山科, Yamashina) thuộc Sơn Thành (山城, Yamashiro), rồi sau đó chuyển ngôi chùa này đến vùng Sáp Cốc (澀谷, Shibuya) thuộc Đông Sơn, và đổi tên thành Phật Quang Tự (佛光寺, Bukkō-ji). Ông đã nỗ lực giáo hóa khắp các địa phương như Cận Kỳ (近畿, Kinki), Tam Hà (三河, Mikawa), Vĩ Trương (尾張, Owari), v.v., và trở thành vị tổ thời Trung Hưng của Phái Phật Quang Tự. Tác phẩm của ông để lại có Nhất Lưu Tương Truyền Đồ (一流相傳圖) 1 bức, Sơn Khoa Sáng Tự Mộ Duyên Sớ (山科創寺募緣疏) 1 quyển, Toán Đầu Lục (算頭錄).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập