Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Phật Tổ Lịch Đại Thông Tải »»
(梅屋念常, Baioku Nenjō, 1282-?): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, xuất thân Hoa Đình (華亭, Tỉnh Giang Tô), họ Hoàng (黃), hiệu là Mai Ốc (梅屋). Năm 12 tuổi, ông xuống tóc xuất gia ở Viên Minh Viện (圓明院) vùng Bình Giang (平江, Tỉnh Giang Tô) và đến năm đầu niên hiệu Chí Đại (至大), ông theo tham học và đắc pháp với Hối Cơ Nguyên Hy (晦機元熙) ở Tịnh Từ Tự (淨慈寺). Vào năm thứ 3 (1316) niên hiệu Diên Hựu (延祐), ông đến trú trì Đại Trung Tường Phù Tự (大中祥符寺) ở Phủ Gia Hưng (嘉興府, Tỉnh Triết Giang). Ông là tác giả bộ Phật Tổ Lịch Đại Thông Tải (佛祖歷代通載) 3 quyển.
(美化): làm đẹp, làm cho đẹp bằng cách trang sức, điểm xuyết để tăng thêm vẻ mỹ quan. Như trong Phật Tổ Lịch Đại Thông Tải (佛祖歷代通載, Taishō Vol. 49, No. 2036) quyển 22 có câu: “Văn Vương tự Công Lưu dĩ lai, thế tích nhân hiếu, mỹ hóa hành hồ giang hán, nhân từ cập ư hành vi, hà đãi Xích Tinh chi giáo tai (文王自公劉以來、世積仁孝、美化行乎江漢、仁慈及於行葦、何待赤精之敎哉, vua Văn Vương [1152-1056 ttl.] nhà Chu, từ thời Công Lưu đến nay, tích chứa nhân hiếu giữa đời, làm đẹp cùng khắp song nước, nhân từ đến tận cỏ cây, đâu phải đợi lời dạy của tiên nhân Xích Tinh Tử chăng ?).”
(佛祖通載, Bussotsūsai): Phật Tổ Lịch Đại Thông Tải (佛祖歷代通載, Bussorekidaitsūsai) ở trên.
(釋氏稽古略, Shakushikeikoryaku): 4 quyển, do Giác Ngạn Bảo Châu (覺岸寳洲) nhà Tống biên, san hành vào năm thứ 23 (1544) niên hiệu Gia Tĩnh (嘉靖) nhà Minh. Là bộ sử truyền ký do vị Thiền tăng Giác Ngạn ở Ngô Hưng (呉興) thâu lục, đây cũng là sử thư biên niên giống như Phật Tổ Lịch Đại Thông Tải (佛祖歷代通載). Với trung tâm là cương quy của các triều đại Trung Quốc, tác phẩm này thuật rõ sự tích của vườn Thiền, bao trùm các sự thật lịch sử trong ngoài Tam Giáo. Vào năm thứ 14 (1354) niên hiệu Chí Chánh (至正), nó được tái biên, và sau đó được san hành vào các năm thứ 11 (1638) niên hiệu Sùng Trinh (崇貞), thứ 12 (1886) niên hiệu Quang Tự (光緒), thứ 3 (1663) niên hiệu Khoan Vĩnh (寬永), v.v.
(通載, Tsūsai): xem Phật Tổ Lịch Đại Thông Tải (佛祖歷代通載, Bussorekidaitsūsai) ở trên.
(智炬, Chikyo, ?-?): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, còn gọi là Huệ Cự (慧炬、惠炬), tác giả của Bảo Lâm Truyện (寳林傳). Căn cứ vào Cương Mục Chỉ Yếu Lục (綱目指要錄) quyển 8 của Đại Tạng Kinh, Phật Tổ Lịch Đại Thông Tải (佛祖歷代通載) quyển 10, trong khoảng thời gian niên hiệu Trinh Nguyên (貞元) nhà Đường, Sa Môn Huệ Cự ở Kim Lăng (金陵) cùng với Thắng Trì Tam Tạng (勝持三藏) của Tây Thiên đã soạn Bảo Lâm Truyện 1 quyển tại Bảo Lâm Sơn (寳林山), Tào Khê (曹溪), Thiều Châu (韶州). Trong bản Bảo Lâm Truyện hiện tồn có đề câu: “Châu Lăng Sa Môn Trí Cự Tập (朱陵沙門智炬集, Sa Môn Trí Cự ở Châu Lăng thâu tập)”. Ngoài ra, hành trạng cũng như năm sinh và mất của ông đều không rõ.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập