Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Sùng Ninh Thanh Quy »»
(禪苑清規, Zennenshingi): 10 quyển, do Tông Trách (宗賾, ?-?) ở Trường Lô (長蘆) soạn, bản san hành đề năm thứ 2 (1103) niên hiệu Sùng Ninh (崇寧). Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海, 749-814) lần đầu tiên chế ra quy cũ Thiền môn qua bộ Bách Trượng Thanh Quy (百丈清規), nhưng bộ này bị tán thất và đến thời Huy Tông (徽宗, tại vị 1100-1125) nhà Tống thì không còn thấy bóng dáng nó nữa. Thấy vậy, Tông Trách rất cảm hoài, nên mới đi tìm lại những dấu vết về cách thức hành pháp vốn hiện tại đang còn hành trì tại các ngôi chùa xưa lúc bấy giờ, rồi ông biên tập lại thành bản quy định về quy cũ Thiền môn. Vì bản này được hình thành vào năm thứ 2 niên hiệu Sùng Ninh nhà Tống, nên còn được gọi là Sùng Ninh Thanh Quy (崇寧清規). Trong các bản Thanh Quy hiện tồn thì đây được xem như là bản xưa nhất, có thể giúp chúng ta hồi tưởng lại những quy cũ ngày xưa thời Bách Trượng như thế nào, và trở thành bản chuẩn cứ cho các bản Thanh Quy sau này ra đời. Bản này giải thích rất rõ từng chi tiết về hành vi của vị Thiền tăng, các chức vụ, cũng như tác pháp oai nghi tế hạnh hằng ngày. Trong đó còn có những đoạn văn như Quy Kính Văn (龜敬文), Tọa Thiền Nghi (坐禪儀), Tự Cảnh Văn (自警文), v.v. Vào năm thứ 2 (1202) niên hiệu Gia Thái (嘉泰), Ngu Tường (虞翔) cho tái san hành; đến năm thứ 2 (1254) niên hiệu Bảo Hựu (寶祐), Bản Cao Lệ (高麗本, Triều Tiên) bắt đầu xuất hiện. Tại Nhật Bản, có Bản Ngũ Sơn (五山本) được san hành dưới thời Nam Bắc Triều (1336-1392), bản ghi năm thứ 6 (1709) niên hiệu Bảo Vĩnh (寶永), bản ghi năm thứ 8 (1796) niên hiệu Khoan Chính (寛政); và tả bản của Kim Trạch Văn Khố (金澤文庫, Kanazawa-bunko) thuộc giữa thời Liêm Thương (鎌倉, Kamakura, 1185-1333).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.65 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập