Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Si Tuyệt Đạo Xung »»
(環溪惟一, Kankei Iichi, 1202-1281): vị tăng của Phái Dương Kì thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Hoàn Khê (環溪), xuất thân vùng Ngu Trì (愚池), Tư Châu (資州, Tỉnh Tứ Xuyên), họ là Cổ (賈). Lúc nhỏ ông theo tham học với Giác Khai (覺開) ở Phạn Nghiệp Tự (梵業寺) trong làng. Năm lên 12 tuổi, ông vấn đáp với Trương Hưởng Tuyền (張享泉), rồi sau đó xuống tóc xuất gia. Năm 22 tuổi, ông thọ Cụ Túc giới ở Cam Lồ Tự (甘露寺) trên Thành Đô (城都, Tỉnh Tứ Xuyên). Sau đó, ông đi tham vấn khắp nơi, cuối cùng đến học với Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範) ở Dục Vương Sơn (育王山); khi Sư Phạm chuyển đến Kính Sơn (徑山) thì ông theo hầu thầy. Ngoài ra, ông còn tham học với Si Tuyệt Đạo Xung (癡絕道沖) ở Kim Lăng (金陵, Tỉnh Giang Tô), nhưng 2 năm sau thì trở về lại Kính Sơn và kế thừa dòng pháp của Sư Phạm. Vào năm thứ 6 (1246) niên hiệu Thuần Hựu (淳祐), ông bắt đầu khai mở đạo tràng tuyên dương giáo pháp tại Thoại Nham Tự (瑞巖寺) thuộc Phủ Kiến Ninh (建寧府, Tỉnh Phúc Kiến). Về sau, ông còn sống qua một số nơi khác như Huệ Lực Tự (慧力寺) ở Lâm Giang Quân (臨江軍, Tỉnh Giang Tây), Bảo Phong Tự (寳峰寺) và Hoàng Long Sơn Sùng Ân Tự (黃龍山崇恩寺) ở Lặc Đàm (泐潭) thuộc Phủ Giáng Hưng (降興府, Tỉnh Giang Tây), Tư Thánh Tự (資聖寺) ở Kiến Xương Quân (建昌軍, Tỉnh Giang Tây), Báo Ân Quang Hiếu Tự (報恩光孝寺) ở Hoàng Bá Sơn (黃檗山) thuộc Thoại Châu (瑞州, Tỉnh Giang Tây), Thái Bình Hưng Quốc Tự (太平興國寺) ở Ngưỡng Sơn (仰山) thuộc Viên Châu (袁州, Tỉnh Giang Tây), Tuyết Phong Sơn Tư Thánh Tự (雪峰山資聖寺) ở Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), và Thiên Đồng Sơn Cảnh Đức Tự (天童山景德寺) ở Phủ Khánh Nguyên (慶元府, Tỉnh Triết Giang). Vào ngày mồng 4 tháng 9 năm thứ 18 niên hiệu Chí Nguyên (至元), ông thị tịch, hưởng thọ 80 tuổi đời và 60 hạ lạp. Trước tác của ông có Hoàn Khê Duy Nhất Thiền Sư Ngữ Lục (環溪惟一禪師語錄) 2 quyển.
(蘭溪道隆, Ranke Dōryū, 1213-1278): vị tăng của Phái Dương Kì và Phái Tùng Nguyên thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, vị tổ của Phái Đại Giác thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, hiệu là Lan Khê (蘭溪), xuất thân người Phù Giang (涪江), Tây Thục (西蜀, Tỉnh Tứ Xuyên), họ là Nhiễm (冉). Năm 13 tuổi, ông đến xuất gia ở Đại Từ Tự (大慈寺) vùng Thành Đô (成都), sau đến tham học với Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範), Si Tuyệt Đạo Xung (癡絕道冲), Bắc Nhàn Cư Giản (北礀居簡), và cuối cùng kế thừa dòng pháp của Vô Minh Huệ Tánh (無明慧性). Vào năm thứ 4 (1246) niên hiệu Khoan Nguyên (寬元), ông cùng với nhóm đệ tử Nghĩa Ông Thiệu Nhân (義翁紹仁), Long Giang Ứng Tuyên (龍江應宣) đến Thái Tể Phủ ở vùng Cửu Châu (九州, Kyūshū) Nhật Bản, được Tướng Quân Bắc Điều Thời Tông (北條時宗, Hōjō Tokimune) quy y theo, và trú tại Thường Lạc Tự (常樂寺, Jōraku-ji). Vào năm thứ 5 (1253) niên hiệu Kiến Trường (建長), ông đến làm tổ khai sơn Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji). Thể theo sắc mệnh, vào năm thứ 2 (1265) niên hiệu Văn Vĩnh (文永), ông chuyển đến trú trì Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji) ở kinh đô Kyoto, nhưng sau ba năm ông lại quay trở về Kiến Trường Tự, rồi làm tổ khai sơn của Thiền Hưng Tự (禪興寺, Zenkō-ji). Chính ông là người đã tạo nên cơ sở vững chắc cho Thiền Tông ở vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura). Sau ông bị lưu đày đến vùng Giáp Phỉ (甲斐, Kai, thuộc Yamanashi-ken [山梨縣]), rồi được tha tội, và đến sống ở Thọ Phước Tự (壽福寺). Vào năm đầu (1278) niên hiệu Hoằng An (弘安), ông trở về Kiến Trường Tự, và vào ngày 24 tháng 7 cùng năm đó, ông thị tịch, hưởng thọ 66 tuổi. Quy Sơn Thượng Hoàng (龜山上皇, Kameyama Jōkō) ban tặng ông thụy hiệu là Đại Giác Thiền Sư (大覺禪師), hiệu là Nhật Bản Thiền Sư (日本禪師); đây cũng được xem như là tước hiệu Thiền Sư đầu tiên của Nhật Bản. Ông có để lại Đại Giác Thiền Sư Ngữ Lục (大覺禪師 語錄) 3 quyển.
(兀庵普寧, Gotsuan Funei, ?-1276): vị tăng của phái Phá Am và Dương Kì thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc,xuất thân xứ Thục (蜀, thuộc Tỉnh Tứ Xuyên ngày nay), hiệu là Ngột Am (兀庵). Ông xuất gia hồi nhỏ, rồi đến tham vấn các vị lão túc khắp nơi và sau khi nghe Si Tuyệt Đạo Xung (癡絕道冲) giảng thuyết thì khai ngộ, nên cuối cùng ông lên Dục Vương Sơn (育王山) tham yết Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範), đắc được yếu chỉ và kế thừa dòng pháp của vị này. Ông trú tại Linh Nham Tự (靈巖寺) thuộc Tượng Sơn (象山), nhưng vì quân Mông Cổ xâm nhập đến, nên năm 1260 ông qua Nhật lánh nạn. Ông dừng chân trú tại Thánh Phước Tự (聖福寺, Shōfuku-ji), Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji), rồi trở thành vị tổ thứ 2 của Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji) và bắt đầu chỉnh bị Thiền quy, nhưng đến năm 1265 ông trở về lại Trung Hoa. Sau đó, ông đã từng sống qua các chùa như Song Lâm Tự (雙林寺) ở Vụ Châu (婺州, thuộc Tỉnh Triết Giang ngày nay), Giang Tâm Long Tường Tự (江心龍翔寺) ở Ôn Châu (溫州, thuộc Tỉnh Triết Giang ngày nay); và cuối cùng vào ngày 24 tháng 11 năm 1276, ông thị tịch ở chùa này. Ông được ban thụy hiệu là Tông Giác Thiền Sư (宗覺禪師). Trước tác của ông có Ngột Am Ninh Hòa Thượng Ngữ Lục (兀庵寧和尚語錄), 1 quyển.
(雲峰妙高, Umpō Myōkō, 1219-1293): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, xuất thân Trường Lạc (長樂), Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), hiệu là Vân Phong (雲峰). Ông đã từng đến tham học với Si Tuyệt Đạo Xung (癡絕道沖) cũng như Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範), sau đến tham yết Yển Khê Quảng Văn (偃溪廣聞) ở A Dục Vương Sơn (阿育王山) và kế thừa dòng pháp của vị này. Kế đến ông khai đường giáo hóa ở Đại Lô Tự (大蘆寺), sau ông chuyển đến Kính Sơn (徑山) vào năm thứ 17 (1280) niên hiệu Chí Nguyên (至元) đời vua Thế Tổ. Ông than phiền có người phỉ báng Thiền Tông, bèn tập trung môn đồ các tông phái đến trước mặt Hoàng Đế và giảng về tông yếu của Thiền. Vào ngày 17 tháng 6 năm thứ 30 niên hiệu Chí Nguyên, ông thị tịch ở độ tuổi 75.
(圓爾辨圓, Enni Benen, 1202-1280): vị Tăng của Phái Dương Kì và Phái Phá Am thuộc Lâm Tế Tông, sống vào khoảng giữa thời đại Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), Tổ khai sáng ra Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji), vị Tổ của Phái Thánh Nhất (聖一派), người vùng Tuấn Hà (駿河, Suruga, thuộc Shizuoka-ken), trước kia có tên là Viên Nhĩ Phòng (圓爾房), sau là Viên Nhĩ (圓爾), còn Biện Viên (辨圓) là tên riêng, nhụ Thánh Nhất Quốc Sư (聖一國師). Lúc 5 tuổi ông nương theo Nghiêu Biện (堯辨) ở Cửu Năng Sơn (久能山) tu tập, đến 8 tuổi thì học Thiên Thai giáo học, và 15 tuổi thì tham dự diễn giảng về Thiên Thai Chỉ Quán (天台止觀). Nhân lúc giảng sư giảng đến đoạn "cố Tứ Đế ngoại biệt lập pháp tánh" (故四諦外別立法性, vì vậy ngoài Tứ Đế có lập riêng pháp tánh) thì bỗng nhiên bị ngưng trệ, ông bèn bước lên giảng tòa giải thích nghĩa lý đoạn văn đó. Đến năm 18 tuổi, ông xuống tóc xuất gia ở Viên Thành Tự (圓城寺) và đăng đàn thọ giới ở Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji). Về sau, ông đến Trường Lạc Tự (長樂寺, Chōraku-ji) ở Thượng Dã (上野, Ueno, thuộc Gunma-ken [群馬縣]), theo học với Vinh Triêu (榮朝) và thông cả Tam Tạng giáo điển. Vào năm đầu (1235) niên hiệu Gia Trinh (嘉禎), ông sang nhà Tống cầu pháp. Sau khi tham bái một số danh tăng như Si Tuyệt Đạo Xung (癡絕道沖), Tiếu Ông Diệu Kham (笑翁妙堪), Thạch Điền Pháp Huân (石田法薰), v.v., ông đến tham yết Vô Chuẩn Sư Phạm (無準師範) ở Kính Sơn (徑山) và được kế thừa y bát của vị này. Đến năm thứ 2 (1241) niên hiệu Nhân Trị (仁治), ông trở về nước và bắt đầu tuyên xướng Phật Tâm Tông ở hai chùa Sùng Phước Tự (崇福寺) và Thừa Thiên Tự (承天寺) ở vùng Trúc Tiền (筑前, Chikuzen, thuộc Fukuoka-ken [福岡縣]). Nhưng chẳng bao lâu sau, ông được Cửu Điều Đạo Gia (九條道家, Kujō Michiie) mời lên kinh đô thuyết giảng Thiền yếu, và vào năm đầu (1243) niên hiệu Khoan Nguyên (寬元) ông được Đạo Gia ban cho hiệu là Thánh Nhất Hòa Thượng (聖一和尚). Bên cạnh đó, ông còn quy y cho Tướng Quân Bắc Điều Thời Lại (北條時頼, Hōjō Tokiyori) ở Quy Cốc Sơn (龜谷山) vùng Tương Mô (相模, Sagami, thuộc Kanagawa-ken [神奈川縣]). Đến tháng 6 năm 1255, ông tiến hành lễ lạc thành và khai đường Đông Phước Tự (東福寺) do Đạo Gia kiến lập nên. Ông được Hậu Tha Nga Thiên Hoàng (後嵯峨天皇, Gosaga Tennō) mời vào cung thuyết giảng pháp yếu, và trùng tu các chùa như Thọ Phước Tự (壽福寺), Kiến Nhân Tự (建仁寺), v.v. Vào ngày 17 tháng 10 năm thứ 3 niên hiệu Hoằng An (弘安), ông thị tịch, hưởng thọ 97 tuổi. Ông được ban các thụy hiệu như Thánh Nhất Quốc Sư (聖一國師) vào năm thứ đầu (1311) niên hiệu Ứng Trường (應長), Đại Bảo Giám Quảng Chiếu Quốc Sư (大寳鑑廣照國師) vào năm thứ 9 (1780) niên hiệu An Vĩnh (安永), và Thần Quang Quốc Sư (神光國師) vào năm thứ 5 (1930) niên hiệu Chiêu Hòa (昭和). Môn hạ của ông có một số nhân vật xuất chúng như Đông Sơn Trạm Chiếu (東山湛照), Bạch Vân Huệ Hiểu (白雲慧曉), Vô Quan Phổ Môn (無關普門), Nam Sơn Sĩ Vân (南山士雲), v.v. Ông có để lại cho hậu thế các trước tác như Thánh Nhất Quốc Sư Ngữ Lục (聖一國師語錄) 1 quyển, Thánh Nhất Quốc Sư Pháp Ngữ (聖一國師法語) 1 quyển.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 216.73.216.230 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập