Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác.
Kinh Đại Bát Niết-bàn
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp.
(Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra.
(It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Phật Quang Tổ Nguyên
KẾT QUẢ TRA TỪ
Phật Quang Tổ Nguyên:
(佛光祖元, Bukkō Sogen, 1226-1286): vị Thiền tăng của Phái Dương Kì và Phá Am thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, vị tổ khai sơn Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji) ở vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), vị tổ của Phái Phật Quang (佛光派), tự là Tử Nguyên (子元), hiệu Vô Học (無學), người Phủ Khánh Nguyên (慶元府, thuộc Tỉnh Triết Giang ngày nay), họ là Hứa (滸). Theo lời chỉ thị của anh là Trọng Cử Hoài Đức (仲擧懷德), ông đến tham bái Bắc Nhàn Cư Giản (北礀居簡) ở Tịnh Từ Tự (淨慈寺), Hàng Châu (杭州, thuộc Tỉnh Triết Giang) và xuất gia theo vị nầy. Sau đó, ông đến làm môn hạ của Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範) ở Kính Sơn (徑山), được vị nầy ấn khả cho và kế thừa dòng pháp. Sau khi thầy ông qua đời, ông lại đến tham yết một số danh tăng khác như Thạch Khê Tâm Nguyệt (石溪心月) ở Linh Ẩn Tự (靈隱寺), Yển Khê Quảng Văn (偃溪廣聞) ở Dục Vương Sơn (育王山), Hư Đường Trí Ngu (虛堂智愚), v.v. Sau đó, ông trở về quê cũ, theo làm môn đệ của Vật Sơ Đại Quán (物初大觀) ở Đại Từ Tự (大慈寺) mà tu hành tọa Thiền suốt hai năm ròng. Về sau, thể theo lời thỉnh cầu của vị ấp chủ La Quý Trang (羅季莊), ông đến trú tại Bạch Vân Am (白雲庵) ở Đông Hồ (東湖). Khi ấy ông 37 tuổi, ông sống nơi đây trong vòng 7 năm, rồi sau khi thân mẫu ông qua đời, ông đến phụ giúp với pháp huynh Thối Canh Hành Dũng (退耕行勇) ở Linh Ẩn Tự. Kế tiếp ông lại được Đại Truyền Cống Thu Hác (大傳賈秋壑) cung thỉnh đến trú tại Chơn Như Tự (眞如寺), vùng Đài Châu (台州, thuộc Tỉnh Triết Giang ngày nay) trong vòng 7 năm. Đến năm đầu (1275) niên hiệu Đức Hựu (德祐), để lánh nạn đao binh của quân nhà Nguyên, ông đến trú tại Năng Nhân Tự (能仁寺) vùng Ôn Châu (溫州, thuộc Tỉnh Triết Giang ngày nay). Sau đó, ông lại trở về Tứ Vương Sơn (四王山), đến tham viếng pháp huynh ở Thiên Đồng Sơn (天童山) là Hoàn Khê Duy Nhất (環溪惟一), dừng chân lưu lại đây và thuyết giáo cho đại chúng. Đến năm thứ 2 (1279) niên hiệu Hoằng An (弘安), nhân việc Tướng Quân Bắc Điều Thời Tông (北條時宗, Hōjō Tokimune) triệu thỉnh những vị Thiền tăng cao đức sang Nhật làm trú trì Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji) ở vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), Tổ Nguyên được suy cử, nên vào tháng 5 cùng năm nầy ông rời khỏi Thái Bạch Sơn (太白山), rồi ngày 30 tháng 6 thì đến Thái Tể Phủ (太宰府), và tháng 8 thì đến Liêm Thương. Khi ấy Thời Tông nghênh đón ông rất trọng thể, và cử ông làm trú trì Kiến Trường Tự sau khi Lan Khê Đạo Long (蘭溪道隆) qua đời. Vào mùa đông năm 1282, Thời Tông kiến lập nên Viên Giác Tự, rồi thỉnh Tổ Nguyên đến làm tổ khai sơn chùa nầy. Về sau, ông kiêm quản cả hai chùa Kiến Trường và Viên Giác, bố giáo Thiền phong khắp vùng Liêm Thương, và trong vòng 8 năm lưu trú tại Nhật, ông đã xác lập cơ sở Lâm Tế Tông Nhật Bản. Vào tháng 8 năm thứ 9 niên hiệu Hoằng An (弘安), ông phát bệnh, và đến ngày mồng 3 tháng 9 thì viên tịch, hưởng thọ 61 tuổi đời, 49 pháp lạp. Ông được ban thụy hiệu là Phật Quang Quốc Sư (佛光國師) và hiệu là Viên Mãn Thường Chiếu Quốc Sư (圓滿常照國師). Bộ Phật Quang Quốc Sư Ngữ Lục (佛光國師語錄) của ông gồm 10 quyển hiện còn lưu hành.
Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng
Bắc Điều Thời Tông
(北條時宗, Hōjō Tokimune, 1251-1284): người chấp chưởng quyền chính Mạc Phủ Liêm Thương, thông xưng là Tương Mô Thái Lang (相模太郎), con của Thời Lại (時賴, Tokiyori). Năm 1274, ông đánh lui bọn thảo khấu nhà Nguyên và dựng đê phòng ở vùng Bắc Cửu Châu (北九州, Kitakyūshū). Chính ông là người kiến lập ra Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji) và mời Phật Quang Tổ Nguyên (佛光祖元, Bukkō Sogen) từ nhà Tống sang làm vị tổ khai sơn chùa này.
Kiến Trường Tự
(建長寺, Kenchō-ji): ngôi chùa trung tâm của Phái Kiến Trường Tự thuộc Lâm Tế Tông, hiện tọa lạc tại số 8 Yamanouchi (山之內), Kamakura-shi (鎌倉市), Kanagawa-ken (神奈川縣); tên núi là Cự Phước Sơn (巨福山), tên chính thức của chùa là Cự Phước Sơn Kiến Trường Hưng Quốc Thiền Tự (巨福山建長興國禪寺). Tượng thờ chính là Diên Mạng Địa Tạng (延命地藏). Chùa được Tướng Quân Bắc Điều Thời Lại (北條時賴, Hōjō Tokiyori) xây dựng vào năm 1253 (Kiến Trường 5) để cho Đại Giác Thiền Sư (大覺禪師, tức Lan Khê Đạo Long [蘭溪道隆, Ranke Dōryū]) từ bên nhà Nam Tống Trung Quốc sang trú trì. Tên chùa được lấy theo niên hiệu năm ấy là Kiến Trường (建長), và Thiền Sư trở thành Tổ khai sơn đầu tiên của chùa. Mối quan hệ của Thời Lại với Đại Giác Thiền Sư cũng giống như mối thâm giao giữa Bắc Điều Thời Tông (北條時宗, Hōjō Tokimune) với Phật Quang Quốc Sư (佛光國師, tức Phật Quang Tổ Nguyên [佛光祖元, Bukkō Sogen]). Sau khi Thời Lại qua đời, Đại Giác Thiền Sư mất đi thế chủ đạo, rồi bị lưu đày đến một tiểu quốc xa xôi. Ông có viết bộ Tọa Thiền Luận (坐禪論), truyền bá Thiền Lâm Tế chính thống của Trung Quốc cho hàng võ sĩ cũng như dân chúng Liêm Thương, và đến 66 tuổi thì qua đời. Từ đó về sau, Kiến Trường Tự cũng đã trãi qua biết bao phen thạnh suy; song cũng có rất nhiều cao tăng từ Trung Quốc sang, cọng thêm những du học tăng từ bên Trung Quốc trở về, đều có đến lưu trú tại đây; nên chùa trở thành nguồn gốc của Thiền Tông Nhật Bản, và đứng đầu trong 5 ngôi chùa lớn vùng Liêm Thương. Chùa đã từng gặp mấy lần hỏa tai, quần thể kiến trúc hiện tại của chùa gồm Sơn Môn, Điện Phật, Đường Môn (唐門), Pháp Đường (法堂), Tây Lai Trung Môn (西來中門), Chiêu Đường (昭堂, tức Lễ Đường [禮堂]), Khai Sơn Đường (開山堂), Phương Trượng (方丈), Thiền Đường (禪堂), v.v. Trong khuôn viên chùa có Tháp Khai Sơn, mộ của Đại Ứng Quốc Sư (大應國師), mộ Hoàng Tử Hậu Tha Nga Viện (後嵯峨院), mộ Phật Đăng Quốc Sư (佛燈國師), v.v.
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Sen búp dâng đời
Giải thích Kinh Địa Tạng
Sống thiền
Người chết đi về đâu
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.217.1 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...