Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tam Giáo Chỉ Quy »»
(空海, Kūkai, 774-835): vị tổ sư khai sáng ra Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, xuất thân vùng Tán Kì (讚岐, Sanuki) thuộc Tứ Quốc (四國, Shikoku), cha là Tá Bá Trực Điền (佐伯直田), mẹ là A Đao (阿刀). Lúc lên 15 tuổi, ông theo người bác là A Đao Đại Túc (阿刀大足) lên kinh đô, năm 18 tuổi thì học hết các học vấn của Trung Quốc, nhưng vì ông có chí xuất gia nên cuối cùng bỏ học. Ông theo Đại Long Ngạc (大龍嶽) ở vùng A Ba (阿波, Awa, thuộc Tokushima-ken [德島縣]) và Thất Hộ Khi (室戸崎) ở vùng Thổ Tá (土佐, Tosa, thuộc Kōchi-ken [高知縣]) tu hành rất nghiêm mật. Ngoài ra, ông còn theo học các giáo học ở các chùa lớn đương thời vùng Nại Lương. Đến năm 24 tuổi, ông viết nên cuốnTam Giáo Chỉ Quy (三敎指歸), nhằm luận về những điểm hay dở của Nho Giáo, Đạo Giáo và Phật Giáo. Đó cũng chính là bức thư tuyên ngôn xuất gia của Không Hải. Với lòng quan tâm rất lớn đối với Mật Giáo, vào năm 804, lúc 34 tuổi, ông được cho đi theo cùng với Đằng Nguyên Cát Dã Ma Lữ (藤原吉野麻呂) sang nhà Đường. Giữa đường cả hai người gặp nhiều trắc trở trên biển cả, nhưng cuối cùng cũng đến được kinh đô Trường An.Năm sau từ tháng 5 đến tháng 12, ông theo hầu hạ Huệ Quả (惠果) ở Thanh Long Tự (青龍寺), và được thọ nhận lễ Quán Đảnh và kế thừa bí pháp từ vị này. Bên cạnh đó ông còn theo học pháp với Bát Nhã Tam Tạng (般若三藏), nhưng vì vào tháng 12 Huệ Quả viên tịch, nên tháng 10 năm sau (806), ông phải trở về nước, mang theo nhiều kinh luận và pháp cụ Mạn Trà La. Đến năm 36 tuổi, ông đến trú tại Cao Hùng Sơn Tự (高雄山寺) vùng Kyoto và bắt đầu thắp sáng ngọn đèn Chơn Ngôn Mật Giáo tại đây. Từ đó, ông được Tha Nga Thiên Hoàng (嵯峨天皇, Saga Tennō) ủng hộ và chấp nhận cho phát triển Chơn Ngôn Tông. Thêm vào đó, ông còn giao tế với Tối Trừng (最澄, Saichō) của Thiên Thai Tông và đã từng truyền thọ pháp Quán Đảnh cho vị này cùng với đệ tử của ông. Đến năm 816, lúc 43 tuổi, ông đến khai sáng vùng Cao Dã Sơn (高野山, Kōyasan) và trãi qua quãng đời cuối cùng của ông tại nơi đây. Đến năm 823, lúc 50 tuổi, nơi đây đã trở thành đạo tràngcăn bản cho Chơn Ngôn Tông, và quần thể tháp đường cũng được kiến lập nên. Chính trong khoảng thời gian này, Không Hải đã bố giáo cho rất nhiều đệ tử, thuyết giáo cho rất nhiều người và xây dựng nên giáo đoàn của Chơn Ngôn Tông. Ông đã viết khá nhiều tác phẩm như Biện Hiển Mật Nhị Giáo Luận (辨顯密二敎論), Tức Thân Thành Phật Nghĩa (卽身成佛義), Thanh Tự Thật Tướng Nghĩa (聲字實相儀), Hồng Tự Nghĩa (吽字義), Bí Tạng Bảo Thược (秘藏寳鑰), Bát Nhã Tâm Kinh Bí Kiền (般若心經秘鍵), v.v., và hình thành nên giáo học của Chơn Ngôn Tông. Vào năm 936 (năm thứ 2 niên hiệu Thừa Hòa [承和]), ông thị tịch ở Cao Dã Sơn. Đến năm 921 (năm thứ 21 niên hiệu Diên Hỷ [妙喜]), ông được ban cho thụy hiệu là Hoằng Pháp Đại Sư (弘法大師, Kōbō Daishi).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập