Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Phật Nhật Khế Tung »»
(輔敎編, Hokyōhen): trước tác của Phật Nhật Khế Tung (佛日契嵩), gồm 3 quyển, được thâu lục vào trong Đàm Tân Văn Tập (鐔津文集). Quyển thượng có phần Nguyên Giáo (原敎), Khuyến Thư (勸書); quyển trung có Quảng Nguyên Giáo (廣原敎) và quyển hạ có Hiếu Luận (孝論), Đàn Kinh Tán (壇經賛) và Chơn Đế Vô Thánh Luận (眞帝無聖論). Nó thuyết về sự nhất trí xưa nay về Ngũ Giới Thập Thiện của Phật Giáo với Ngũ Thường của Nho Giáo; Nho thì trị đời còn Phật thì trị tâm và nhờ có trị tâm mới làm cho việc trị thế được hoàn thành. Hơn nữa, tác phẩm này còn chủ trương rằng với vấn đề ba đời quá khứ, hiện tại và tương lai, Phật Giáo hơn hẳn Nho Giáo; mặt khác chính nhờ các vị vương thần mà Phật Giáo tồn tại, cho nên Phật Giáo thể hiện tư thế khẳng định toàn diện đối với quyền lực quốc gia. Vào năm 1061, bộ này được trình lên cho vua Nhân Tông (仁宗), được nhóm Âu Dương Tu (歐陽脩) khen ngợi, rồi năm sau bản Truyền Pháp Chánh Tông Ký (傳法正宗記) cũng được chấp nhận đưa vào kinh tạng, và Khế Tung được ban cho hiệu là Minh Giáo Đại Sư (明敎大師). Bộ này được lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc cũng như Nhật Bản, và thỉnh thoảng được khai bản ấn hành. Đặc biệt, phần Nguyên Giáo và Hiếu Luận có ảnh hưởng rất lớn. Chính Trầm Sĩ Vinh (沉士榮) nhà Minh sau này đã kế thừa tư tưởng của Nguyên Giáo để viết ra cuốn Tục Nguyên Giáo Luận (續原敎論, Zokugenkyōron, năm 1385); còn ảnh hưởng của Hiếu Luận thì có thể tìm thấy ở Trung Phong Minh Bổn (中峰明本, 1263-1323) và Hàm Sơn Đức Thanh (憨山德清, 1546-1623) nhà Nguyên. Còn tại Nhật Bản thì Hiếu Luận cũng được lưu truyền rộng rãi đến nổi người ta đã cho in riêng phần này thành một bản. Ngoài ra ta có thể tìm thấy chủ trương giống như tác phẩm này qua cuốn Nhàn Cư Biên (閑居編, năm 1016) của vị tăng Thiên Thai Tông là Cô Sơn Trí Viên (孤山智圓).
(傳法正宗記, Denbōshōshūki): 12 quyển, trước tác của Phật Nhật Khế Tung (佛日契嵩) nhà Tống, san hành vào năm đầu (1064) niên hiệu Trị Bình (治平), là bộ sách sử truyện của Thiền Tông tiếp theo Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄) và Thiên Thánh Quảng Đăng Lục (天聖廣燈錄). Tác phẩm này luận rõ ngọn đèn truyền thừa từ 7 vị Phật trong quá khứ cho đến 6 vị Tổ Đông Độ, lấy căn cứ từ Xuất Tam Tạng Ký Tập (出三藏記集), Bảo Lâm Truyện (寳林傳), v.v., để phản bác lại các thuyết về lược truyện của chư vị Thiền sư từ sau thời Huệ Năng (慧能) trở đi trong Phú Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện (付法藏因緣傳), Tục Cao Tăng Truyện (續高僧傳), Tống Cao Tăng Truyện (宋高僧傳), v.v. Vào năm thứ 6 (1061) niên hiệu Gia Hựu (嘉祐), khi tác phẩm này hoàn thành, Khế Tung đã trình thư dâng lên vua Nhân Tông; đến tháng 3 năm sau thì được cho nhập vào Đại Tạng Kinh cùng với Phụ Giáo Biên (輔敎編). Nhân đó, ông được nhà vua ban tặng cho Tử Y và hiệu là Minh Giáo Đại Sư (明敎大師).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập